Nguyễn Trung Thành

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 26 - 30)

1. Hình tượng cây xà nu

Có lẽ với một trái tim thi nhân, những người nghệ sĩ luôn rung cảm trước những vẻ đẹp của tạo hoá, những mảnh đất mà họ đã đi qua, con người mà họ từng gặp.Vì thế ta đã từng bắt gặp một Hồng Cầm cả đời đắm đuối trong khơng gian Kinh Bắc, một Hồng Phủ Ngọc Tường thắm cả tâm hồn cùng đất trời, sơng nước Huế thì một Nguyễn Trung Thành lại say mê trải lòng với Tây Nguyên đậm chất sử thi. Thiên nhiên và con người nơi Tây Nguyên đã được ơng tái hiện chân thực với những gì đẹp đẽ nhất, anh dũng nhất qua tác phẩm “ Rừng xà nu” đã lôi cuốn tâm hồn bạn đọc với những gì rất riêng mà chỉ có thể thấy ở Nguyên Ngọc- Nguyễn Trung Thành. Mà tiêu biểu ở đó là hình ảnh cây xà nu hiên ngang, bất khuất đã in dấu như một bức tượng đài khơng thể phai mờ trong lịng độc giả.

Tác phẩm ‘ Rừng xà nu ‘ ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập ‘ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc ‘. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Trước hết, cây xà nu được hiện lên với hình ảnh tả thực- một loại cây quen thuộc, loại cây đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên mang vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu ‘ bát ngát đến tận chân trời ‘ mà còn gần hai mươi lần nói đến ‘ Rừng xà nu ‘, ‘ Cây xà nu ‘, ‘ Nhựa xà nu ‘, ‘ Lửa xà nu ‘, ‘ đuốc xà nu ‘… Không chỉ thế, cây xà nu như một người con của

núi rừng, có quan hệ gắn bó với con người Tây Ngun. Trước hết, hình tượng cây xà nu có mặt trong suốt chiều dài của tác phẩm trờ thành một nhân vật tham dự vào đời sống sinh hoạt của dân Làng Xô Man. xà nu bây giờ không đơn thuần là một lồi cây trong rừng, mà nó đã trở thành một nhân vật, một nhân chứng trong suốt chiều dài của tác phẩm. Xuất hiện trên dưới hai mươi lần, những lần đau đớn nhất, hạnh phúc nhất, căm phẫn nhất, hình ảnh xà nu đều có ở đó, cùng với dân làng Xơ Man. Nếu xóm làng quen thuộc chúng ta từng bắt gặp trong các tác phẩm văn học là hình ảnh những rặng tre xanh mát bao trùm cả xóm làng thì người dân Xơ Man nơi dẻo cao Tây Nguyên ăn đời ở kiếp với cây xà nu. Lửa xà nu cháy trong mỗi bếp, mỗi nhà, những đứa trẻ chào đời bên gốc xà nu, những con người anh hùng cũng chọn gốc xà nu làm nơi yên nghỉ. Ngày còn nhỏ, Tnú và Mai cùng với những cán bộ cách mạng, học con chữ từ chiếc bảng đan bằng nứa xơng khói xà nu: khói xà nu xơng bảng để anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. Tnú đọc thư anh Quyết bên ánh lủa xà nu, đuốc xà nu tiễn Tnú lên đường tham gia lực lượng. Chính nhựa xà nu để thử thách lịng kiên trung của Tnú. Thậm chí trong khí thế hùng mãnh nhất, cũng có hình ảnh của cây xà nu, ngọn xà nu đã khơi dậy cùng với lịng quyết tâm của con dân làng Xơ Man. Họ nơi dậy với ánh đuốc xà nu rực sáng khắp núi rừng. Và đêm đó, cũng trong ánh lửa xà nu bập bùng, cụ Mết kể cho những thế hệ sau của làng Xô Man câu chuyện về Tnú, cũng là câu chuyện hào hùng mà dân làng Xô Man đã đi qua. Không chỉ thế, dưới ánh lửa bập bùng của xà nu dân làng Xô Man chuẩn bị giáo mác nổi dậy. Đống lửa xà nu ở sân nhà ưng đã rọi rõ xác của mười tên giặc nằm ngổn ngang. Và ở cuối câu chuyện, khi Tnú ra đi Dít và cụ Mét tiễn anh ra tận đồi xà nu cạnh con nước lớn. Qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc nhà văn Nguyễn Trung Thành đã cho người đọc cảm nhận được mối quan hệ máu thịt giữa hình tượng cây xà nu với dân làng Xơ Man. Cây xà nu gắn bó với người dân Xơ Man đến mức nó cũng biết đau thương, biết căm hờn, biết tức giận trước những tội ác của kẻ thù, biết tự hào khi những con người anh hùng Tây Ngun lập được chiến cơng. Thêm vào đó, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã quan sát cây xà nu một cách tỉ mỉ và yêu con người Xơ Man lắm để tìm ra sự tương đồng từ trong máu thịt. Đó là cụ Mết, cụ ở trần ngực căng như một cây xà nu lớn. Cụ hiện lên với cây xà nu như một cây xà nu đại thụ với sự cường tráng, khoẻ mạnh và kiên cường của làng Xơ Man. xà nu cịn đời đời bất tử trở thành chỗ dựa vững chắc cho con người, hoá thành chiến luỹ bảo vệ cho làng “ ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng”.

