- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Ngân hàng Chính sách xã hộ
2.3.2.1 Về hoàn thiện cơ chế chính sách.
Có thể nói ba năm qua là những năm có những điểm mốc pháp lý quan trọng đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Tiếp theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 16/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Luật số 46/2010/QH12) và Luật các Tổ chức tín dụng thay thế hai Luật Ngân hàng năm 1997. Trong đó, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dành trọn Chương V, với 13 Điều quy định về Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Đây là sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn để hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phát huy năng lực, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế và hội nhập ngân hàng trong thời gian tới.
So với các quy định về Thanh tra ngân hàng trong Luật Ngân hàng Nhà nước 1997, Luật NHNN 2010 có nhiều điểm mới quan trọng có tính chất đổi mới cơ bản về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Luật đã bổ sung về hoạt động giám sát ngân hàng. Vai trò, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước trên lĩnh vực thanh tra, giám sát cũng được điều chỉnh để tăng cường thẩm quyền trong việc xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng. Đồng thời, khẳng định thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong toàn bộ quá trình giám sát an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng từ khâu cấp phép, xây dựng quy chế an toàn, theo dõi, giám sát hoạt động, can thiệp khi phát sinh khó khăn và chủ động xử lý khi có nguy cơ đổ vỡ. Ngoài ra Luật thanh tra và nhiều văn bản qui phạm phát luật cũng được ban hành. Hoạt động thanh tra ngân hàng từng bước được đổi mới trên cơ sở xây dựng và ban hành các quy định an toàn phù hợp và tiếp cận dần với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Thực tế trong thời kỳ đầu, khi cơ chế, chính sách hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện, thanh tra, giám sát đã tham mưu, có những đề xuất cụ thể để hình thành cơ chế chính sách quản lý đối với các tổ chức tín dụng. Trong thực tiễn cơng việc, các vấn đề phát sinh đều được thanh tra, giám sát Chi nhánh ghi nhận để kịp thời báo cáo Giám đốc, qua đó kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có định hướng chỉ đạo và có cơ sở xây dựng cơ chế chính sách cho phù hợp. Việc hình thành cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ như hiện nay có sự đóng góp rất lớn của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua.