2.2. Phân tích ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam
2.2.3. Phân tích nợ bền vững của Việt Nam
Trước khi phân tích về nợ bền vững của Việt Nam, tôi sẽ lý giải một một vấn đề đáng lưu ý là tại sao tôi lại áp dụng khuôn khổ này (được IMF và
WB thiết lập cho các nước có thu nhập thấp) cho Việt Nam trong khi Việt Nam năm 2010 đã thốt khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. Thực tế, năm 2010 Việt Nam đã bước sang nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với mức GDP bình quân đầu người là 1160USD (theo báo cáo chính phủ). Tuy nhiên, với mức GDP bình quân đầu người này, Việt Nam nằm gần với ngưỡng dưới của nhóm nước có thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người từ 996 USD đến 1295 USD), hay nói cách khác, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Như vậy, tôi cho rằng một phân tích về tình hình nợ cơng Việt Nam theo khn khổ dành cho các nước có thu nhập thấp của IMF và WB vẫn là hợp lý vì hai lý do sau: thứ nhất, Việt Nam chỉ vừa vượt ra khỏi nhóm có thu nhập thấp (khoảng cách khơng xa); thứ hai, Việt Nam vẫn đang được hưởng những điều kiện ưu đãi tín dụng dành cho các nước có thu nhập thấp.
Để xác định các chỉ số ngưỡng nợ cho Việt Nam, trước tiên tôi cần xác định được chỉ số CPIA của Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
chính sách mạnh với chỉ số CPIA là 3.8 vào năm 2010 (con số này dùng để
đánh giá thời kỳ 2010-2011).
Bảng 2.8- Tỷ lệ đánh giá chính sách và thể chế của Việt Nam và các quốc gia khác (2006 – 2009)
Country Policy and Institutional Assessment Ratings, 2006 – 2009
Country 2006 2007 2008 2009 Policy Performance Rating for 2010-11 DSAs
Nguồn: World Bank
Theo DSF mức ngưỡng dành cho nợ Việt Nam sẽ là: 50% PV của nợ/GDP, 200% PV của nợ/hàng xuất khẩu, 300% PV của nợ/thu ngân sách, 25% dịch vụ nợ/hàng xuất khẩu, và 35% dịch vụ nợ/thu ngân sách. Các ngưỡng này được áp dụng đối với nợ nước ngồi của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Theo những số liệu phân tích và dự báo do WB và IMF cùng các tổ chức hợp tác quốc tế thực hiện vào tháng 7/2010 trong “Joint IMF/World Bank Debt Sustainability Analysis (DSA)” thì Việt Nam có nguy cơ vỡ nợ thấp, mặc dù các chỉ số nợ đã xấu đi do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu và những rủi ro kinh tế vĩ mô gia tăng kể từ cuối năm 2008.
Để phân tích nợ bền vững của Việt Nam, IMF đã xây dựng kịch bản kinh tế cơ bản của Việt Nam từ 2010 đến 2030 (xem chi tiết phụ lục 1), theo
Tonga 2.89 3.03 3.19 3.46 Weak Uganda 3.88 3.88 3.88 3.86 Strong Uzbekistan 3.00 3.13 3.31 3.33 Weak Vanuatu 3.14 3.25 3.30 3.38 Medium Vietnam 3.85 3.79 3.82 3.82 Strong Republic of Yemen 3.25 3.23 3.19 3.15 Weak Zambia 3.40 3.48 3.51 3.43 Medium Zimbabwe 1.77 1.65 1.40 1.86 Weak
tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ, hỗ trợ tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ tăng 6.5% trong năm 2010 và đến 7.5% vào năm 2015, nhờ đầu tư tư nhân tăng trưởng mạnh, tiêu thụ và xuất khẩu phi dầu mỏ tăng. Cũng như kiều hối phục hồi, nhập khẩu đang có chính sách tài chính thận trọng, thâm hụt tài khoản vãng lai dự tính giảm từ khoảng 7% GDP trong năm 2009 xuống 3.5% vào năm 2015, tiếp tục xuống 2.25% vào năm 2020, và cuối cùng đảo ngược vào thặng dư nhỏ vào năm 2030. Khi niềm tin các nhà đầu tư khơi phục, dịng vốn FDI và danh mục đầu tư dự kiến sẽ phục hồi, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được chọn trong tương lai. Qui mô dự trữ ngoại hối được dự đoán là sẽ nâng cao từ khoảng 2 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2009 đến khoảng 3 tháng
nhập khẩu vào năm 2015 và khoảng 3.5 tháng kết thúc 2030, thâm hụt ngân
sách tài chính dự kiến giảm từ 7.5% GDP năm 2009 xuống 2.5% GDP trong năm 2010 -15 nhờ nguồn thu phi dầu phục hồi. Về lâu dài, thâm hụt tài chính dự kiến sẽ tiếp tục giảm dần và đạt khoảng 1% GDP vào cuối năm dự báo. IMF đã dự phòng các nghĩa vụ chi trả của Việt Nam trong vòng 20 năm (xem phụ lục 2). Kết quả cho thấy tất cả các chỉ số bền vững nợ nước ngoài dự kiến (xem bảng bên dưới) vẫn ở dưới ngưỡng nợ áp dụng như đã đề cập ở trên.