Cứ thế hình ảnh cây xà nu đã đi vào trang viết của Nguyễn Trung Thành một cách nhẹ nhàng mà không kém phần sâu sắc, đều bắt nguồn từ sự gắn bó ngồi đời thực của loài cây này với con người Tây Nguyên. Viết về cây xà nu, chính nhà văn đã từng tâm sự: nói về lồi cây nhưng cũng thực chất là muốn nói tới những anh hùng trên mảnh đất này. Loài cây ấy và những con người anh hùng

soi chiếu vào nhau, cùng toả sáng lung linh trong từng trang viết của thiên truyện.

Khơng chỉ là lồi cây của núi rừng, cây xà nu hiện lên trong tác phẩm cịn gắn liền với cuộc đời, phẩm chất, tính cách của con người Tây Nguyên.Hình tượng cây xà nu đã phản ánh sự đau thương mất mát và niềm uất hận khôn nguôi của đồng bào Tây Nguyên trong những năm khủng bố ác liệt. Đó là những năm tháng đen tối trong lịch sử, cũng chính là những năm tháng đen tối mà những người dân Xơ Man nói riêng và những người dân Tây Nguyên nói chung phải gánh chịu những tổn thất cả về tinh thần lẫn thể chất. Đó là những mất mát khơng thể bù đắp được đã được in dấu trong từng hình tượng cây xà nu. Hình ảnh cây xà nu “nằm trong tầm đại bác của giặc”, “chúng nó bắn đã thành lệ”. Không chỉ thế, cây xà nu đã phải hứng chịu hết đau thương tổn thất do chiến tranh gây ra “ Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn” “Hàng vạn cây khơng có cây nào khơng bị thương”.Soi chiếu vào hình tượng cây xà nu là con người Tây Nguyên với những đau thương, hi sinh và mất mát. Dân làng Xô Man phải chịu địn roi của bọn thằng Dục khơng trừ một ai tiếng kêu khóc dậy cả làng.Trong những ngày đen tối, nỗi đau của cây xà nu cũng chính là nỗi đau của cả dân làng Xơ Man khi phải chứng kiến sự hi sinh của anh Quyết, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng, hay anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng, còn mẹ con Mai chết dưới trận mưa cây sắt của bọn thằng Dục. Tất cả những hình ảnh đó là những hình ảnh của cuộc đời đầy đau thương, căm phẫn. “Nhựa xà nu bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” . Từ đó, lịng căm thù của nhân dân Tây Nguyên được cô nén lại thành từng khối, chờ dịp bùng lên mạnh mẽ thành sức mạnh phản kháng.

