Xét ở khía cạnh cam kết tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 58)

2.3 Thực trạng cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanhnghiệp SME tại MB

2.3.2.1 Xét ở khía cạnh cam kết tín dụng

Dư cam kết tín dụng theo hạn mức cấp cho các khách hàng doanh nghiệp trong giai

đoạn 2009 – 2012 của chi nhánh ln chiếm tỷ trọng cao bình quân 96% tổng dư cam kết, từ 1.114,6 tỷ đồng năm 2009 lên 2.437,7 tỷ đồng đến thời điểm 30/09/2012. Trong đó, tỷ trọng là dư cam kết tín dụng cho đối tượng KHDN lớn (chính yếu tài trợ các dự

án đầu tư trung dài hạn)chiếm phần lớn nhưng theo xu hướng giảm dần trong thời gian qua lần lượt là 80% giai đoạn 2009-2010; và 60% tại thời điểm 30/9/2012 . Tỷ trọng dư cam kết tín dụng cho đối tượng doanh nghiệp SME có xu hướng tăng dần, từ 19,3% năm 2009 lên 34,6% năm 2011 và chiếm 40% vào cuối tháng 9 năm 2012. Riêng dư cam kết cho vay dựa trên HKT và KPT biến thiên theo chiều hướng tích cực từ chỗ cịn rất khiêm tốn ở mức 116 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư cam kết cho vay khách hàng doanh nghiệp, sau đó tăng trưởng nhanh dần trong các năm tiếp theo và đạt gần 974,3 tỷ đồng vào cuối Quí II/2012, chiếm 40% tổng dư cam kết, tăng gấp 6,64 lần so với năm 2009.

12Phòng Phát triển sản phẩm Doanh nghiệp (2009), Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Trong cam kết tín dụng dựa trên HTK và KPT, dư cam kết tín dụng dựa trên HTK có xu hướng giảm dần từ tuyệt đối 100% trong tổng dư cam kết HTK và KPT năm 2009 xuống còn 97% năm 2010, 33% cuối tháng 03/2010 và còn 22,5% vào tháng 09/2012; trong khi đó dư cam kết dựa trên KPT lại có xu hướng chiếm tỷ trọng cao từ 0% năm 2009, 2,8% năm 2010, 66,6% cuối tháng 03/2012 và đạt 77,5% vào cuối tháng 09/2012

(xem thêm Bảng 2.3 tại phụ lục 4)

Bảng 2.4 Dư cam kết tín dụng MB An Phú giai đoạn 2009 – tháng 9 năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2009 2010 T3/2012 T9/2012 Tổng dư cam kết tín dụng 1,165.80 1,451.9 2,336.4 2,538.1 Dư cam kết tín dụng KHCN 51.8 88.0 104.4 100.40 Dư cam kết tín dụng KHDN 1,114.0 1,363.9 2,232.0 2,437.7 *Đối tượng KHDN lớn 898.5 1,094.9 1,460.4 1,463.4

+ Tài trợ dựa án đầu tư trung dài hạn 898.5 1,094.9 1,460.4 1,463.4

* Đối tượng KHDN SME 116.1 269.0 771.6 974.3

+ Dư cam kết dựa trên HTK và KPT 116.1 149.8 771.6 974.3

+ Dư cam kết dựa trên tài sản khác 99.4 119.2 - -

Nguồn: Báo cáo tài chính MB An Phú

2.3.2.2 Xét ở khía cạnh tài sản đảm bảo cho cam kết tín dụng doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2009 – 2012, chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT bên cạnh các tài sản đảm bảo khác, và xem đây là một cơ hội mở rộng khách hàng, đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng góp phần gia tăng thu nhập

trưởng nhanh và rõ nét qua các năm: Năm 2009 con số này là 144 tỷ đồng chiếm 8% cơ cấu tổng tài sản đảm bảo cho các cam kết tín dụng doanh nghiệp; năm 2010 tương ứng là 215 tỷ đồng – 10%; và cuối tháng 9/2012 là 1.571 tỷ đồng – 42%, con số này vượt qua cả tỷ trọng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản và động sản khác như truyền thống trước đây tại hầu hết các NHTM. Đặc biệt hơn, chính trong bối cảnh kinh tế vĩ mơ nhất là tình hình thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, bằng việc thay đổi trong chiến lược phát triển hướng đến chuyên nghiệp hoá trong quản lý vốn lưu động và hợp tác toàn diện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay đổi trong mơ hình tổ chức phù hợp với tình hình mới và quản trị rủi ro mang tính tập trung, chính sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT đã góp phần mang lại thành

