3.3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
3.3.6 Những giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện hệ thống kế toán trách
cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na
a. Công ty cần phát huy ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu,
đặc biệt là chức năng của hệ thống ERP.
Mặc dù hiện nay VNG đã dùng ERP cho công tác kế tốn tài chính lẫn kế tốn quản trị, tuy nhiên VNG chưa khai thác hết hiệu quả của ERP vì đối với phần lớn việc tính tốn các tiêu thức phân bổ, bộ phận kế toán quản trị vẫn sử dụng các bảng biểu excel. Đây là cũng có thể một nguyên nhân khiến quá trình lấy số liệu bị sai sót và khơng kịp thời. Do đó, các nhân viên kế toán quản trị cần kết hợp với đối tác
triển khai Oracle của doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cấp, áp dụng các phương thức tiên tiến nhất song song với việc mở rộng các chức năng của hệ thống ERP tiến
đến ứng dụng việc tính tốn các số liệu trên hệ thống mà không phải sử dụng các
bảng tính hỗ trợ từ bên ngồi. Khai thác lợi ích của ERP sau triển khai ln ln là sự kết hợp giữa áp dụng phương pháp tiên tiến với cơng nghệ thích hợp và phải là một phần không thể tách rời chiến lược quản lý của công ty. Triển khai thành công hệ thống ERP sẽ tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển của công ty trong tương
lai. Việc trang bị các phương tiện, thiết bị tính tốn hiện đại giúp cho việc xử lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều cơng sức. Hiện nay việc tin học hóa cơng tác kế tốn khơng chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và
cung cấp thơng tin được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó cịn làm tăng năng suất lao
động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy,
nâng cao hiệu quả hoạt động.
b. Hoàn thiện các yếu tố về nguồn lực nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống kế toán trách nhiệm
Một hệ thống kế toán trách nhiệm tốt đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được
các khái niệm và các kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin kế toán cho việc ra
quyết định, đồng thời, người quản lý phải hiểu quyết định của mình có ảnh hưởng thế nào đối với chi phí nếu muốn ra quyết định sáng suốt. Tại cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na hiện nay, những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản lý hoặc
khen thưởng cho những cá nhân làm tốt, xử phạt những người gây thiệt hại cho đơn vị lại không được ghi nhận đầy đủ, cụ thể và có hệ thống chưa được ghi nhận trên báo cáo này. Bên cạnh đó, các cấp Trưởng bộ phận thường khơng có những kiến
thức về kế tốn tài chính, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả của hệ thống báo cáo quản trị. Ví dụ: Trưởng bộ phận Tin học, bộ phận Kỹ thuật,… thì đặt câu hỏi đối với “doanh thu hỗn lại” hoặc “Chi phí khấu hao khác chi phí phân
bổ”,… Một trưởng bộ phận tốt phải vừa giỏi kinh doanh, vừa giỏi quản lý; phải nắm bắt được diễn biến tình hình và kịp thời phản ánh, báo cáo cho Ban Giám đốc để kịp thời đưa ra những điều chỉnh về phương hướng phát triển, sách lược, kế hoạch phát triển của công ty đồng thời thường xuyên nâng cao năng lực làm việc, hoàn thành tốt công việc được được giao.
Hiện nay tại VNG đang tồn tại song song ba chức danh giám đốc tài chính (CFO), quản lý tài chính (FC) và kế toán trưởng (CA) trong bộ phận kế toán tài chính. Ngun nhân cơ bản của tình trạng trên là do công ty chưa tách biệt chức năng giữa bộ phận kế tốn và bộ phận tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự khơng rõ ràng này khơng chỉ có trong nhận thức của Ban Giám đốc Công ty mà cả trong tư
duy của khơng ít nhà làm luật vì thực tế cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp quy về kế tốn chưa có một văn bản nào quy định về chức danh giám đốc tài chính cũng như quản lý tài chính. Như vậy, có thể nói để phát huy sự phối hợp hoạt động trong bộ phận tài chính kế tốn của cơng ty thì cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na cần phân định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của giám đốc tài chính, quản lý tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế tốn trong cơng ty.
