1.7.3 .1Chiến lược dẫn đầu về chi phí
2.3 Phân tích và dự báo
2.3.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật
Hoạt động kinh doanh bất động sản ở Việt Nam bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, quan trọng nhất là: Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 1999); Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đầu tư năm 2005;
Luật về Nhà ở năm 2005; Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2006, các nghị định, thông tư, văn bản đã được Chính Phủ, Bộ Xây Dựng ban hành nhằm cụ thể hóa,
hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trong đó, quan trọng nhất là Luật kinh doanh bất động sản được Quốc hội thơng qua ngày 26/09/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Luật này qui định về hoạt động kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, các
hành vi bị cấm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (phụ lục 09: Pháp luật về kinh doanh bất động sản).
Về nhà ở cho Việt kiều, Nghị định 71/2010/NĐ-CP thoáng hơn so với trước
đây cho Việt kiều muốn mua nhà ở tai Việt Nam. Theo đó, quy định mới cho phép
Việt kiều mua nhà không hạn chế số lượng đối với các đối tượng có quốc tịch Việt Nam và có hộ chiếu Việt Nam cịn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngồi, phải có giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động và quản lý thị trường bất động sản ở nước ta
đã bộc lộ nhiều hạn chế như: thị trường bất động sản phát triển còn tự phát, thiếu
lành mạnh, giao dịch ngầm vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tình trạng đầu cơ nhà đất, kích cầu
ảo để nâng giá bất động sản làm cho thị trường “nóng, lạnh” bất thường.
Hệ thống pháp luật về bất động sản nói chung và kinh doanh bất động sản nói riêng tuy đã có nhưng cịn tản mạn, chưa đầy đủ và không thống nhất, thủ tục cịn rườm rà, nhiêu khê. Chính phủ đang rà soát và điều chỉnh theo hướng thuận lợi hơn cho sự phát triển của thị trường, trước hết là giảm thiểu thủ tục, rút ngắn thời gian xin phép, phê duyệt dự án đầu tư.