Lịch sử hình thành và phát triển MB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 47)

2.1.1 Giới thiệu chung về MB.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chính thức được thành lập vào ngày

04/11/1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải qua 18 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng đầu Việt Nam) và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được

NHNN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNN ban hành và luôn nhận được nhiều

giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng....

Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB đạt 10.000 tỷ đồng (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 32 ngày 03/10/2012), MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với 01 Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại

Campuchia, 194 Chi nhánh và các điểm giao dịch tại 30 tỉnh và thành phố trên cả nước

với hơn 4.997 cán bộ nhân viên đang làm việc tại MB (tính cả các cơng ty con là hơn 5.548 cán bộ nhân viên).

MB hiện nay đã có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ

các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những NHTMCP trong nước

11Bản báo cáo bạch Ngân hàng TMCP Quân Đội, Tháng 11/2012, website: http://www.mbbank.com.vn

có quy mơ lớn (tính đến thời điểm 30/09/2012 qui mơ tổng tài sản MB đạt 147.299 tỷ đồng).

2.1.2 Một số kết quả đạt được của MB

Vị thế của MB trong ngành ngân hàng: Suốt 18 năm xây dựng và phát triển, MB

là một trong số rất ít NHTM có sự tăng trưởng tồn diện, lợi nhuận năm sau ln cao hơn năm trước, đảm bảo tốt quyền lợi cho các cổ đông. Kể cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997 - 1999, 2008 - 2009, 2010 – 2011, MB vẫn phát triển ổn định đảm bảo chia cổ tức hàng năm từ 16% trở lên. Đặc biệt, sau 4 năm khủng hoảng 2008 - 2011, với mục tiêu và giải pháp phù hợp, chủ động, thích ứng với sự thay đổi, MB đã có mức tăng trưởng cao về quy mơ ở hầu hết các chỉ số (tổng tài sản, vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận…): năm 2009 tăng 2 lần so với năm 2007, năm 2010 tăng 2 lần so với năm 2008. Vì vậy, MB được đánh giá là một trong những NHTMCP hàng đầu trong một số mảng thị trường đã lựa chọn và liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A. Đặc biệt trong năm 2012, MB là NHTM CP duy nhất đựợc Chính phủ tao tăng danh hiệu cao quý

Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua 2011”của ngành ngân hàng.

Về tổng tài sản: MB nằm trong nhóm các NH TMCP có quy mơ tài sản lớn với

tổng tài sản đạt 147.299 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngối (tính đến 30/09/2012).

Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của MB (xếp thứ 4) thuộc nhóm các NH TMCP có

vốn điều lệ lớn trên 7.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của MB gần 10.000 tỷ đồng.

Về vốn huy động và hoạt động tín dụng: MB thuộc nhóm các NH TMCP có tổng huy động vốn từ thị trường 1 tốt nhất hiện nay, đạt 65.741 tỷ đồng (31/12/2010). Đặc biệt huy động từ thị trường 1 chiếm 73% tổng huy động vốn của MB góp phần tạo tính ổn định cao. Tổng huy động vốn đến 30/09/2012 là đạt 100.429 tỷ đồng.

Đồng thời MB cũng thuộc nhóm các NH TMCP có quy mơ tín dụng hợp lý, với tổng dư nợ tín dụng đến 30/09/2012 đạt xấp xỉ 65.000 tỷ đồng, tăng 9,73% so với năm 2011. Dư nợ của khách hàng tổ chức thường xuyên chiếm trên 80% tổng dư nợ của MB.

Về lợi nhuận: hiệu quả hoạt động của MB vẫn nằm trong TOP dẫn đầu thị trường, kết quả hoạt động kinh doanh trong 9 tháng năm 2012 lợi nhuận trước thuế của riêng hoạt động ngân hàng đạt 2.725 tỷ đồng, hoàn thành 83% kế hoạch năm và xấp xỉ bằng lợi nhuận cả năm 2011. Trong đó, một số chỉ tiêu đáng chú ý như thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cuối quý III/2012 tăng lần lượt 21% và 19,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi phí hoạt động phát sinh trong quý III/2012 giảm 29 tỷ đồng so với quý III/2011.

