2.2. Phân tích ngưỡng nợ an toàn của Việt Nam
2.2.1. Khuôn khổ đánh giá nợ của IMF và WB
Các nước thu nhập thấp thường phải vật lộn với khoản nợ lớn bên ngoài. Gánh nặng nợ đã được giảm một phần lớn từ các sáng kiến giảm nợ quốc tế, IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát triển một khuôn khổ để giúp và hướng dẫn các quốc gia, các nhà tài trợ trong việc huy động và tài trợ cho nhu cầu phát triển của các quốc gia này và giảm khả năng tạo nên nợ vượt mức trong tương lai. IMF và WB đã đưa ra một khuôn khổ nợ bền vững (DSF) được giới thiệu vào tháng 4 năm 2005, và được định kỳ xem xét lại. Theo bản thông tin của IMF(The Joint World Bank – IMF Debt Sustainability Framework (DSF) for Low – Income Countries) phương pháp này nhằm tới hai mục tiêu chính:
Thứ nhất, khuôn khổ được thiết kế để hướng dẫn việc quyết định vay
vốn của các quốc gia có thu nhập thấp trong một cách phù hợp với nhu cầu tài chính của họ với khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của họ, có tính đến hồn cảnh của mỗi quốc gia.
Thứ hai, hướng dẫn những quyết định cho vay để đảm bảo rằng nguồn
tài chính được cung cấp đến những quốc gia thu nhập thấp với những điều kiện nhất quán với mục tiêu phát triển và khả năng chịu đựng của nợ dài hạn.
Ngoài ra, nó giúp cải thiện đánh giá của WB và IMF cũng như những
khuyến nghị chính sách đối với khu vực này nhằm sớm giúp loại bỏ những khủng hoảng tiềm tàng có thể xảy ra.
Dựa vào Khn khổ này (DSF) thì việc phân tích nợ bền vững (DSA) được tiến hành như sau:
Phân tích gánh nặng nợ dự đốn 20 năm sau và tính bất ổn của nợ với các cú sốc chính sách và cú sốc ngoại sinh, tính tốn khả năng chịu đựng của nó.
Đánh giá rủi ro vỡ nợ tại thời điểm đó, dựa trên những ngưỡng nợ, chất lượng của chính sách và các thể chế.
Khuyến nghị chiến lược vay và cho vay nhằm hạn chế rủi ro khủng hoảng nợ.
DSF phân tích cả nợ nước ngồi và nợ khu vực cơng. Cho vay đối với
các quốc gia có thu nhập thấp khác nhau đáng kể trong tỷ lệ lãi suất và thời
gian trả nợ, khung phân tích tập trung vào hiện giá (PV)1 của nghĩa vụ nợ. Nó
có thể so sánh qua thời gian và qua các quốc gia.
Những quốc gia có thu nhập thấp với chính sách yếu kém có xu hướng đối mặt với khó khăn hồn trả ở mức nợ thấp hơn là những quốc gia có chính sách vững mạnh. DSF chia những quốc gia này thành 3 nhóm chính sách (mạnh, trung bình và yếu) dựa theo chỉ số CPIA và khuôn khổ đánh giá như sau:
Bảng 2.7 Ngưỡng gánh nặng nợ theo DSF
Debt Burden Thresholds Under the DSF
PV of debt in percent of Debt service in percent of
Exports GDP Revenue Exports Revenue
Weak Policy 100 30 200 15 25
Medium Policy 150 40 250 20 30
Strong Policy 200 50 300 25 35
DSF quan trọng là đánh giá của IMF về ổn định kinh tế vĩ mơ, tính bền vững lâu dài của chính sách tài khóa, và tính bền vững nợ tổng thể. Hơn nữa, đánh giá tính bền vững nợ được quan tâm tới để xác định tiếp cận tài chính của Quỹ tiền tệ Quốc tế, cũng như cho việc thiết kế giới hạn nợ trong chương trình quỹ hỗ trợ. Ngân hàng Thế giới sử dụng đánh giá nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài từ DSF để xác định phần tài trợ và cho vay hỗ trợ của nó cho mỗi quốc gia có thu nhập thấp.
Hiệu quả của DSF trong việc ngăn chặn nợ tích tụ quá nhiều về việc sử dụng rộng rãi bởi người vay và cho vay. Mức ngưỡng nợ được nêu trong phần này là kết quả từ phân tích thực nghiệm 59 quốc gia thu nhập thấp trên thế giới (trong đó có Việt Nam) do IMF và WB tiến hành vào năm 2004. Áp dụng mức ngưỡng nợ này kết hợp với đánh giá chính sách từ CPIA sẽ xác định được ngưỡng nợ của các nước.