Thực hiện chính sách vay và quản lý nợ hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 65 - 67)

Để có thể kiểm sốt được nợ cơng và hạn chế rủi ro phát sinh trong sử dụng nợ thì việc xác định trước một hạn mức vay nợ hợp lý với mục tiêu tăng trưởng là hết sức cần thiết. Theo đó, chúng ta sẽ tính tốn mức vay nợ tăng thêm trong mối quan hệ cân bằng giữa những yếu tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng, lạm phát, lãi suất vay nợ, phát hành tiền và bội chi ngân sách.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, mục tiêu kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều sâu, cơ bản là một nước cơng nghiệp và hình thành các thể chế kinh tế và mơ hình phát triển có sức cạnh tranh cao, gắn với hội nhập toàn diện vào thế giới, mức tăng GDP bình quân cao, đi cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển, bên cạnh đó cũng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tăng trưởng bền vững. Để khống chế mức nợ trên GDP ở mức hợp lý ta cần khống chế mức thâm hụt ngân sách và phát hành tiền.

Nhìn tổng quan những việc tích tụ phát hành tiền quá mức sẽ là nguy cơ đưa tình hình lạm phát trở nên phức tạp, vì thế nên nó đi đến đề xuất là sức mạnh chống chịu đối với nợ của Chính phủ nên đến từ thặng dư ngân sách nhà nước, bằng cách gia tăng thu nhập Chính phủ và chi tiêu công hiệu quả. Điều này đưa đến tăng khả năng chống chịu của ngân sách mà không cần phải

phát hành tiền, từ đó Chính phủ chủ động hơn trong chính sách điều hành vĩ

mơ, giảm mối lo về lạm phát và sẽ có thể tập trung tối đa vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam cũng như các nước thu nhập thấp và trung bình, vẫn còn một chặng đường dài để tăng cường khả năng chủ động quản lý cơ cấu kỳ hạn và tiền tệ của nợ. Quản lý nợ ở các nước có thu nhập thấp có xu hướng liên quan đến một sự lựa chọn giữa vay dài hạn ưu đãi bên ngoài bằng ngoại tệ và vay ngắn hạn trong nước. Mặc dù các khoản vay trong nước này theo giá thị trường phản ánh lạm phát đáng kể và có lãi suất cao phản ánh rủi ro thanh

khoản trong thị trường mới nổi. Đơi khi các Chính phủ cố gắng để giảm chi

phí lãi vay trong nước bằng cách vay ngoại tệ mặc dù tồn tại rủi ro tỷ giá. Thị trường tiền tệ trong nước phát triển sẽ giúp các nước có thu nhập thấp tài trợ phần lớn các khoản nợ của họ trong dài hạn với lãi suất cố định, giảm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thu nhập thấp thường khơng có sự lựa chọn như vậy. Chi phí vay cao ở thị trường trong nước làm họ phải phụ thuộc vào các nguồn vay bên ngoài.

Mặc dù có những hạn chế về các rủi ro quản lý nợ cơng, Việt Nam có thể thực hiện các bước khác nhau để cải thiện quản lý nợ của mình. Quan trọng nhất, Chính phủ cần phải theo dõi việc thanh toán nợ có hiệu quả để tránh bị phạt, và có những quyết định đầy đủ thông tin và minh bạch về số lượng và các điều kiện vay vốn mới, phù hợp với khuôn khổ kinh tế vĩ mô.

Điều này đòi hỏi: cải thiện việc giám sát của nợ công công khai, phối hợp chặt chẽ với quản lý nợ và chính sách tiền tệ, cung cấp cho cơ quan quản lý nợ với trách nhiệm pháp lý rõ ràng và công bố một chính sách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro nợ công tại việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)