Mức độ an toàn vốn (CAR): Hệ số an toàn vốn của MB trong những năm qua ổn định và luôn đạt yêu cầu theo quy định của NHNN, thể hiện nguồn vốn tự có dự phịng ổn định và chắc chắn trước các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng. Hệ số CAR năm 2008 của MB là 12,35% cao hơn so với quy định của NHNN (8%); năm

2009 là 12% và 2010 là 11,6%, 2011 là 9,59% lớn hơn nhiều so với mức tối thiểu 9%

mà NHNN quy định.

Tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức thấp luôn dưới 2%, cụ thể trong hơn 3 năm từ 2008 –

Quí III/2012, tỷ lệ nợ xấu của MB lần lượt là 1.83%; 1.58% và 1.26%, năm 2011 là

1,59%, 30/09/2012 là 1,99%. MB luôn thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đầy

đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Nhìn chung, MB là một trong những ngân hàng thương mại tại Việt Nam duy trì được khả năng sinh lời và gia tăng giá trị cho cổ đông một cách bền vững dựa trên các cấu trúc tài chính cũng như cơ cấu thu nhập hợp lý.

Biểu đồ 2.1 So sánh qui mơ tín dụng và huy động vốn của một số NHTMCP

Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM tính đến 30/6/2012 (đơn vị: %).

Nguồn: VCBS

Biểu đồ 2.4: Mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 9T2012 của một số NHTMCP

2.2 Đôi nét về MB An Phú và Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – nay. 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển MB An Phú

Được thành lập vào ngày 05/04/2006 theo giấy phép kinh doanh số 411.302.1597 của Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM với nhân sự ban đầu là 15 người mang tên chi

nhánh Cát Lái. Hoạt động của chi nhánh giai đoạn này cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu

thốn, địa bàn hoạt động bị giới hạn trong phạm vi phục vụ khách hàng chủ lực vẫn là Cảng Cát Lái.

Ngày 28/11/2007 chi nhánh đổi tên thành chi nhánh An Phú, chuyển địa chỉ về tầng trệt khu cao ốc An Phú – An Khánh, thuộc Quận 2, TP.HCM. Kể từ đây, Chi nhánh đã có sự phát triển tương đối mạnh mẽ trong hoạt động của mình, và lần lượt mở rộng thêm mạng lưới phát triển bao gồm 03 phòng giao dịch Thủ Đức (Quận Thủ Đức, TP.HCM); Phòng giao dịch Cát Lái (Quận 2, TP.HCM); và Phòng giao dịch Bùi Thị

Xuân (Quận 1, HCM),với nhân sự tăng lên hơn 100 người.

Một số thành tích đạt được trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

- Năm 2008: Chi nhánh được biểu dương với thành tích đột phá trong kinh doanh.

- Năm 2010: Top 4 các chi nhánh hoạt động tốt Khu vực phía Nam

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của MB An Phú

P.KHCN P. KHDN GĐ CN P. Hỗ trợ P. QLTD hoặc BP.QLTD (*) PGĐ CN phụ trách KD bánlẻ PGĐ CN phụ trách vận hành P.DVKH BP. Kiểm soát Tuân thủ Khối Thẩm định kiểm soát nội bộKhối Kiểm tra

Cơ cấu tổ chức của MB An Phú hiện được tổ chức theo mơ hình tổ chức chi nhánh ngân hàng cộng đồng, nằm trong chiến lược cải tổ của MB giai đoạn 2012 – 2015. Theo

mơ hình này vai trị, trách nhiệm được phân bổ theo chức danh như sau:

Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm đạt được các mục tiêu hoạt động của chi nhánh; điều phối tổng thể chi nhánh; lãnh đạo trực tiếp kinh doanh khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng doanh nghiệp lớn; định hướng, quản trị nhân sự chi nhánh và cơng tác quản trị rủi ro tồn chi nhánh.