cơng cho MB An Phú như hiện nay cả về chất và lượng, cụ thể: năm 2008 phần lớn dư

nợ tập trung vào một số khách hàng truyền thống, cả doanh nghiệp lớn và nhỏ chưa tới 20 khách hàng, lợi nhuận ở mức thấp 3,86 tỷ đồng; đến nay qui mô khách hàng đã mở rộng gần 100 khách hàng doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên, tổng tài sản tăng gấp 3,5 lần; lợi nhuận tăng gấp 5,7 lần so với năm 2008; qui mô mạng lưới phong giao dịch mở rộng thêm 03 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.

Bảng 2.5 TSBĐ cho dư cam kết tín dụng doanh nghiệp MB An Phú giai đoạn 2009 – tháng 9 năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 03/2012 09.2012

TSBĐ cho dư cam kết tín dụng KHDN 1,711.6 2,172.0 3,616.6 3,706.0

+ Hàng tồn kho 143.5 207.9 352.0 304.8

+ Khoản phải thu - 6.8 1,015.9 1,266.2

+ Bất động sản 1,080.2 1,428.9 1,558.5 1,478.9

+ Động sản và tài sản khác 487.9 528.4 690.2 656.1

2.3.2.3 Theo mục đích sử dụng vốn vay

Với loại hình cho vay dựa trên HTK và KPT này, thì đại đa số các khách hàng

doanh nghiệp SME của của chi nhánh đi vay chủ yếu bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Bình quân dư nợ cho vay vốn lưu động đối khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh chiếm 35% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tình đến thời điểm 30/9/2012, chi nhánh đã cho vay ra tương đương 408 tỷ đồng qui đổi.

(xem thêm Bảng 2.6 tại phụ lục 4)

Bảng 2.7 Dư nợ cho vay doanh nghiệp MB An Phúgiai đoạn 2009 – T 9/2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 T9/2012

Dư nợ cho vay KHDN 875.3 1026.2 1305.9 1133.7

+ Dư nợ cho vay KHDN lớn 659.8 757.2 756.7 725.0

Tài trợ dự án đầu tư, TSCĐ 659.8 757.2 756.7 725.0

+ Dư nợ cho vay KHDN SME 215.5 269 549.2 408.7

Cho vay vốn lưu động: 215.5 269 549.2 408.7

a.Cho vay dựa trên HTK và KPT 116.1 149.80 549.2 408.7

b.Cho vay dựa trên tài sản khác 99.40 119.20 - -

Nguồn: Báo cáo tài chính MB An Phú

2.3.2.4 Theo đồng tiền nhận nợ

Dự nơ cho vay bằng VND vẫn chiếm ưu thế trong dự nợ cho vay vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp SME, bình quân khoảng 70%. Cho vay ngoại tệ có xu hướng ngày càng gia tăng chủ yếu phụ vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo phương thức thanh tốn L/C, D/P. Qui mơ dư nợ bằng ngoại tệ ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ ngoại tệ toàn chi nhánh. Sở dĩ hầu hết các doanh nghiệp vẫn ưa thích chọn VND vì lo ngại biến động tỷ giá mặc dù lãi suất cho vay ngoại tệ thường thấp hơn VND rất nhiều, thiếu hiểu biết hoặc chưa được ngân hàng tư vấn hoặc doanh nghiệp không chủ động tìm đến các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như: sản phẩm phái sinh trong ngoại tệ. (xem Bảng 2.6 tại phụ lục 4)

2.3.2.5 Xét theo ngành nghề tài trợ

Dự nợ cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME theo ngành nghề

của chi nhánh trong giai đoạn 2008 – T9/2012 có xu hướng mở rộng đa ngành hơn là tập trung vì mục tiêu phân tán để kiểm sốt rủi ro. Nếu như năm 2008 phần lớn dư nợ tập trung vào một nhóm ngành chính như sắt thép, Inox; Cơng nghệ thơng tin, thiết bị số nghe nhìn, thiết bị văn phịng; và chế biến thức ăn chăn ni với trên 95% dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp. Tính đến 30/09/2012, cơ cấu ngành nghề đa dạng hơn bên cạnh ngành truyền thống như hạt nhựa, dầu khí hố dầu, đánh bắt chế biến ni trồng thuỷ hải sản xuất khẩu, cao su, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến gỗ, dược phẩm.. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của chi nhánh rõ nét hơn kể từ sau 2010 đến nay

