Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thanh tra,giám sát ngân hàng 1 Về cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 64)

- Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Ngân hàng Chính sách xã hộ

2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thanh tra,giám sát ngân hàng 1 Về cơ chế chính sách.

2.3.3.1 Về cơ chế chính sách.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác thanh tra tuy đã được được bổ sung và hoàn thiện nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ, còn nhiều kẻ hở làm cho cán bộ làm cơng tác thanh tra gặp khó khăn trong q trình thực thi nhiệm vụ. Các văn bản dưới luật về hoạt động của các ngân hàng có nhiều, nhưng có những văn bản chưa rõ ràng, thiếu nhất quán làm cho việc áp dụng chưa thống nhất giữa các ngân hàng, dẫn đến căn cứ để Thanh tra ngân hàng kết luận vi phạm không đầy đủ, chặt chẽ, hạn chế hiệu lực thanh tra.

Chưa có một luật thanh tra giám sát chuyên ngành quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động các các cơ quan giám sát và đặc biệt để làm rõ cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chủ chốt: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Các cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra truyền thống bỏ sót nhiều lĩnh vực hoạt động, dịch vụ, sản phẩm mới của các tổ chức tài chính, đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng có sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Chưa thiết lập các công cụ phục vụ cho giám sát an tồn vĩ mơ cho cả hệ thống và giám sát an tồn vi mơ cho từng định chế tài chính một cách có hiệu quả, nhất là trong điều kiện chuyển sang thanh tra giám sát dựa trên rủi ro trong thời gian tới. Các mơ hình phân tích, dự báo, kiểm định “độ căng” (stress test) của cả hệ thống và cho từng định chế tài chính chưa được phát triển.

Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro (theo Khoản 2, Điều 59, Luật NHNN 2010) do đó việc hình phạt xử lý các tổ chức tín dụng vi phạm cịn nhẹ chưa tương xứng với hành vi phạm tội gây ra, chỉ mang tính răn đe chưa mang tính giáo dục cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)