Ngồi ra, bộ phận kế tốn quản trị tại cơng ty cổ phần Tập Đoàn Vi Na hiện nay chỉ có 5 nhân viên và chưa có sự tách biệt chức năng rõ ràng. Căn cứ vào qui mô, vào đặc điểm tổ chức quản lý cũng như vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, bộ phận kế toán quản trị cần tổ chức theo 2 nhóm nhỏ: Nhóm lập dự tốn ngân sách và theo dõi tình hình sử dụng ngân sách và Nhóm làm báo cáo của các bộ phận hàng tháng.
Với sự lớn mạnh về quy mơ của cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na, trong tương lai cơng ty nên có một sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa bộ phận kế toán quản trị và các trung tâm trách nhiệm, bằng cách sắp xếp một nhân viên kế toán trong mỗi trung tâm trách nhiệm. Nhân viên này là cầu nối giữa các trung tâm trách nhiệm với bộ phận kế toán về mặt chứng từ kế tốn, theo dõi tình hình sử dụng ngân sách và cập nhật các thông tin cần thiết cho cơng việc của bộ phận kế tốn quản trị. Sự bổ sung nhân sự này sẽ giảm tải công việc cho bộ phận kế tốn: các cơng việc thống kê, tập hợp chứng từ, số liệu đầu vào,… Ngồi ra, khi có những quy định mới về chứng từ kế tốn hay quy trình tài chính mới, bộ phận kế toán chỉ cần đào tạo cho một nhân viên kế toán của từng bộ phận thay vì phải hướng dẫn cho tất cả nhân viên trong công ty.
c. Giải pháp hỗ trợ từ các tổ chức nghề nghiệp
Mặc dù kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù, là vấn đề mang màu sắc chi
tiết, gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, khơng thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, tuy nhiên rất cần việc tăng cường vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kế toán theo hướng tăng cường xã hội hoá hoạt động
nghề nghiệp đặc thù này để kế tốn quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế, và thực sự được thừa nhận như một tất yếu khơng thể hịa tan vào kế tốn tài chính. Chẳng hạn như: hồn thiện về lý luận kế toán quản trị, bao gồm các 3 nội dung:
• Xác định rõ phạm vi kế tốn quản trị và nội dung kế toán quản trị trong
doanh nghiệp.
• Xác lập mơ hình kế tốn quản trị cho các ngành hoạt động: công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, kinh doanh giải trí, v.v…
• Xác lập mơ hình kế tốn quản trị theo từng quy mô : doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mơ trung bình, doanh nghiệp quy mơ nhỏ.
Bênh cạnh đó, các tổ chức nghề nghiệp cần tiến hành xúc tiến các chương trình hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho các doanh nghiệp tiếp cận mơ hình kế tốn trách nhiệm từ các nước có nền kế tốn quản trị phát triển trên thế giới và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tài chính để đổi mới phương pháp quản trị, tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn quản trị nói chung và kế tốn trách nhiệm nói riêng trong doanh nghiệp. Đồng thời, các tổ chức nghề nghiệp cũng cần xây dựng
và phát triển các chương trình, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
XW
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, đó là một cơng cụ để đánh giá trách nhiệm và thành quả quản lý của các cấp quản trị một cách đúng đắn
và chính xác. Để có thể tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm hiệu quả thì các quan điểm cơ bản cần phải được quán triệt, đó là: phù hợp mơ hình tổ chức
quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp; đảm bảo thống nhất với hệ thống kế tốn chung của Cơng ty và đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị; đảm bảo tính hài hịa giữa chi phí và lợi ích; đảm bảo phù hợp cơ chế quản lý của
nền kế toán Việt Nam.
