2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty được phép hoạt động
trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là: dịch vụ trị chơi điện tử (khơng kinh doanh tại trụ sở); Ðại lý cung cấp dịch vụ Internet; Sản xuất phần mềm, tư vấn và cung cấp phần mềm; Dịch vụ cung cấp thông tin lên mạng Internet; Quảng cáo thương mại; Mua bán thẻ điện thoại, thẻ internet, thẻ trò chơi; Cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng: dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet: dịch vụ truy cập dữ
liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ xử lý sổ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử; …
Với phương châm “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam”, VNG luôn tin vào sức mạnh của Internet và đặt cho mình sứ mệnh mang lại cho người sử dụng Internet những trải nghiệm ý nghĩa. Đó là cách VNG đã và đang tạo
ra giá trị cho cộng đồng thơng qua các sản phẩm của mình.
2.1.1.3 Quy mơ hoạt động kinh doanh
Cơng ty có trụ sở chính tại Tịa nhà Big V, địa chỉ 268 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, cơng ty cịn có các chi nhánh văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và những trung tâm hỗ trợ khách hàng ở các tỉnh thành trên cả nước.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng số nhân viên công ty là 1.125 người,
bao gồm cả nhân viên chính thức và nhân viên thời vụ.
Bảng 2.1 – Tình hình tài chính VNG qua hai năm 2010 và 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010 Năm 2009 So sánh
Số tiền Số tiền Chênh lệch %
Tổng tài sản 891,929 605,763 286,166 47%
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 22,583 32,597 (10,014) -30%
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 327,519 290,719 36,800 12%
“Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na” 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý
Cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na đang tổ chức cơ cấu quản lý kết hợp: kiểu cơ cấu quản lý theo trực tuyến – chức năng. Bộ máy hoạt động của công ty bao gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận kinh doanh trị chơi trực tuyến (G1), bộ phận kinh doanh mạng điện tử (G2 và G3) và bộ phận phục vụ (NBD). Cơ cấu tổ chức của cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na được thể hiện qua sơ đồ sau:
25
Theo chức năng hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý các bộ phận và sự phân cấp quản lý tại công ty V.N.G Group như sau:
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm một Tổng Giám đốc và năm Phó Tổng Giám đốc chức năng: nhân sự, tài chính, hành chính, hệ thống kỹ thuật - tin học và hoạt động mạng
điện tử. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty với nhiệm vụ
tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ cho Tổng Giám đốc là năm Phó Tổng Giám đốc chức năng, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được giao, chủ động giải quyết những vấn đề được Tổng Giám đốc phân công và ủy quyền. Mặc dù, Ban Giám đốc không trực tiếp kinh doanh nhưng đứng trên cương vị là nhà quản lý, họ phải thực hiện tốt cả bốn chức năng của nhà quản trị là hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát và ra quyết định.
Bộ phận kinh doanh trò chơi trực tuyến (G1): Đứng đầu bộ phận này là
Trưởng bộ phận kinh doanh trò chơi trực tuyến. Tại công ty V.N.G Group, Tổng Giám đốc kiêm ln vai trị này. Các bộ phận thuộc mảng kinh doanh trò chơi trực tuyến bao gồm:
- Các bộ phận trực tiếp kinh doanh trò chơi trực tuyến: Bộ phận phụ trách các sản phẩm nhóm 1 (PG1), Bộ phận phụ trách các sản phẩm nhóm 2 (PG2), Bộ phận phụ trách các sản phẩm nhóm 3 (PG3), Bộ phận phụ trách các sản phẩm nhóm 4 (PG4) có nhiệm vụ đề ra và thực hiện các chiến lược, các hoạt động nhằm đạt được
chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thị trường đối với các sản phẩm trò chơi trực tuyến do bộ phận mình trực tiếp quản lý.
