Những mặt hạn chế trong tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 68 - 74)

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN

2.3.2 Những mặt hạn chế trong tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm

cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na

Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống kế toán trách nhiệm của công ty VNG

a. Về sự phân cấp quản lý

Mặc dù đã có sự phân cấp quản lý tại các bộ phận, tuy nhiên, sự phân cấp phân nhiệm tại các trung tâm trách nhiệm chưa được cụ thể và rõ ràng. Cụ thể hiện nay, Tổng Giám đốc kiêm ln vai trị quản trị kinh doanh của mảng hoạt động kinh

doanh trò chơi trực tuyến. Do đó, sự phân quyền cịn tập trung cao ở Tổng Giám

đốc, điều này có thể dẫn đến sự thiếu khách quan trong các quyết định quản trị.

Tổng Giám đốc vừa là người đánh giá trách nhiệm quản lý vừa quản trị trực tiếp

hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến sẽ làm cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh này bị sai lệch. Chẳng hạn như Tổng Giám đốc sẵn sàng chi đầu tư

cho các bộ phận hoạt động kinh doanh trò chơi trực tuyến dễ dàng hơn so với các bộ phận khác trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận này. Sự kiêm nhiệm này cần được có sự kiểm sốt bởi một quy chế quản lý tài chính chặt

chẽ và cụ thể.

b. Về cơ cấu tổ chức các trung tâm trách nhiệm

Tại công ty VNG các trung tâm trách nhiệm thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh và nhu cầu quản lý. Chẳng hạn như: việc phát

hành một trò chơi trực tuyến mới sẽ tạo thêm một trung tâm trách nhiệm mới hay sự thay đổi về nhóm sản phẩm giữa các bộ phận phụ trách trò chơi trực tuyến. Điều này cũng là một khó khăn đối với cơng tác quản trị, đặc biệt là đối với bộ phận kế tốn quản trị. Để có thơng tin chính xác và kịp thời, bộ phận này thường xuyên phải cập nhật các trung tâm trách nhiệm và điều chỉnh các tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý nhằm cung cấp các báo cáo quản trị với đúng chức năng của nó. Đồng thời, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho việc so sánh số liệu giữ các thời kỳ, làm mất khả năng so sánh giữa các bộ phận cũng như sự phân loại các chi phí qua các thời kỳ.

c. Về chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị bộ phận

Hệ thống phân bổ chi phí tại Cơng ty cịn chưa hợp lý và cần được hoàn thiện. Hiện nay, tại cơng ty VNG chi phí đang được phân bổ theo hai tiêu thức: số lượng nhân viên của bộ phận và doanh thu của các sản phẩm. Việc sử dụng hai tiêu thức này là chưa phù hợp vì chúng khơng có liên quan trực tiếp đến nhu cầu hay mức độ

sử dụng dịch vụ của bộ phận hoạt động trong thực thực tế. Chẳng hạn như chi phí

cơng tác của bộ phận nhân sự trong tháng thực tế không phục vụ cho các bộ phận hoạt động như vẫn được phân bổ về các bộ phận này theo tiêu thức 50% theo số

lượng nhân sự và 50% theo doanh thu sản phẩm. Cách phân bổ này là gượng ép vì chi phí phân bổ cho các bộ phận hoạt động khơng có mối quan hệ với mức độ sử

dụng dịch vụ. Do đó, việc sử dụng tiêu thức chưa hợp lý sẽ làm cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý tại các trung tâm trách nhiệm chưa mang lại độ chính xác cao. Trong khi đó, việc phân bổ chi phí bộ phận phục vụ đến các bộ phận hoạt động với mục đích kiểm sốt chi phí và hiệu quả hoạt động địi hỏi sự

chính xác trong đo lường mức độ sử dụng dịch vụ của các bộ phận hoạt động. Ngoài ra, các chỉ tiêu dùng để đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị của các trung tâm trách nhiệm của Cơng ty cịn sơ sài và chưa thật sự thể hiện hết vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý. Các đánh giá về hiệu quả chỉ được phản ánh qua các con số so sánh (tương đối và tuyệt đối) giữa thực tế thực hiện với dự

