- Chi nhánh chủ động tư vấn sản phẩm đến các khách hàng hiện tại đang phát sinh giao
dịch và có dư nợ tín dụng để gia tăng dư nợ cho vay, củng cố mối quan hệ với khách
hàng. Đối tượng khách hàng chi nhánh lựa chọn tiếp thị sản phẩm là các khách hàng vừa
và nhỏ có mối quan hệ tốt với chi nhánh và các doanh nghiệp lớn, uy tín trong các
ngành như: Cảng biển, cao su, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, thức ăn chăn ni, dầu
khí…..
- Linh hoạt áp dụng các hình thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, nhận tài sản
đảm bảo là KPT, HTK hay HTK luân chuyển phù hợp với nhu cầu, đặc điểm từng khách hàng.
- Tập thể cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách của chi nhánh đều nắm rõ quy định,
qui trình về sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT nên việc thẩm định về hoạt động
kinh doanh của khách hàng, thẩm định giá trị và chất lượng HTK, KPT nhận làm tài sản đảm bảo đúng với quy định và đảm bảo an tồn cho MB. Ví dụ: Thẩm định giá trị HTK, chi nhánh dựa trên giá trị sổ sách, giá trị thị trường và giá trị thuần có thể thực hiện được. Thẩm định KPT, các chi nhánh chú trọng đánh giá uy tín, năng lực của đối tác mua hàng. Do đó, các KPT được nhận làm TSĐB thường là KPT của các Tổng công ty, doanh nghiệp uy tín hay các KPT từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, từ các hợp đồng xuất khẩu.
- Trong công tác quản lý HTK và KPT, chi nhánh đã thực hiện đúng yêu cầu về quản lý
Đối với thế chấp KPT, chi nhánh bước đầu thành công trong việc thực hiện ký cam kết 3 bên không hủy ngang đối với một số khách hàng có dư nợ lớn, đảm bảo an tồn cho chi
nhánh. Đối với HTK, chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực tế và kiểm tra
trên sổ sách, thuê bảo vệ trông kho trong trường hợp HTK để tại kho của khách hàng hoặc thuê kho 3 bên để quản lý HTK.
- Chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc đăng ký giao dịch đảm bảo và mua bảo hiểm kho
hàng, có định hướng hợp tác với Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).