Thực trạng kỹ thuật phát hành thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất khẩu việt nam (Trang 54 - 57)

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Eximbank trong giai đoạn

2.3.4.2 Thực trạng kỹ thuật phát hành thẻ

Thực trạng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ

Đối với thẻ ghi nợ:

Theo hiệp hội thẻ Việt Nam, phát triển thanh tốn thẻ bước đầu phá bỏ tập quán lâu đời của hầu hết các tầng lớp dân cư chỉ quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh tốn hàng hĩa và dịch vụ, đồng thời tạo cho dân cư quen dần với hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, gĩp phần xây dựng mơi trường

thanh tốn văn minh, hiện đại tạo điều kiện hịa nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế. Việt Nam cĩ hơn 82 triệu dân là một thị trường tiềm năng đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ cá nhân nào.

Mặc dù số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ tăng hàng năm nhưng đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu là cơng nhân viên chức, người lao động trong các doanh nghiệp nhận lương qua thẻ. Thơng qua hình thức nhận lương qua thẻ đã thúc đẩy nhanh tốc độ tăng số lượng người sử dụng thẻ. Nếu so với tiềm năng phát triển thẻ ở Việt Nam thì số lượng thẻ ghi nợ của Eximbank là quá nhỏ, đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức của Eximbank.

Đối với thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng của Eximbank mới chỉ phục vụ cho đối tượng khách hàng là những người đi cơng tác, học tập ở nước ngồi, các Giám đốc Doanh nghiệp cĩ quan hệ tín dụng với Eximbank, các cá nhân cĩ tiền gởi thanh tốn lớn tại Eximbank, cịn phần đơng dân cư chưa hiểu biết gì về thẻ, chưa coi đĩ là phương tiện thanh tốn đa tiện ích của mình cũng như chưa cĩ điều kiện sử dụng nĩ. Điều này xuất phát từ thĩi quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng thẻ ở Việt Nam cịn nhiều bất tiện do số cơ sở chấp nhận thẻ quá thấp và các cơ sở cung ứng hàng hĩa, dịch vụ cũng muốn thu tiền mặt để tránh sự kiểm sốt của nhà nước. Chính vì vậy, thanh tốn bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 70%-75% trong tổng khả năng thanh tốn.Lĩnh vực chấp nhận thẻ và mạng lưới chấp nhận thẻ

Lĩnh vực chấp nhận thẻ và mạng lưới chấp nhận thẻ

Sau nhiều nỗ lực Marketing và khai thác khách hàng, Eximbank đã ký hợp đồng đại lý thanh tốn và chấp nhận thẻ với hơn 1.500 cơ sở chấp nhận thẻ. Mạng lưới này bao gồm các đơn vị cung ứng hàng hĩa và các dịch vụ thuộc các lĩnh vực: khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ đồ thủ cơng mỹ nghệ và tơ lụa, các điểm bán vé máy bay, cơng ty du lịch, các siêu thị… Trong nhiều năm qua, các loại hình này đáp ứng tương đối tốt nhu cầu chi tiêu sử dụng thẻ của người nước ngồi đến Việt Nam du lịch và thanh tốn. Tuy vậy, với một mạng lưới hơn

1500 điểm trên phạm vi toàn quốc là quá mỏng. Hơn nữa các chi nhánh chưa tích cực mở rộng dịch vụ này ở các đối tác truyền thống. Một trong những nguyên nhân chưa mở rộng được cơ sở chấp nhận thẻ là vì lĩnh vực chấp nhận thẻ hiện nay chưa rộng rãi, chỉ tập trung vào các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, điểm bán vé máy bay, cửa hàng thủ cơng mỹ nghệ chủ yếu phục vụ khách nước ngoài do nhu cầu dùng thẻ để thanh tốn tiền hàng hĩa dịch vụ phát sinh cao. Hơn nữa, hệ thống thanh tốn thẻ của các ngân hàng chưa kết nối được với nhau dẫn đến sự chồng chéo, một cơ sở chấp nhận thẻ làm đại lý cho nhiều ngân hàng khác nhau gây nên sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng và gây lãng phí nguồn nhân lực.

Trong thời gian qua, Eximbank đã nỗ lực khơng ngừng nhằm mở rộng cơ sở chấp nhận thẻ để phục vụ chủ thẻ V-TOP nhưng doanh số phát sinh khơng đáng kể đã phần nào làm nản lịng các đối tác hợp tác thanh tốn thẻ. Bên cạnh đĩ, vấn đề nhận thức việc chấp nhận thanh tốn thẻ tại các đơn vị cung ứng hàng hĩa, dịch vụ là một trong những vấn đề nan giải. Với các đơn vị cĩ người nước ngồi làm chủ thì việc tiếp cận, ký hợp đồng rất dễ dàng vì họ nhận thức quá rõ tầm quan trọng của việc chấp nhận thanh tốn thẻ. Vấn đề là làm thế nào để họ lựa chọn ngân hàng Eximbank để ký hợp đồng. Cịn với các đơn vị nhỏ lẻ, ngân hàng thường phải mời chào và được đồng ý ký hợp đồng miễn cưỡng, họ chỉ chấp nhận cho khách hàng thanh tốn tiền hàng hĩa dịch vụ khi khách hàng khơng cịn cách nào khác. Đơi khi những cơ sở chấp nhận thẻ này cịn thu phí của khách hàng, họ đơn thuần nghĩ rằng họ bị thiệt một khoản phí cho ngân hàng nên họ phải thu lại từ khách hàng mà chưa nhận thức được bao lợi ích to lớn từ việc chấp nhận thanh tốn thẻ. Điều này in sâu trong tiềm thức của đại bộ phận dân chúng nên hạn chế lớn tới việc chi tiêu của khách nội địa cũng như khách quốc tế. Do đĩ để phát triển dịch vụ thẻ phải nhờ đến các cấp chính quyền, nhà trường và các tổ chức xã hội tuyên truyền thay đổi cách suy nghĩ của người dân.

Rủi ro trong hoạt động thẻ

Kinh doanh thẻ mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, Ngân hàng và xã hội. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng cĩ hai mặt của nĩ và thẻ cũng

vậy. Tình hình sử dụng và thanh tốn thẻ gian lận, thẻ giả mạo tại Việt Nam đang cĩ chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây và đã gây những tổn thất khơng nhỏ đối với các ngân hàng Việt Nam nĩi chung và Eximbank nĩi riêng. Trong hai năm 2001, 2002 hiếm cĩ hiện tượng lừa đảo giả mạo thẻ trong lĩnh vực thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây liên tục xảy ra những rủi ro trong lĩnh vực thẻ, điển hình là vụ việc tài khoản rỗng vẫn rút được 2.6 tỷ đồng của Eximbank. Tại Eximbank hoạt động thẻ đã xảy ra những rủi ro do khách hàng gian lận, rút được tiền nhưng báo là tiền khơng đưa ra nhưng tài khoản đã bị trừ tiền. Sau khi kiểm tra thì mọi giao dịch đã thành cơng và khách hàng đã đồng ý nhưng phần nào làm mất lịng tin nơi khách hàng. Một điều cĩ thể mang lại nhiều rủi ro cho Eximbank là hệ thống thẻ của Eximbank là hệ thống thẻ từ (loại thẻ cĩ tính bảo mật yếu) trong khi trên thế giới các ngân hàng đã chuyển sang hệ thống thẻ thơng minh (smart card), sử dụng theo tiêu chuẩn EMV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất khẩu việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)