Phó giám đốc kinh doanh bán lẻ: trách nhiệm chủ yếu tham mưu, giúp việc cho

giám đốc chi nhánh; lãnh đạo trực tiếp kinh doanh khách hàng cá nhân; quản lý lực lượng bán hàng khách hàng cá nhân; quản lý trực tiếp một số các phòng giao dịch theo phân giao của giám đốc chi nhánh.

Phó giám đốc vận hành: trách nhiệm chủ yếu tham mưu, giúp việc cho giám đốc

chi nhánh; tổ chức triển khai các qui trình vận hành trong chi nhánh đảm bảo chất lượng

dịch vụ cung cấp cho khách hàng; quản lý lực lượng vận hành.

Trưởng bộ phận quản lý tín dụng: chịu trách nhiệm thực hiện các cơng việc phân

tích tín dụng tại chi nhánh; kiến nghị phê quyệt/không phê duyệt đối với hồ sơ vay; kiểm tra thanh tra hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, trong chiến lược cải tổ mơ hình tổ chức của MB giai đoạn 2012 – 2015, thì kể từ năm 2013 trở đi Bộ phận quản lý tín dụng sẽ chuyển 100% về Trung tâm thẩm định khu vực phía Nam.

Trưởng phịng hỗ trợ: phụ trách điều phối các hoạt động hỗ trợ kinh doanh của chi

nhánh; quản lý các nhân viên hỗ trợ (nghịêp vụ, kế toán, tài vế; hành chánh tổng hợp); kiểm soát và thanh tra các hoạt động hỗ trợ kinh doanh của chi nhánh.

Trưởng phòng dịch vụ khách hàng: điều phối các hoạt động đón tiếp/ tiếp nhận/ xử

lý các yêu cầu của khách hàng diễn ra tại sàn giao dịch; quản lý kiểm soát viên, giao dịch viên, thu ngân tại sàn giao dịch; kiểm soát và kiểm tra các hoạt động tác nghiệp với khách hàng tại sàn giao dịch.

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – T9.2012 2.2.3.1 Công tác huy động vốn

Nhìn chung tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng nhưng khơng đều và ổn định qua các năm. Mức huy động vốn từ 2008 trở về trước có sự tăng trưởng đột biến bình quân trên 200%/năm. Giai đoạn 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng giảm nhanh dần qua các năm lần lượt là 264%; 101%; 54% và 4%. Điều này được lý giải một phần là do chi nhánh mới thành lập từ năm 2006 với những khó khăn nội tại như biến động nhân sự cấp lãnh đạo chi nhánh; đội ngũ nhân viên bán hàng; thay đổi cách thức tổ chức và hoạt động vận hành theo qui trình tín dụng mới trong 2010…, mặc khác chi

nhánh chịu tác động chung từ những biến động kinh tế vĩ mơ trong và ngồi nước trong

thời gian qua, đặc biệc là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra năm 2008 và biến động xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, bình quân

63%/tổng nguồn huy động.Về mặt giá trị, từ 92 tỷ đồng huy động được năm 2007 tăng lên 1,085 tỷ đồng vào cuối năm 2011, đã cho thấy những nỗ lực to lớn của chi nhánh trong cơng tác huy động vốn thời buổi khó khăn, qua đó cũng khẳng định được niềm tin của khách hàng đối với một chi nhánh non trẻ. Với kết quả này, chi nhánh đã lọt vào

Top 4 chi các nhánh huy động tốt nhất của khu vực Phía Nam năm 2011.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn MB An Phú giai đoạn 2007 – tháng 9. 2012

