Trong tình hình hiện nay khi mà các nền kinh tế trên tồn cầu đang phải đối mặt với tình trạng nợ cơng đang ngày diễn biến phức tạp thì ở Việt Nam nợ công cũng đang là một vấn đề lớn. Quản lý nợ công không những chỉ liên quan đến lòng tin của người dân đối với nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, lạm phát, đồng thời còn ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ mai sau.
Là một nền kinh tế nhỏ, chịu ảnh hưởng nhiều từ các thị trường nước
ngoài (bằng chứng là kim ngạch xuất khẩu trên GDP là 68,3% năm 2009 và 77,53% năm 2010 nguồn Tổng cục Thống kê) làm cho Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào tỷ giá đặc biệt là tỷ giá USD/VND. Gần đây, thế giới đang đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng nợ lan rộng, đầu tiên là ở Hy Lạp, sau đó sẽ đến khu vực liên minh đồng tiền chung Châu Âu. Đã có nhiều bài phát biểu thảo luận, hội nghị…về vấn đề này tại Việt Nam. Theo đa số các nhận định thì nợ cơng Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm sốt, đang ở mức an tồn…. Tuy nhiên, cơ sở cho những nhận xét này là căn cứ vào những số liệu
nào và liệu rằng có khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ tại Việt Nam
Để làm rõ về thực trạng nợ công trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam, đầu tiên tôi sẽ nhắc lại định nghĩa về nợ công của Việt Nam. Theo quy định của luật quản lý nợ cơng thì nợ cơng Việt Nam bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Kinh tế thế giới năm 2011 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi đến nền kinh tế nước ta. Việt nam là một trong số những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6.78% so với năm 2009. Đây là mức tăng khá cao so với mức 6.31% (2008) và 5.32% (2009) và vượt mục tiêu đề ra là 6.5% trong năm 2010. Tuy nhiên với tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và có khả năng suy thoái kép và những bất ổn về kinh tế vĩ mơ cịn nhiều tiềm ẩn cao như tỷ giá hối đối ln thường xun căng thẳng, những khó khăn từ thị trường tài chính, tiền tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát cao như tính chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2011 tăng 17.5% so với tháng 12/2010 và 19.83% so với cùng kỳ (số liệu Tổng cục thống kê) …đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Khi xây dựng kịch bản ban đầu cho kinh tế 2011, Chính phủ và Quốc hội từng đặt mục tiêu tăng trưởng 7-7,5%. Tuy nhiên, trước những khó khăn của nền kinh tế, chỉ tiêu này từng 2 lần bị điều chỉnh xuống còn 6,5% rồi 6%. Tính đến tháng 9/2011 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5.76%. Vì vậy, mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô kết hợp tăng trưởng kinh tế hợp lý và từng bước đảm bảo an sinh xã hội, u cầu chính phủ phải có nhiều nổ lực để hoàn thành mục tiêu nay.
Theo số liệu của từ Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì tình hình nợ Chính Phủ Việt Nam từ Năm 2007 đến 2011 như sau:
Bảng 2.1-Tình hình nợ Chính phủ Việt Nam từ 2007 đến 2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011ước tính
Tỷ số nợ(%) 33,8 36,2 41,9 44.5 43.6
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
Trong khi đó đến năm 2010, nợ nước ngồi của Việt Nam ước khoảng
42,2% GDP và tổng nợ công là 56,7% GDP và ước tính trong năm 2011 là
41.5% GDP và 54.6% GDP. Theo phân tích của IMF (2010), Việt Nam vẫn ở mức rủi ro vỡ nợ thấp của nợ nước ngoài nhưng cần lưu ý rằng khoản nợ này chưa tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước khơng được chính phủ bảo lãnh. Hơn nữa, vấn đề ở đây không chỉ là tỷ lệ nợ so với GDP mà cả quy mô và tốc độ của nợ nước ngồi và nợ cơng của Việt Nam gần đây đều có xu hướng tăng mạnh. Nếu năm 2001, nợ công trên đầu người ở Việt Nam là 144 USD thì đến năm 2010 lên tới 600 USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm
khoảng 18%. Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách lớn và hiệu
quả đầu tư công thấp đặt ra những lo ngại về tính bền vững của nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc cần tăng cường quản lý và giám sát nợ công một cách chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ở Việt Nam.
Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra cuối 2008 và Chính phủ phải mở rộng hầu bao cho các chương trình kích thích kinh tế, là một phần nguyên nhân quan trọng đẩy nợ công của Việt Nam tăng vọt trong 3 năm 2008-2010 (từ khoảng 44% năm 2008 lên 56,7% trong năm 2010).