Từ những kiến thức về hệ thống kế tốn trách nhiệm và những phân tích về hệ thống này của cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện về cơng tác tổ chức các trung tâm trách nhiệm như sau: tổ chức lại sự phân cấp quản lý triệt để và các trung tâm trách nhiệm được xây dựng một cách hợp lý; Các tiêu chí đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm trách nhiệm được chính xác và hiệu quả; Hệ thống báo cáo trách nhiệm đáp ứng được yêu cầu thông tin cho các nhà quản trị bộ phận và các nhà quản trị cấp cao;
Hồn thiện các phương pháp hạch tốn kế tốn và các giải pháp hỗ trợ để phát huy hiệu quả của hệ thống kế toán trách nhiệm.
Hệ thống kế tốn trách nhiệm khơng có một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức lẫn nội dung báo cáo. Do đó, với những giải pháp hồn thiện trên, tác giả mong rằng sẽ đóng góp tích cực vào quy trình xây dựng một hệ thống kế tốn trách nhiệm hiệu quả theo mục tiêu quản trị đặt ra của cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na.
KẾT LUẬN
XW
Là một trong những nội dung quan trọng của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà quản lý cấp cao trong việc lập các kế hoạch lâu dài, có điều kiện tốt hơn cho việc đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý và đồng thời có thể làm rõ được nguyên nhân yếu kém trong từng bộ phận và từng hoạt động.
Nhận thức được vai trị ngày càng quan trọng của hệ thống kế tốn trách nhiệm
đối với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của doanh nghiệp, đề tài
tập trung nghiên cứu các vấn đề về hệ thống này. Đồng thời, cơng ty cổ phần Tập
Đồn Vi Na là một trong những doanh nghiệp đầu tiên chun kinh doanh loại hình
trị chơi trực tuyến tại Việt Nam, do đó, việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Cơng ty cịn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc phải hoàn thiện hệ thống như một điều tất yếu. Chính vì vậy, thơng qua phân tích
thực tế về hệ thống kế tốn tại cơng ty này, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cũng như nâng cao chất lượng hệ thống quản lý kinh doanh tại công ty.
Với những giải pháp hoàn thiện đề xuất trong luận văn này trong việc tổ chức sự phân cấp quản lý, các chỉ tiêu đánh giá thành quả và xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm và các phương pháp hạch toán kế toán, tác giả hy vọng rằng chúng sẽ góp phần cho việc nâng cao chất lượng các thơng tin của hệ thống kế tốn trách nhiệm đối với các quyết định của các nhà quản lý trong cơng ty cổ phần Tập Đồn Vi Na nói riêng và cho các cơng ty thuộc ngành cơng nghệ trực tuyến – một ngành nghề kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
XW
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính đã kiểm tốn (2009, 2010) của Tencent Holdings Limited, Kingsoft Corporation Limited, Công ty cổ phần Tập Đồn Vi Na.
2. Bộ Tài chính (2006), Thơng tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán
quản trị trong doanh nghiệp.
3. PGS.TS.Phạm Văn Dược, TS. Huỳnh Lợi (2009), Mơ hình và cơ chế vận hành
kế tốn quản trị, Nhà xuất bản Tài chính.
4. PGS.TS.Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2010), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê.
5. PGS.TS.Phạm Văn Dược, TS.Huỳnh Đức Lộng, TS.Trần Văn Tùng, TS.Phạm
Xuân Thành, TS.Trần Phước (2010), Mơ hình báo cáo đánh giá trách nhiệm
quản trị trong công ty niêm yết, Nhà xuất bản Phương Đông.
6. PGS.TS.Phạm Văn Dược (2003), Kế tốn quản trị trong và phân tích kinh
doanh, Nhà xuất bản Thống kê.
7. TS. Huỳnh Lợi (2008), Kế tốn quản trị, Nhà xuất bản Giao thơng vận tải.
Tài liệu tiếng Anh
8. Anthony A. Atkinson, Robert S. Kaplan, Ella Mae Matsumura, S. Mark Young (2007), Management Accounting, Pearson Education, U.S.A.
9. Anthony A. Atkinson, Robert S. Kaplan (1998), Advanced Management
Accounting, Pearson Education Limited, U.S.A.
10. Paul M. Collier, Anthony J. Berry, Gary T. Burke (2007), Risk and
Management Accounting: Best Practice Guidelines for Enterprise-wide Internal Control Procedures, Cima Publising.
