Chỉnh sửa hệ thống pháp lý nhằm phục vụ quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (Trang 85 - 124)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKTING-MIX TRONG NGÂN HÀNG

3.2 Các giải pháp hoàn thiện Marketing–mix cho ngân hàng TCB

3.2.3.2 Chỉnh sửa hệ thống pháp lý nhằm phục vụ quá trình hội nhập

Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành rà soát và đối chiếu toàn bộ các quy định và văn bản hiện hành và tính tương thích của các quy định và văn bản luật này với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính. Nhiệm vụ này nên được tiến hành càng sớm càng tốt để xác định các lỗ hổng về mặt pháp lý, các trở ngại, các khác biệt và mâu thuẫn giữa hệ thống các quy định pháp lý.

Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước cần có ngay các sửa đổi và cập nhật với hệ thống pháp lý hiện hành nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động trong môi trường nhất quán và ổn định. Những sửa đổi đó phải tính đến sự tương tác và phù hợp với các luật khác cũng như các thơng lệ quốc tế ví dụ như

quy định về tỷ lệ an tồn vốn, phịng ngừa và giải quyết rủi ro, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Việc xây dựng các quy định, chính sách và cơ chế mới phải phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trước hết là tập trung vào thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Hiệp định Khu vực tự do Thương mại ASEAN và cũng như các cam kết theo Tổ chức Thương mại Thế giới. Quá trình này cũng phải giải quyết các vấn đề mới nảy sinh của thị trường và nhu cầu tiêu dùng như: quy định về hoạt động và đảm bảo an toàn của các ngân hàng điện tử, quy định về hướng dẫn và quản lý các dịch vụ phái sinh (Futures Contract, Option và SWAP) và các quy định liên quan đến các phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài và hiện diện thể nhân.

3.2.3.3 Ban hành quy định về khuyến mại trong hoạt động ngân hàng

Cho đến nay, Việt Nam chưa có một quy định cụ thể về hoạt động khuyến mại trong ngân hàng. Để tránh việc đưa ra các hình thức khuyến mãi tràn lan, lặp đi lặp lại, mơ hồ, tạo sự nhàm chán trong dân chúng, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động ngân hàng, nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ các chương trình khuyến mãi và sớm ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện thống nhất trong hệ thống ngân hàng về hoạt động khuyến mại.

3.2.3.4 Ban hành luật thương mại điện tử

Trước những bất cập của tình trạng chưa có một mơi trường pháp lý đầy đủ và đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết cho thương mại điện tử hoạt động, việc hình thành một khung pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử phát triển ở Việt Nam sẽ là một trong những điều kiện quan trọng.

Ban hành luật thương mại điện tử để có thể phát triển rộng rãi hình thức thanh tốn điện tử vì giao dịch thương mại điện tử thực sự mang lại tiện ích cho người sử dụng cũng như thúc đẩy các đơn vị kinh doanh bán hàng qua mạng trong nước gia tăng. Tuy nhiên khi có luật thương mại điện tử thì cũng cần rất nhiều thay đổi một số quy định khác: quy định về chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, cũng như các đơn vị nhà nước khác như thuế, hải quan, kho bạc, công ty điện thoại, điện lực, … áp dụng đồng bộ các hình thức thanh tốn qua mạng, để có thể triển khai thanh tốn điện tử một cách thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng sử dụng.

3.2.3.5 Hiện đại hóa ngân hàng cần tiến hành một cách đồng bộ

Sự phát triển các dịch vụ tiện ích của ngành ngân hàng cần phải thực hiện đồng bộ trên cả nước, không chỉ tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn như hiện nay: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Điều này cho thấy sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn khá khiếm tốn so với tiềm năng hiện có. Do đó, hiện đại hóa ngân hàng, cải tiến, nâng chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề chung của toàn ngành; có như thế mới nâng cao nhận thức của xã hội trong tiến trình hội nhập, nhằm làm giảm áp lực sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.

Tóm tắt chương 3

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, là động lực nhưng đồng thời cũng là khó khăn thách thức. Muốn tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả, Ngân hàng Kỹ Thương cần phải có giải pháp phân tích kỹ, “định lượng” các rủi ro, đánh giá

đúng hiệu quả dự án đặt trong mối quan hệ thị trường tương lai nhiều biến động. Mặt

khác, phải có chiến lược Marketing-mix, đảm bảo tăng trưởng ổn định bền vững. Vấn đề đặt ra TCB phải biết khai thác lợi thế riêng về khách hàng, sản phẩm dịch vụ, công nghệ, mạng lưới, khả năng linh hoạt của quy mơ hoạt động để có những biện pháp thích ứng kịp thời.