Đơn vị tính : Tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 T9.2012 Dân cư 56 115 205 251 337 450 Tổ chức kinh tế 37 221 472 792 748 604 Tổng 92 336 677 1,043 1,085 1,054 Mức tăng trưởng 271% 264% 101% 54% 4% -

2.2.3.2 Cơng tác tín dụng

Giai đoạn 2007 – 2011 là giai đoạn đánh đấu một sự tăng trưởng rất ấn tượng trong hoạt động kinh doanh của MB An Phú, đặc biệt là cơng tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và liên tục, an tồn tín dụng được đảm bảo. Qui mơ tín dụng năm 2011 tăng gấp 19 lần so với năm 2007, từ 72,4 tỷ đồng dự nợ vay tăng lên 1.410 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn giai đoạn 2007 – 2011 là 127%/năm.

Về cơ cấu tín dụng, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ cho

vay, bình quân giai đoạn 2008 – 2011 là 67%, trong đó chủ yếu tài trợ dự án đầu tư cho

các khách hàng truyền thống hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển hàng không và kho bãi, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dầu khí vá hố dầu…

Xét theo phân loại nhóm khách hàng, dự nợ cho vay tập trung chủ yếu vào nhóm

khách hàng doanh nghiệp chiếm 91% tổng dư nợ vay (trong đó khách hàng doanh

nghiệp lớn chiếm trên 70% dư nợ vay doanh nghiệp ); còn lại là dư nợ khách hàng cá

nhân chiếm tỷ trọng khiêm tốn khoảng 9%, qui mơ dư nợ bình quân 2008 – 2011 chưa

tới 100 tỷ đồng.

Về mức độ kiểm sốt rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng giai đoạn 2007 – Tháng

9/2012, nhìn chung chi nhánh thực hiện tương tốt công tác quản trị rủi ro của mình thể

hiện qua chỉ tiêu nợ xấu ln duy trì ở mức thấp < 0,6%. Ngoại trừ năm 2011 hệ số nợ xấu có sự gia tăng đột biến ở mức 11,5%. Nguyên do trong năm này chi nhánh gặp rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp thép cũng như biến động lớn trong nhân sự ở cấp

lãnh đạo chi nhánh cũng như nhân viên thừa hành (vấn đề này sẽ được tìm hiểu rõ hơn

trong phần thực trạng cho vay dựa trên HTK và KPT của MB An Phú). (xem Bảng 2.2 tại phụ lục 4)

6.3 66.1 171.7 231.6 225.2 722.6 295.6 851.4 563.8 846.1 442.2 783.8 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2007 2008 2009 2010 2011 T9.2012

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung dài hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính MB An Phú

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ tín dụng của MB An Phú giai đoạn 2007- 2012 2.2.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng tốt hơn mặc dù hoạt động bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra từ hồi năm 2008 và kéo dài cho đến nay. Lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng từ năm 2007 đến 2011 với tốc độ tăng trưởng năm sau so năm trước lần lượt là

865% năm 2008 đạt 3,86 tỷ đồng; 151% năm 2009 đạt 9,67 tỷ đồng; 129% năm 2010

đạt 22,1 tỷ đồng và 11% năm 2011 đạt 24,66 tỷ đồng; riêng 9 tháng đầu năm 2012 số liệu báo cáo nội bộ của chi nhánh lợi nhuận trước thuế ướt đạt 21,92 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch đề ra. Lý giải cho sự thành cơng này bắt nguồn từ sự lớn mạnh trong chính

sách tăng trưởng và phát triển của chi nhánh trong thời gian qua như: mở rộng mạng

lưới các phòng giao dịch đáp ứng nhu cầu giao dịch khách hàng, gia tăng tài trợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa bên cạnh các khách hàng truyền thống trong chiến lược phát triển chung của ngân hàng mẹ.

Về Tổng tài sản, MB An Phú ln có sự biến thiên cùng nhịp với hoạt động huy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)