Bảng 2.9 Ngưỡng gánh nặng nợ nước ngồi của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh của Việt Nam
Policy - Based Public and Publicly – Guaranteed External Debt Burden Thresholds for Vietnam
Thresholds Vietnam's Ratios
PV of debt in percent of
GDP 50 27 23
Exports 200 40 24
Revenues 300 101 88
Debt service in percent of
Exports 25 2 2
Revenues 35 5 9
Nguồn: IMF\WB
Xem bảng ngưỡng gánh nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ được
chính phủ bảo lãnh của Việt Nam cho thấy kết luận rằng Việt Nam có rủi ro vỡ nợ thấp. PV của nợ nước ngoài PPG và dịch vụ nợ dự kiến ban đầu gia tăng so với GDP, hàng xuất khẩu, và thu nhập của chính phủ, theo sau là một sự suy giảm trong thời gian dài. Về trung bình trong thời kỳ khảo sát, PV của tỷ lệ nợ nước ngoài PPG dự kiến sẽ giảm tương đối so với các tỷ lệ trong năm 2009, trong khi tỷ lệ dịch vụ nợ/hàng xuất khẩu, dự kiến sẽ vẫn không đổi, và tỷ lệ dịch vụ nợ/doanh thu được dự báo là cao hơn, phản ánh một sự thay đổi hướng về khoản vay thương mại nhiều hơn trong nợ nước ngoài PPG.
Tuy nhiên, theo phân tích độ nhạy tiêu chuẩn, chỉ số giá trị hiện tại (PV) của các khoản nợ so với GDP vi phạm nhẹ ngưỡng của nó, như phân tích thì PV của PPG nợ nước ngoài so với GDP sẽ vi phạm ngưỡng trong năm
2012 và 2013 (ở mức trên 51%) sau đó nó sẽ có xu hướng xuống dưới
tài chính khơng tạo nợ như FDI, kiều hối…và nguồn thu xuất khẩu giảm. Tỷ lệ nợ nước ngồi PPG dự kiến là ít thuận lợi.
60 b. PV of debt-to GDP ratio 50 40 30 20 10 0 2010 2015 2020 2025 2030 Nguồn: IMF\WB
Đồ Thị 2.2-Chỉ số nợ nước ngồi của Chính phủ và nợ được Chính phủ
bảo lãnh theo kịch bản 2010-2030 b. PV of debt-to-GDP+remittances ratio 60 50 40 30 20 10 0 2010 2015 2020 2025 2030 Nguồn: IMF\WB
Đồ Thị 2.3-Chỉ số nợ nước ngoài của Chính phủ và chính phủ bảo lãnh
theo kịch bản với kiều hối 2010-2030
Cơ bản kịch bản cú sốc mạnh nhất ngưỡng
Các kết quả tính bền vững nợ trên phụ thuộc rất nhiều vào các giả định cơ bản. Các giả định quan trọng bao gồm: (i) điều chỉnh tài chính làm giảm
thâm hụt ngân sách tổng thể khoảng 3 % GDP để neo nợ khu vực công xuống dưới 50 % GDP vào năm 2015 và hướng tới 40 % GDP sau đó, (ii) tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ và tính năng động của kinh tế Việt Nam tiếp tục như thường, (iii) tiếp tục tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngồi khơng tạo nợ, đặc biệt là kiều hối tư nhân, FDI và (iv) tiếp tục thu hút tài trợ ưu đãi từ các nguồn đa phương và song phương trong trung hạn.
PV của nợ nước ngoài PPG của Việt Nam vào cuối năm 2010 đạt
khoảng 42.2 % GDP và ước tính năm 2011 là 41.5% GDP. Tỷ lệ này là cao hơn dự kiến trong DSA trước đó, tuy nhiên nó vẫn cịn thấp so với ngưỡng 50% GDP. Các chỉ số nợ nước ngoài PPG và dịch vụ nợ khác cũng vẫn ở dưới ngưỡng nợ cho thấy vị trí của nợ nước ngồi PPG Việt Nam hiện tại vẫn trong tầm kiểm sốt.
Tóm lại, nợ nước ngồi của Việt Nam hiện nay vẫn cịn trong giới hạn an toàn nhưng xu hướng nợ nước ngồi đang gia tăng cho thấy, nếu khơng có những giải pháp hợp lý kèm theo, thì nợ nước ngồi có thể mất an tồn và gây ra các bất ổn kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, khi xuất hiện các khoản nợ bất ngờ tiềm tàng của Chính phủ. Trong khi hiện tại dữ liệu về các khoản nợ này chưa được minh bạch hóa. Cần phải có những nỗ lực cần thiết để ghi lại và theo dõi thông tin về rủi ro tài chính cơng một cách tồn diện.