Tác động trực tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 55 - 57)

2.3. Tác động của nợ công đối với Kinh tế-Xã hội của Việt Nam

2.3.1 Tác động trực tiếp

Những diễn biến phức tạp về nợ cơng có thể tạo ra những hiệu ứng không dự báo trước. Chẳng hạn danh mục nợ của Chính phủ ngày càng lớn và phức tạp, nó có thể gây ra những rủi ro lớn đối với sự bất ổn vĩ mơ, như mất khả năng thanh tốn quốc gia đối với phần cịn lại của thế giới và tình trạng

bất ổn định của tài chính quốc gia. Theo Bộ Tài chính, thì đến hết 31/12/2010, dư nợ công là 56,7% GDP. Đây là, một tỷ lệ tăng đáng kể so với các năm trước, cần có những biện pháp quản lý, kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng hiện nay để tránh những hậu quả bất lợi có thể xảy ra trong tương lai.

Một vấn đề khác, cũng gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào có ngưỡng nợ công cao chứ không riêng Việt Nam, là câu chuyện tỷ giá. Trong cơ cấu của nợ công, phần nợ nước ngoài chiếm một tỷ lệ

lớn. Nên vấn đề đặt ra ở đây là sẽ tiềm ẩn nguy cơ chênh lệch tỷ giá. Trong

khi trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, Chính phủ đang có kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc,… nên tỷ lệ nợ nước ngoài sẽ tăng vọt. Nhìn lại q trình này, đã có lúc Nhà nước phải đi vay với tỷ giá chỉ 11 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm hiện tại tỷ giá quy đổi đã lên đến mức trên 20 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD. Như vậy là khoản chênh lệch tỷ giá này toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phải hứng chịu.

Ngồi ra, cịn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ khơng có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của Chính phủ tăng lên). Chính phủ muốn tăng chi tiêu cơng cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó cịn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó cịn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ

vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu rịng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng khơng lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.

Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)