Bảng 2.8 Dư nợ vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME phân theo ngành nghề tại MB An Phú giai đoạn 2009 – tháng 9 năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 9/2012

Ngành nghề 215.5 269 549.2 408.7

Sắt thép, inox 125.86 142.34 153 16.6

CNTT, thiệt bị số, văn phòng 10 20 0 3.2

Chế biến thức ăn chăn nuôi 64.5 59.1 46 61.4

Hạt nhựa 2.55 0 15.5 18.9

Chế biến nuôi trồng thuỷ hải sản 37.4 54.3

Dầu khí, hố dầu 46.8 106.8

Gia vị 103

Cao su 61.2 48.9

Vật liệu xây dựng 27

Công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng 24

Ngành khác 12.59 47.56 86.3 47.6

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, MB An Phú

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu dư nợ vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME theo ngành nghề của MB An Phú tháng 9/2012

2.3.2.6 Xét về góc độ kiểm sốt rủi ro

Tiếp theo nội dung đã được đề cấp tại mục 2.2.3.1, chương 2. Về tổng thể, chi nhánh đã kiểm soát rủi ro rất tốt trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, điều này thể hiện chi tiêu nợ xấu luôn ở mức thấp < 0,6% tổng dư nợ cho vay

chi nhánh. Ngoại trừ năm 2011, chỉ tiêu này cao bất thường ở mức 11,5%. Trong năm

2011 nợ xấu xảy ra ở nhóm khách hàng cho vay dựa trên HTK và KPT của doanh nghiệp SME, hoạt động trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu sắt thép, inox với dư nợ xấu gần 150 tỷ đồng . Đây là nhóm ngành mà giai đoạn 2008 – 2011 ln chiếm dư nợ lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn của chi nhánh, giai đoạn này cũng chứng kiến sự thăng trầm của các doanh nghiệp thép nói chung. Sự ảm đạm trong thị trường tiêu thụ và thép liên tục rớt giá, chính sách lãi suất cao và tỷ giá biến động mạnh trong năm 200913, những hạn chế tiếp cận vốn ngân hàng do bất cập trong chính sách tín dụng của NHNN

13Nguyễn Đức Thành (2010), Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2010. Lựa chọn để tăng trưởng bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức, trang 133.

năm 2010 từ Thơng tư 13 và 1914 hay tự tìm đến phương kế vay nóng để duy trì hoạt

động15 …tất cả cộng hưởng đã đẩy doanh nghiệp rơi vào thế “Gục ngã trên đống tài

sản”16kéo theo những hệ luỵ xấu trong việc tuân thủ các cam kết với ngân hàng.

Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm chi nhánh có nhiều xáo trộn trong nhân sự cấp lãnh đạo chi nhánh, quản lý cấp trung tại Phòng Quan hệ khách hàng, nhân viên tại bộ phận kho quỹ và quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Hiện dư nợ xấu này đã được Ngân hàng mẹ MB đồng ý chuyển sang một công ty con của MB đó là Cơng ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản NH TMCP Quân Đội, viết tắt là MB AMC, quản lý và kiểm soát thu hồi nợ. Kết quả đến tháng 9/2012 chỉ số nợ xấu của chi nhánh thấp ở mức 0,55%.

0.03% 0.28% 0.05% 0.03% 11.50% 0.55% 2007 2008 2009 2010 2011 T9.2012 Nguồn: P. Thẩm định tín dụng MB An Phú

Biểu đồ 2.9 Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp SME tại MB An Phú 2007 - 2012

2.3.2.7 Xét về tỷ lệ tài trợ trong hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT17 :

Theo qui định trong qui trình cho vay sản phẩm dựa trên HTK và KPT của MB, tối đa

14Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

15D.Tuấn và cộng sự (2012), Doanh nghiệp trốn nợ, Báo Tuổi trẻ, chuyên mục kinh tế, số ra 16/04/2012.