Nội dung chương 3, tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp nhằm phần nào nâng cao hiệu quả các chiến lược Marketing-mix tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương hiện nay, bao gồm: nhóm giải pháp chiến lược sản phẩm, nhóm giải pháp chiến lược giá, nhóm giải pháp chiến lược phân phối, nhóm giải pháp chiến lược chiêu thị, giúp cung và cầu hiểu nhau, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho khách hàng và

tăng cường việc tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời giúp các cấp lãnh đạo

của TCB có cái nhìn khái quát về các chiến lược Marketing- mix để từ đó có những giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng ưu thế đang có của ngân hàng, giúp ngân hàng TCB ngày càng tiến gần đến mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, để tiếp tục phát triển ổn định và kinh doanh có hiệu quả, Ngân hàng Techcombank cần xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp trên cơ sở áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, đưa các dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Đặc biệt, phải ln có quan niệm đặt khách hàng là trung tâm trong chiến lược phát triển để tạo được niềm tin và uy tín trong hoạt động kinh doanh.

Cơng tác hoạch định, nghiên cứu các chiến lược Marketing-mix tại các ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng Techcombank nói riêng đòi hỏi các chuyên gia ngân hàng phải có trình độ chun mơn cao, không chỉ nắm vững cơng cụ phân tích định lượng tài chính hiện đại mà cịn có bản năng nghiệp vụ cao. Hy vọng với trình độ khoa học tri thức-cơng nghệ ngày càng phát triển những hạn chế trong hoạt động Marketing nói riêng và ngân hàng nói chung ngày càng thu hẹp.

Đối diện với nền kinh tế cạnh tranh đầy sôi động, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng quốc doanh, kết hợp với sự xuất hiện ngày càng nhiều của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng Techcombank cần phải tự khẳng định chổ đứng trên thị trường bằng nội lực của chính mình nhằm tạo ra một vị thế vững chắc, phát triển bền vững.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp hòan thiện Marketing –

Mix tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương”, tác giả muốn nhấn mạnh lợi ích của hoạt động Marketing là thực sự lớn lao và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. Tác giả tin tưởng rằng, những giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing: bao gồm giải pháp hoàn thiện cho chiến lược sản phẩm, giải pháp hoàn thiện chiến lược giá, giải pháp hoàn thiện chiến lược phân phối và giải pháp hoàn thiện chiến lược chiêu thị, mà tác giả đề nghị mang tính thực tiễn cao, rất thiết thực và khả thi cho ngân hàng Techcombank. Ngân hàng có thể xem đây là một hướng đi cho hoạt động Marketing của mình để khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh, không ngừng cải tiến, xây dựng các chiến lược Marketing, khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có, để hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng tốt hơn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để Techcombank tiến dần đến mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và trình bày luận văn, song khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô, các đồng nghiệp và các cơ quan có quan tâm đến đề tài này.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học, sự quan tâm của khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tơi hồn thành bản luận văn này.

Phụ lục 1: Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng

Hội Đồng Quản trị

Ban Tổng Giám Đốc Các Hội Đồng

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Ban kiểm sốt Văn phịng HĐQT

Ban đảm bảo chất lượng Ban Chiến lược

Ban kiểm tra- Kiểm soát

Nội bộ Phịng Quan hệ Quốc tế

BanChính sách& Quản lý

Tín dụng Phịng Thẩm định tài sản Khối Khách hàng cá nhân Khối Khách hàng Doanh nghiệp Khối Ngân quỹ Khối Phát triển kinh doanh Khối Giám sát điều hành Khối Quản trị Nguồn lực Khối Công nghệ thơng tin Phịng Huy động Vốn và DV Tài chính cá nhân Phịng Kinh doanh Phịng Tín dụng Phịng Ngân hàng Điện tử Phịng Phân tích Thơng tin Phịng Phân tích Tín dụng Phịng Thanh tốn Quốc tế Phịng Phân tích Sản phẩm & Khách hàng Bộ phận Bao Thanh tốn Phịng Kinh doanh Vốn Phịng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Kinh doanh Vàng Phòng Quản lý Quỹ Phòng Hỗ trợ & Phát triển Chi nhánh Phòng Marketing Phòng Nghiên cứu Thị trường TT chuyển tiền Nhanh

TCB-Western Union Phịng Kế tốn Phịng Quản lý rủi ro Phòng Tổng hợp Ban Pháp chế Bộ phận Giám sát & Quản

lý Danh mục đầu tư

Phòng Nhân sự

Phịng Hành chính

Trung tâm Đào tạo

Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ Thơng tin Phịng Hệ thống Cơng nghệ thơng tin

Phịng Phát triển Cơng nghệ thơng tin

Phòng Kỹ thuật Thẻ TT Dịch vụ Khách hàng

Tổng đài 247

Trong đó chức năng và nhiệm vụ của ban quản trị điều hành như sau:

Hội đồng quản trị: Hội đồng họp định kì hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trị xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban Kiểm tra - Kiểm sốt nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có, và Hội đồng đầu tư, v.v.