- Quản lý sản phẩm Cyber Station Manager (CSM) là một đội ngũ vận hành và
phát triển phần mềm và liên tục cải tiến, hoàn thiện sản phẩm CSM (một giải pháp quản lý, điều hành một cách tối ưu và khoa học với chi phí thấp nhất dành cho
phòng máy Internet – Trò chơi trực tuyến).
- Bộ phận phát triển trò chơi trực tuyến – Miền Nam (GSS) tự hào là đội ngũ
tiên phong trong việc sản xuất trò chơi trực tuyến Việt với sản phẩm Thuận Thiên Kiếm (T812).
- Bộ phận bán hàng: nhiệm vụ then chốt của những người bán hàng và tiếp thị
chính là nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường cho các sản phẩm của VNG, đồng thời phụ trách phân phối và tiêu thụ thẻ cào cũng như gia tăng doanh thu từ các kênh nạp tiền vào hệ thống .
- Bộ phận chăm sóc khách hàng là nhóm nhân viên chuyên tiếp xúc, lắng nghe,
tiếp nhận mọi ý kiến của người sử dụng sản phẩm nhiều nhất và chuyển những phản hồi của khách hàng tới nhóm phát triển sản phẩm để khơng ngừng hồn thiện dịch vụ của VNG.
- Quản lý công tác đối ngoại về thị trường trò chơi trực tuyến cập nhật thường
xuyên và theo dõi tình hình thị trường (Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc) để báo cáo về truyền thông, về các sản phẩm chủ lực và duy trì các mối quan hệ kinh doanh, theo dõi các dự án chính với các đối tác quan trọng như Tencent, Kingsoft.
- Quản lý công tác đối ngoại về kỹ thuật các sản phẩm trực tuyến: những người
quản lý và phát triển các dự án phần mềm, chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong việc hỗ trợ phát triển và hoạt động của các dịch vụ trực tuyến của VNG, đồng thời chịu trách nhiệm về thông tin liên lạc các đối tác bên ngoài về những vấn đề kỹ thuật.
- Nhóm phát triển phần mềm chịu trách nhiệm trong việc phát triển phần mềm của các trang thông tin và thương mại điện tử đang hoạt động, các ứng dụng về
trang thông tin điện tử, và các dịch vụ điện tử dành cho các sản phẩm trò chơi trực tuyến của VNG, đồng thời, phụ trách việc bảo trì và giải quyết các vấn đề liên quan tới phần mềm, tham gia xem xét việc thiết kế, lập trình, phát triển và kiểm tra các hệ thống theo tiêu chuẩn áp dụng cho dự án để tích hợp với các hệ thống lớn hơn.
- Bộ phận điều hành trò chơi trực tuyến: chức năng chính của bộ phận này là
điều hành một trị chơi trực tuyến cho nó hoạt động thật tốt, tạo sự công bằng cho
tất cả người chơi, chịu trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật, nghiên cứu, thiết kế nội dung sự kiện trong trò chơi trực tuyến,… Để điều khiển các hoạt trong trò chơi trực tuyến với các điều kiện khắt khe nhất về tính ổn định và an ninh, các nhân viên bộ phận này phải thường xuyên phát triển khả năng kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp làm việc có hệ thống.
- Bộ phận phát triển trò chơi trực tuyến – Miền Bắc được thành lập vào năm
2007 với nhiệm vụ sản xuất trò chơi trực tuyến cho hệ thống ZingPlay của VNG.
Đồng thời, đây cũng là nơi thực hiện các ứng dụng trên mạng xã hội Zing Me.
- Bộ phận kỹ thuật trò chơi trực tuyến với nhiệm vụ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
người chơi về kỹ thuật, lỗi hoặc giải tỏa bất bình của người chơi đối với dịch vụ
cung cấp và nhật là xử lí nhanh những lỗi kỹ thuật mới phát sinh đối với các trị chơi trực tuyến được vận hành, ngồi ra bộ phận cịn có chức năng hỗ trợ nhóm sản phẩm về thay đổi các yêu cầu, sự kiện, hậu mãi cho trò chơi trực tuyến.