16Xem loạt bài “Gục ngã” trên đống tài sản (2010), Báo Tuổi trẻ, chuyên mục Kinh tế, các số ra từ ngày 9/04/2012 đến 12/04/2012

17Tham khảo thêm tỷ lệ tài trợ tại phụ lục 5

80% trị giá khoản phải thu và tối đa 70% trị giá hàng tồn kho theo định giá ngân hàng (trừ trường hợp KPT từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước). Trong thực tế triển khai chi nhánh đã linh hoạt tuỳ vào đặc thù của khoản vay, số tiền vay, ngành nghề hoạt động, bối cảnh kinh tế - thị trường và khả năng kiểm soát rủi ro .. kết quả là tỷ lệ cho vay trên HTK và KPT lần lượt từ 40% – 60% đối với HTK và 60%-70% đối với KPT.

2.4 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh ngiệp SME tại MB An Phú

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Chi nhánh chủ động tư vấn sản phẩm đến các khách hàng hiện tại đang phát sinh giao

dịch và có dư nợ tín dụng để gia tăng dư nợ cho vay, củng cố mối quan hệ với khách

hàng. Đối tượng khách hàng chi nhánh lựa chọn tiếp thị sản phẩm là các khách hàng vừa

và nhỏ có mối quan hệ tốt với chi nhánh và các doanh nghiệp lớn, uy tín trong các

ngành như: Cảng biển, cao su, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, thức ăn chăn ni, dầu

khí…..

- Linh hoạt áp dụng các hình thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, nhận tài sản

đảm bảo là KPT, HTK hay HTK luân chuyển phù hợp với nhu cầu, đặc điểm từng khách hàng.

- Tập thể cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách của chi nhánh đều nắm rõ quy định,

qui trình về sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT nên việc thẩm định về hoạt động

kinh doanh của khách hàng, thẩm định giá trị và chất lượng HTK, KPT nhận làm tài sản đảm bảo đúng với quy định và đảm bảo an tồn cho MB. Ví dụ: Thẩm định giá trị HTK, chi nhánh dựa trên giá trị sổ sách, giá trị thị trường và giá trị thuần có thể thực hiện được. Thẩm định KPT, các chi nhánh chú trọng đánh giá uy tín, năng lực của đối tác mua hàng. Do đó, các KPT được nhận làm TSĐB thường là KPT của các Tổng công ty, doanh nghiệp uy tín hay các KPT từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, từ các hợp đồng xuất khẩu.

- Trong công tác quản lý HTK và KPT, chi nhánh đã thực hiện đúng yêu cầu về quản lý

Đối với thế chấp KPT, chi nhánh bước đầu thành công trong việc thực hiện ký cam kết 3 bên không hủy ngang đối với một số khách hàng có dư nợ lớn, đảm bảo an tồn cho chi

nhánh. Đối với HTK, chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực tế và kiểm tra

trên sổ sách, thuê bảo vệ trông kho trong trường hợp HTK để tại kho của khách hàng hoặc thuê kho 3 bên để quản lý HTK.

- Chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc đăng ký giao dịch đảm bảo và mua bảo hiểm kho

hàng, có định hướng hợp tác với Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).

2.4.2 Một số tồn tại

2.4.2.1 Chưa thực sự xem nguồn thu từ HTK và KPT của doanh nghiệp là nguồn trả nợ chính nguồn trả nợ chính

Hiện tại chi nhánh vận dụng sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT chưa đúng bản chất sản phẩm, vẫn dùng HTK và KPT như tài sản đảm bảo bổ sung bên cạnh các tài sản khác cho phương án kinh doanh thông thường để tăng hạn mức cho vay đối với khách hàng; hoặc lấy HTK và KPT làm TSĐB chính nhưng khơng coi đây là nguồn thu nợ mà vẫn dựa vào nguồn thu từ phương án kinh doanh ngân hàng cho vay vốn. Điều này dẫn tới hạn chế trong việc triển khai sản phẩm rộng rãi tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn khó khăn khi vay vốn ngân hàng do tài sản thế chấp hạn chế, quy mô nhỏ.

2.4.2.2 Đối tượng khách hàng SME mục tiêu vận dụng sản phẩm còn hạn chế

Định hướng của MB khi ban hành sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT là để khắc phục việc thiếu tài sản đảm bảo của đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng dư nợ cho vay cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên,

do chi nhánh cịn gặp khó khăn trong việc thẩm định chất lượng KPT và quản lý HTK

của đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chủ yếu lựa chọn khách hàng để triển khai sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT với các điều kiện khắt khe về uy tín,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)