Ban điều hành: gồm có Tổng giám đốc điều hành chung các giám đốc khối. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Ban kiểm tra - Kiểm soát nội bộ: Nhiệm vụ của ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống TCB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của TCB. Qua đó, ban Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phịng rủi ro, nếu có.

Hội đồng Tín dụng: Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngồi nước, quyết định chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.  Hội đồng quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO): Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hội đồng đầu tư: Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà TCB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.

Các khối : có chức năng xây dựng chính sách, quản lý hoạt động và kiểm tra giám xác tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh

 Các đơn vị kinh doanh : là các PGD, chi nhánh của ngân hàng TCB thực hiện chức năng là kênh phân phối chính của ngân hàng

Hình 2.2: Biểu đồ diễn biễn tăng trưởng tín dụng và kinh tế hàng quý giai đoạn 2000-2008

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước VN)

Hình 2.3 : Biểu đồ diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát từ 2008-2009

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/0811/0812/08 1/09 2/09 3/09 4/09 5/09 6/09 7/09 Huy động Cho vay Lạm phát

Hình 2.4 Biểu đồ diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2008-2009

(Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng NN và tổng hợp của Trường Fulbright)

Hình 2.5:Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2004-2009

Bảng 2.6 : Số liệu so sánh 10 ngân hàng quan tâm của TCB ĐVT: tỷ VND STT Ngân hàng Vốn điều lệ(*) Vốn tự có Tổng tài sản LN trước thuế ROE

I Ngân hàng trong nước:

1 NNo&PTNT 20.708 23.667 482.920 3.966 16,76% 2 Vietcombank 19.680 16.710 255.495 5.004 29,95% 3 Công thương 11.253 12.572 243.785 3.373 26,83% 4 BIDV 14.600 9.969 242.316 2.142 21,49% 5 Á Châu 11.252 10.093 172.113 2.838 28,12% 6 Sacombank 10.739 8.078 98.474 2405 5,00% 7 Eximbank 12.355 13.353 65.448 1.533 11,48% 8 SCB 4.184 3.978 54.492 423 10,63% 9 Đông Á 4.500 3.847 42.147 783 19,58%

II Ngân hàng 100% vốn nước ngoài:

1 HSBC VN 3.000 3.978 36.389 1.010 25,39%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các Ngân hàng) Ghi chú(*) Số liệu thu thập tại 31/12/2010

i. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB):

Bảng 2.7 : Tình hình kinh doanh, năng lực tài chính của ACB

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 44,650 85,392 105,306 167,881

Tổng dư nợ cho vay 17,014 31,811 34,833 62,358

Nguồn vốn huy động KH 29,395 55,283 64,217 86,919

Vốn chủ sở hữu 1,697 6,258 7,766 8,768

LN sau thuế 1,760 506 2,211 2,201

ROE 103.7% 8.1% 28.5% 25.1%

CAR 3.8% 7.3% 7.4% 5.2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

ii. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu VN (Eximbank)

Bảng 2.8 : Tình hình kinh doanh, năng lực tài chính của Eximbank

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 18,327 33,710 48,248 65,448

Tổng dư nợ cho vay 10,207 18,452 21,232 38,580

Nguồn vốn huy động KH 13,141 22,906 32,331 46,989

ROE 4.1% 23.8% 5.5% 8.5%

CAR 34.3% 5.8% 26.6% 20.4%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank)

iii. Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín (Sacombank)

Bảng 2.9 Tình hình kinh doanh, năng lực tài chính của Sacombank

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 24,776 64,573 68,439 104,019

Tổng dư nợ cho vay 14,313 35,378 35,099 59,657 Nguồn vốn huy động 17,512 44,232 46,129 60,516

Vốn chủ sở hữu 2,870 7,350 7,759 10,547

LN sau thuế 470 1,398 955 1,670

ROE 16.4% 19.0% 12.3% 15.8%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (Trang 85 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)