- Thiết kế quản trị mạng: bộ phận này chuyên cung cấp các thiết kế trang mạng
điện tử với các công cụ thiết kế hiện đại nhằm tạo ra sự khác biệt và sự độc đáo cho
việc quảng cáo các sản phẩm trò chơi trực tuyến của VNG.
Bộ phận kinh doanh mạng điện tử (G2 và G3): Đứng đầu bộ phận này là
Phó Tổng Giám đốc phục trách hoạt động mạng điện tử, chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc về điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động thương mại điện tử.
Các bộ phận thuộc sự quản lý của Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh mạng
điện tử bao gồm:
- Bộ phận quản lý trên trang tin mạng điện tử - Zing News phụ trách về nội
dung và hoạt động trên cổng thông tin điện tử hàng đầu Việt Nam với các dịch vụ tin tức.
- Bộ phận quản lý trên trang giải trí điện tử phụ trách về nội dung và hoạt động
về âm nhạc (Zing Mp3) và các hoạt động sự kiện về thông tin, quảng cáo, tài trợ
liên quan đến trang mạng điện tử www.mp3.zing.vn ...
- Bộ phận quản lý cộng đồng trên trang mạng điện tử (WCC) chức năng chính
của nhóm là phát triển một cộng đồng trang mạng điện tử ảo có thể mang hình thức một dịch vụ mạng xã hội, một diễn đàn Internet, các trang điện tử cá nhân, …
- Bộ phận quản lý trang thương mại điện tử chuyên phụ trách về việc mua và
bán của sản phẩm hoặc dịch vụ trên hệ thống điện tử như Internet thông qua các
- Bộ phận quản lý giao tiếp trên mạng điện tử chuyên phụ trách về việc nội
dung và hoạt động của Zing Chat - phần mềm giao tiếp điện tử thuần Việt và Zing
mail – hộp thư điện tử.
- Bộ phận tiếp thị cho trang mạng điện tử (WONS) chuyên xây dựng trang
mạng điện tử, thiết kế các sản phẩm in ấn phục vụ cho các sự kiện quảng bá sản phẩm trên các kênh quảng cáo trực tuyến như: pa-nô, chương trình khuyến mãi, hội nghị khách hàng,... Ngồi ra, các nhà tiếp thị của WONS phát triển mạng lưới quảng cáo trên mạng điện tử, điện thoại di động cùng nhiều hướng đi công nghệ
mới khác để tiếp cận hiệu quả các khách hàng và đạt được các kết quả tiếp thị như
mong đợi.
- Bộ phận quảng cáo cho trang mạng điện tử phụ trách về các dự án của Zing
như: Zing Model, Zing Music Adward…, tổ chức truyền thông hợp báo, tổ chức sự kiện, gặp gỡ khách hàng và phát triển mối quan hệ với các đối tác truyền thông.
- Bộ phận kỹ thuật cho bộ phận trang mạng điện tử chuyên phụ trách việc phát
triển kỹ thuật cho dự án về mạng điện tử của VNG. Những nhân viên của bộ phận
này phải đưa ra các giải pháp, cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ
thuật đối với các ứng dụng trên trang điện tử, đặc biệt là mạng xã hội Zing me.
Bộ phận phục vụ (NBD) không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh
của Công ty, bao gồm:
- Bộ phận tổ chức hành chính: đứng đầu bộ phận này là Phó Tổng Giám đốc
quản trị hành chính chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc. Chức năng của nhà quản lý bộ phận này là quản lý, điều hành, chăm lo môi trường làm việc cho các thành viên, từ nước uống, văn phịng phẩm, đặt vé cơng tác, cho tới an ninh, vệ
sinh, xây dựng và các dịch vụ văn phòng khác.
- Bộ phận kỹ thuật nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hỗ trợ cho việc cải
thiện chất lượng của về mặt kỹ thuật. Đứng đầu bộ phận này là Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc. Chức năng chính của bộ phận này phụ trách về kỹ thuật và chất lượng hoạt động của hệ thống máy chủ trị chơi trực
tuyến, họ chính là cấp độ đầu tiên hỗ trợ tình huống, tai nạn bất trắc của hệ thống, hỗ trợ 24/7/365 xử lý sự cố liên quan đến hệ thống lưu trữ dự liệu cho khách hàng.
- Bộ phận tài chính – kế tốn đứng đầu là Phó Tổng Giám đốc tài chính chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc. Chức năng chính của bộ phận này là tính tốn thu chi, phân tích tài chính và quản lý ngân sách, bộ phận kế tốn - tài chính cũng
đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý liên quan.
- Bộ phận nhân sự (HR) đứng đầu là Phó Tổng Giám đốc nhân sự chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc về chính sách nhân sự, thu hút, giữ gìn và phát triển nhân tài cho VNG. Bên cạnh đó, chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng bộ phận nhân sự là trưởng nhóm pháp chế, nhà quản trị bộ phận này chịu trách nhiệm đảm bảo
VNG tuân thủ với các điều luật và quy định trong nước cũng như quốc tế, đồng thời giải quyết các vụ tranh tụng liên quan đến công ty.
- Bộ phận Phát triển tin học hệ thống đứng đầu là Trưởng bộ phận tin học chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nhiệm vụ chính sau: nghiên cứu và phát triển các phương thức mới của các phân tích cơ sở dữ liệu để giúp đội ngũ quản lý
đưa ra cái nhìn tổng thể; thiết lập đầy đủ các dữ liệu được thu thập để duy trì tính
hiệu quả của các hoạt động khai thác dữ liệu.
- Bộ phận nghiên cứu phát triển - quan hệ đối ngoại đứng đầu là Trưởng bộ
phận quan hệ đối ngoại chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nhiệm vụ
chính sau: bảo vệ và quảng bá thương hiệu của công ty và các sản phẩm tới các bên liên quan, từ khách hàng, báo chí, đến chính phủ và cộng đồng. Đồng thời, thông
qua quỹ từ thiện VNG, Công ty chuyên tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho
các trẻ em khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh khó khăn và các hoạt động nhân đạo. Việc hình thành các bộ phận kinh doanh theo hoạt động đã tạo ra những ưu việt
rõ ràng trong khâu quản lý, điều hành, việc tổ chức bộ máy mang tính năng động
cao giúp nhà quản lý Công ty thực hiện việc quản trị doanh nghiệp theo hướng tập trung; quá trình ra các quyết định được kịp thời, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.5 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2 – Tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của VNG
qua hai năm 2010 và 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2009 So sánh
Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Chênh lệch % Doanh thu hoạt động
kinh doanh trò chơi trực tuyến
1,035,136 97.3% 931,679 98.3% 103,458 11%
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trang mạng điện tử
26,039 2.4% 13,956 1.5% 12,083 86%
Doanh thu từ hot line 2,902 0.3% 2,250 0.2% 652 29%
Doanh thu tiêu dùng
nội bộ 67 0.0% 233 0.0% (166) -71%
Doanh thu khác - 0.0% 4 0.0% (4) -100%
TỔNG CỘNG 1,064,145 100% 948,122 100% 116,023 12%
“Nguồn: Báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na”
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn
trong kết quả doanh thu hàng năm của công ty. Trong năm 2010, Công ty cũng rất chú trọng đến việc phát triển kinh doanh hoạt động về mạng điện tử, do đó, kết quả kinh doanh từ hoạt động này cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu so với năm 2009.
2.1.1.6 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na trong giai đoạn hiện nay phần Tập Đoàn Vi Na trong giai đoạn hiện nay
Những thuận lợi:
Nói đến cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na khơng thể khơng nói đến mảng kinh doanh cốt lõi: trị chơi trực tuyến. Với mức doanh thu hơn 1000 tỷ đồng từ trò chơi trực tuyến năm 2010, VNG dẫn đầu thị trường, là một cơng ty lớn có danh tiếng, có