tốn ngân sách, trong khi đó, các thước đo tài chính (ROI hay RI) cho biết về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như việc nỗ lực quản lý bằng những kết quả tài

chính này của các nhà quản lý doanh nghiệp thì chưa được sử dụng. Nhưng thực tế những con số so sánh không phải là điểm nhấn để làm động lực thúc đẩy sự việc phát triển, mà chúng là chỉ là những cột mốc để từ đó nhìn lại, là sản phẩm của các hoạt động trong quá khứ. Điều này có thể làm cho các nhà quản lý khó nắm bắt sâu sắc được tình trạng hiện tại và tương lai có thể xảy ra của bộ phận mình.

d. Về hệ thống báo cáo hàng tháng của các bộ phận

Nhược điểm lớn khác đối với hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty VNG là chưa lập hệ thống báo cáo đánh giá hiệu quả của từng trò chơi trực tuyến riêng biệt. Các báo cáo kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm chỉ có số liệu mà khơng có sự phân tích của bộ phận kế tốn quản trị cũng như các nhà quản lý về sự biến động. Trong khi đó, báo cáo trách nhiệm của bộ phận chỉ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh theo từng nhóm sản phẩm, chứ khơng theo từng sản phẩm. Việc báo cáo và

việc đánh giá hiệu quả quản lý giữa những bộ phận cũng như trách nhiệm quản lý của các trưởng bộ phận.

Thực tế cho thấy rằng, Cơng ty chưa có sự phân chia các trò chơi trực tuyến về các bộ phận hợp lý. Chẳng hạn: Đối với PG1, PG2, các nhà quản trị được giao

nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh của các sản phẩm mới phát hành và quan

trọng của công ty như Võ lâm truyền kỳ, Kiếm thế, Tinh võ,…; bộ phận khác thì gồm những sản phẩm mới và một số sản phẩm đã phát hành lâu nhưng vẫn cịn duy trì được sự hấp dẫn đối với người chơi như PG3; trong khi đó, PG4 chỉ quản lý

những trò chơi trực tuyến đã qua thời kỳ được ưa chuộng Tung hoành thiên hạ, Võ lâm Web,… Vì vậy, những bộ phận như PG1 và PG2 luôn đạt lợi nhuận cao và bộ phận PG4 thì lợi nhuận ln thấp hơn nhiều so với các bộ phận kinh doanh cịn lại, trong khi đó, chi phí bộ phận phục vụ lại được phân bổ về bộ phận này theo số

lượng nhân sự. Điều này dẫn tới sự phản ảnh sai lệch về lợi nhuận trong kỳ cũng

như sự đánh giá sai lầm về trách nhiệm của nhà quản trị bộ phận.

e. Về mặt hệ thống kế tốn và báo cáo tài chính sử dụng của doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính của cơng ty VNG được lập hàng tháng và hoàn thành vào ngày làm việc thứ 10 của tháng sau. Tuy nhiên, bộ báo cáo mỗi tháng của Công ty lại luôn thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ mặc dù báo cáo cuối cùng trong ba loại báo cáo quan trọng trong báo cáo tài chính, là báo cáo tối thiểu mà nhà quản lý cần phải sử dụng và hiểu rõ tất cả các thay đổi về tiền tệ của công ty theo ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Do đặc điểm kinh doanh về trị chơi trực tuyến, công ty VNG đang ghi nhận

doanh thu khơng theo cơ sở kế tốn dồn tích mà ghi nhận kế toán theo cơ sở tiền, nghĩa là doanh thu được ghi nhận theo số tiền đã bán thẻ trò chơi trực tuyến trừ đi các chiết khấu và được nạp vào trị chơi trực tuyến. Và khi đó, cách ghi nhận doanh thu này sẽ làm mất đi tính phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong một kỳ kế toán nhất định. Tuy cách ghi nhận doanh thu này của công ty cổ phần Tập Đồn Vi Na thực hiện theo Cơng văn số 7932/BTC-CDKT ngày 27 tháng 06 năm 2006,

nhưng cách ghi nhận này chưa đáp ứng được nguyên tắc phù hợp của chuẩn mực kế tốn Việt Nam.

Cơng ty VNG đang tập hợp và phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán) và chi phí ngồi sản xuất (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Vì vậy, các cách phân loại chi phí khác như phân loại theo cách ứng xử của chi phí: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp; phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí chênh lệch, chi phí kiểm sốt được và khơng kiểm sốt được, chi phí cơ hội, chi phí ẩn,… đều chưa được hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty quan tâm một cách đầy đủ. Trong khi đó, thực tế cho thấy rằng sự hiểu biết sâu sắc về cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để ra quyết định của các nhà quản trị và cách ứng xử của chi phí phụ thuộc rất lớn vào thái độ của nhà quản trị doanh

nghiệp. Đồng thời, các trưởng bộ phận thường khơng có kiến thức chun mơn về

kế tốn nên việc trình bày báo cáo của các bộ phận theo chi phí vào giá vốn (632), chi phí bán hàng (641) hay chi phí quản lý doanh nghiệp (642) của bộ phận kế toán quản trị hiện nay là không hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các trưởng bộ phận.

Là một trong những nhà phát hành trò chơi trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, công ty VNG thường xuyên phát sinh chi phí bản quyền với các đối tác nước ngồi. Do đó, tỷ giá là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp trong việc thanh toán cho đối tác. Thơng thường, bộ phận kế tốn thường sử dụng tỷ giá của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vào ngày cuối cùng của mỗi tháng để ghi nhận chi phí phải trả về phân chia lợi nhuận từ phát hành trị chơi trực tuyến cũng như phí bản quyền trò chơi trực tuyến. Do thời điểm ghi nhận chi phí và thanh tốn thường có sự chênh

lệch về thời gian nên VNG luôn chịu một khoản chênh lệch tỷ giá khi báo cáo thuế. Khoản chênh lệch này không được thể hiện trên báo cáo của bộ phận và vì vậy cũng khơng phản ánh thật sự chính xác kết quả kinh doanh trị chơi trực tuyến của các bộ phận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

X™W

Sau sáu năm phát triển, công ty VNG đã khẳng định vị trí dẫn đầu của mình

trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm trò chơi trực tuyến và dịch vụ cộng đồng trên mạng điện tử tại Việt Nam.

Qua việc phân tích về hệ thống kế tốn trách nhiệm của cơng ty cổ phần Tập

Đồn Vi Na, tác giả nhận thấy rằng hệ thống kế tốn trách nhiệm của Cơng ty đã có

sự phân cấp trong quản lý và xác lập được các trung tâm trách nhiệm với việc xác

định mơ hình, nhân sự, mục tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm cũng như các chỉ tiêu để đánh giá thành quả kinh doanh bộ phận và trách nhiệm quản lý của các nhà quản

trị bộ phận. Bên cạnh đó, Cơng ty xây dựng tương đối tốt hệ thống các báo cáo

trách nhiệm theo các trung tâm, hệ thống phân bổ chi phí và ln thực hiện dự tốn ngân sách hàng năm cho doanh nghiệp mình. Đó chính là những thành cơng nổi bật của hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na cần khắc phục một số nhược điểm và hoàn thiện những hạn chế trong hệ thống kế tốn trách nhiệm hiện tại. Đó là:

- Sự phân quyền quản lý chưa triệt để và các trung tâm trách nhiệm chưa được

xây dựng một cách hồn thiện.

- Cơng ty chưa có hệ thống báo cáo thành quả kinh doanh theo từng sản phẩm

và việc phân loại và phân bổ chi phí chưa đáp ứng được hết nhu cầu thông tin của các cấp quản trị.

- Hệ thống kế tốn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc hạch tốn và tập hợp

doanh thu, chi phí nhằm hỗ trợ kế tốn quản trị phân tích hiệu quả kinh doanh của tồn doanh nghiệp.

Những phân tích về thực trạng hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na trên đây là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty.

CHƯƠNG 3

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần tập đoàn vina (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)