11. Colin Drury (2006), Cost and Management accounting, Thomson Learning, pp. 422.525.
12. Don R.Hansen, Maryanne M. Mowen, Liming Guan (2009), Cost Management:
Accounting and Control, South - Western Cengage Publishing, United States of
American, pp. 209-350.
13. Martijn Schoute (2008), “Determinants of responsibility centre choices – An empirical study at the managerial level”, Journal of Applied Management Accounting Research, 6 (1), pp. 47-58.
14. Ahmed Riahi-Belkaoui (2002), Behavioral Management Accounting, Quorum Books, London, pp: 225-241.
15. IAS 18: International Accounting Standards 18 – Các chuẩn mực kế toán quốc tế - Phương pháp ghi nhận doanh thu
Các trang mạng điện tử chính
16. http://en.wikipedia.org/wiki/Management_accounting 17. http://www.iasplus.com/standard/ias18.htm
PHẦN PHỤ LỤC
Tháng 09 Tháng 11 Tháng 04 Tháng 06 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 02 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 12 Tháng 02 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 08
Phát hành phiên bản thử nghiệm hạn chế của V õ Lâm Truyền Kỳ
Phát hành phiên bản thử nghiệm mở rộng của Võ Lâm Truyền Kỳ
Hoàn tất hợp đồng mua bản quyền phát hành Swordsman Online với
Kingsoft
Chuyến công tác đầu tiên của VNG ở Hàn Quốc và Trung Quốc
VNG được thành lập
2005
Hoàn tất hợp đồng mua bản quyền phát h ành Guild Wars với NCSoft Hoàn tất hợp đồng mua bản quyền phát hành Cửu Long Tranh Bá với
Indy21
Khai trương cửa hàng bán vật phẩm của Võ Lâm Truyền Kỳ Chính thức thương mại hóa Võ Lâm Truyền Kỳ
Hoàn tất hợp đồng mua bản quyền phát h ành game Ragnarok
Chạy thử Cyber Station Manager (CSM)
2006
Tháng 03 Phát hành phiên bản thử nghiệm hạn chế của Ragnarok
Phát hành phiên bản thử nghiệm hạn chế của Phong Thần
Tháng 09 Phát hành phiên bản thử nghiệm mở rộng của Cửu Long Tranh Bá Hoàn tất hợp đồng mua bản quyền phát h ành Boom Online với Nexon Tháng 07
Phát hành phiên bản thử nghiệm hạn chế của Cửu Long Tranh Bá
Chính thức đưa vào hoạt động trang thương mại điện tử http://www.123mua.com.vn/
Tháng 06 Thương mại hóa phần mềm miễn phí Cyber Station Manager Phát hành phần mềm miễn phí Cyber Station Manager (CSM) Phát hành phiên bản thử nghiệm mở rộng của Ragnarok
Hoàn tất hợp đồng mua bản quyền phát hành Võ Lâm Truyền Kỳ 2 với Kingsoft
2007
Cơng cụ tìm nhạc trực tuyến Zing MP3 bước vào giai đoạn thử nghiệm http://mp3.zing.vn
Chính thức ra mắt Quỹ Từ Thiện VNG Tháng 04
Phát hành phiên bản thử nghiệm mở rộng của Boom Online
Chính thức thương mại hóa Cửu Long Tranh Bá và Ragnarok Phát hành phiên bản thử nghiệm mở rộng của Yobanbe
Tháng 03 Phát hành phiên bản thử nghiệm hạn chế của Boom Online Chính thức thương mại hóa Phong Thần
Phát hành phiên bản thử nghiệm mở rộng của Phong Thần
Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 02 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 01 Tháng 03 Tháng 04 2010
Sau 4 năm ra mắt, phần mềm CSM của VNG được sử dụng rộng rãi trên 95% số phòng máy cả nước.
Thuận Thiên Kiếm của VNG làm “dậy sóng giang hồ” với danh xưng “Game MMO đầu tiên được sản xuất tại Đông Nam Á”