Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Cơ quan thanh tra,giám sát ngân hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 83)

- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Ngân hàng Chính sách xã hộ

3.3.1.2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Cơ quan thanh tra,giám sát ngân hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan.

Hệ thống luật pháp phục vụ cho công tác thanh tra giám sát còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đang được hồn thiện do đó chưa đáp ứng được yêu cầu thanh tra giám sát trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc xây dựng các luật, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan để tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tiến hành rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Do đó, việc hồn thiện môi trường pháp luật đủ sức điều chỉnh các quan hệ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là một địi hỏi khách quan hiện nay. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm để thanh tra, giám sát ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng.

Chính phủ cần hồn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng và xây dựng Luật giám sát ngân hàng tạo điều kiện cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Có thể thấy rằng, hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cần được tập trung hoàn thiện, hướng tới chuẩn mực mới, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh và tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả.

3.3.1.2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan. hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan.

- Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chính thức hoạt động từ ngày 1/8/2009 theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ t rên cơ sở hợp nhất 04 đơn vị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm: Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các Ngân hàng, Vụ Các Tổ chức tín dụng hợp tác, Trung tâm phòng chống rửa tiền. Với việc thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có một tổ chức thanh tra, giám sát thực hiện đủ 4 khâu của quá trình quản lý nhà nước đối với tổ chức tín dụng gồm: Ban hành cơ chế, chính sách, quy chế; cấp phép và thu hồi giấy phép; thanh tra, giám sát; xử lý sau thanh tra; đồng thời thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng và phòng chống rửa tiền. Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước là góp phần bảo đảm sự an tồn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng và chấp hành nghiêm túc pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của cơng chúng. Đây là bước đột phá, một nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát và tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Bộ Tài chính: Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là sự đan xen giữa các hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính phi ngân hàng, khơng ít tổ chức tín dụng tham gia cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán. Theo quy định, Bộ Tài chính thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cịn nhiều hạn chế trong việc thanh tra, giám sát toàn bộ thị trường tài chính. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước muốn thực hiện việc giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phải phối hợp với các cơ quan giám sát liên quan giám sát các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhằm có trách nhiệm thơng báo cho thanh tra, giám sát thuộc Bộ Tài chính phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của mình phụ trách.

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: là một mắt xích quan trọng trong hệ thống an tồn tài chính, trực tiếp đánh giá rủi ro của từng tổ chức tín dụng, từ đó đưa ra những cảnh báo sớm nhằm chấn chỉnh hoạt động, bảo đảm tính lành mạnh của

từng tổ chức tín dụng. Bảo hiểm tiền gửi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát an tồn, phối hợp hoạt động, chia sẻ thơng tin và cùng chịu trách nhiệm với các cơ quan khác về sự an toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính – tiền tệ, góp phần ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện tốt chức năng bảo hiểm, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cũng như phịng chống đổ vỡ, ngăn chặn trước những sự kiện bảo hiểm có thể xảy ra, Bảo hiểm tiền gửi phải tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi.

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi trao đổi thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng tham gia Bảo hiểm tiền gửi, việc chấp hành các quy định về Bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong hoạt động ngân hàng theo định kỳ quý, hoặc thơng tin về hỗ trợ tài chính và việc chi trả tiền gửi bảo hiểm đối với tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi Cung cấp cho BHTGVN các thông tin liên quan đến tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo định kỳ hàng quý, về tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả, có tỷ lệ nợ quá hạn cao hoặc có thất thốt lớn về vốn, tài sản và có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác sau khi có kết luận thanh tra và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.

- Thanh tra Nhà nước: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng ngoài việc chịu sự điều chỉnh của Luật ngân hàng nhà nước còn phải phù hợp với Luật Thanh tra của Chính phủ. Để hoạt động của thanh tra ngân hàng ngày càng có hiệu quả, đảm bảo cho tổ chức tín dụng phát triển một cách an tồn, Thanh tra chính phủ cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra rõ ràng và chặt chẽ, tránh tình trạng chồng chéo; đổi mới phương thức và nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phải thường xuyên có sự phối hợp với thanh tra Chính phủ trong việc thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng nhất là đối với trường hợp thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, ngành. - Với các tổ chức quốc tế: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần có mối quan hệ để trao đổi thơng tin với cơ quan giám sát ngân hàng của các nước có

chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam cũng như Hội sở chính của các ngân hàng mẹ, đây cũng là một tiêu chuẩn của Basel 1. Cần có quy định về vấn đề trao đổi thông tin và hợp tác với các cơ quan giám sát ngân hàng các nước và hội sở chính của các ngân hàng mẹ, và cũng cần có quy định về trao đổi thông tin phối kết hợp với cơ quan thanh tra giám sát của bảo hiểm, thị trường chứng khoán trong nước với các vụ việc liên quan đến các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngồi. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, tiếp thu những công nghệ, phương pháp, mơ hình thanh tra hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thanh tra, giám sát ngân hàng.

Để việc thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng có hiệu quả, Chính phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam... Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan thanh tra giám sát tài chính khơng bị chồng chéo công việc, đảm bảo giám sát tốt, chạt chẽ hơn các tổ chức đa ngành. Có như vậy mới xác định rõ chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị, cơ quan trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cũng đã cho thấy rằng sự bất ổn của hệ thống tài chính đã làm suy giảm nền kinh tế của các nước một cách trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nghiêm trọng hơn là khủng hoảng lòng tin và bất ổn xã hội. Do đó, việc cải tổ, nâng cấp thậm chí thay đổi hệ thống thanh tra giám sát tài chính phù hợp hơn là địi hỏi hết sức cấp bách đối với các quốc gia và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng thay đổi này. Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước, là mục tiêu chính của nhiều quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống giám sát tài chính đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 83)