Cây xà nu cũng hiện lên mạnh mẽ, sinh sôi này nở như các thế hệ nối tiếp nhau làm cách mạng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành hình ảnh của các cây xà nu hiện lên tràn đầy lòng ham sống, sự trỗi dậy: “Cạnh một cây mới ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên” “Ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Từ đó, chúng ta thấy được hình ảnh của những con người Tây Nguyên yêu làng, yêu nước : Cây xà nu đại thụ chính là cụ Mếtt , Cây xà nu non: thằng bé Heng, cịn anh Quyết hi sinh có Tnú thay thế, Mai hi sinh thì Dít vững vàng hơn cả chị của nó ( bí thư chi bộ kiêm chính trị viên ). Lịng u nước nồng nàn, tiếp nối thế hệ cách mạng là truyền thống của dân tộc ta. Chúng ta đã từng bắt gặp trong bài thơ “ Báng súng “ của Hồng Trung Thơng

Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên viết tiếp thay cha

Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hơm qua

Từ đó, chúng ta thấy những cây xà nu biểu trưng cho các thế hệ con người kế tiếp nhau trưởng thành trong bão táp chiến tranh, kế tiếp nhau đứng lên chống

giặc.

Vẻ đẹp nữa của cây xà nu là vẻ đẹp biểu tượng cho con người Tây Nguyên yêu tự do và lý tượng cách mạng.Cây xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời, u tự do. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó, nhà văn thêm một lần nữa khiến người đọc phải rung động trước cây văn đầy ánh sáng và hương thơm: : “ Ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế, nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, vô số hạt bụi vàng bay ra từ cây thơm mỡ màng”. Tác giả đã sử dụng các động từ mạnh: phóng, lấy, mang để thể hiện khao khát mãnh liệt luôn hướng đến ánh sáng của cây xà nu cũng như con người Tây Nguyên hướng tới lý tưởng cách mạng. Đó là Cụ Mết từng nói: “ cán bộ là đảng, đảng cịn núi nước này cịn”. Cụ hiểu và tn thủ mọi chủ trương chính sách của Đảng: đánh thằng Mỹ phải đánh dài. Cịn Tnú ngay từ bé đi ni giấu cán bộ trong rừng, ln trung thành tuyệt đối với cách mạng. Dít từ bé, bị qua máng nước vào rừng tiếp tế cho cụ Mết và thanh niên khơng ngại gian khổ, khó khăn. Khi lớn lên thì tiếp tục con đường cách mạng. Dân làng Xơ Man ln có niềm tự hào: suốt năm năm khơng có cán bộ nào bị bắt trong rừng này. Tóm lại, hình tượng cây xà nu là biểu tượng cho dân làng Xô Man khao khát tự do khao khát hướng về lí tượng cách mạng tìm đến với ánh sáng của Đảng.

Cuối cùng, cây xà nu là biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp hoang dại của cây xà nu: “có những cây con bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi vết thương không lành được năm đến mười hơm thì cây chết. Nhưng có những cây đạn đại bác khơng giết nổi chúng. Rừng xà nu có sự trường tồn bất diệt diệu kì để tạo thành những cánh rừng xà nu hùng vĩ có thể che chở cho dân làng cũng như tinh thân kiên cường bất khuất và sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Đó là Tnú giặc tra tấn dã man vẫn khơng khai, khi bị đốt mười ngón tay khơng kêu van một tiếng. Hay Mai một cô gái dũng cảm, dưới trận mưa cây sắt của bọn thằng Dục đã che chở cho đứa con thơ không một lời van xin . Đó là sự hi sinh anh dũng của một người mẹ anh hùng. Cịn Dít, từ khi cịn bé bị bọn thằng Dục tra tấn bằng cách bắn đạn vượt qua váy xén tóc, đến viên thứ mười thì nó im bặt và bình thản nhìn.

Với nghệ thuật so sánh, nhân hóa kết cấu vịng trịn khi xây dựng hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã tạo nên một sự liên tưởng độc đáo. Hình tượng cây xà nu cũng mang những đặc điểm về cuộc đời, phẩm chất, tính cách cảu con người Tây Nguyên: Cuộc đời đầy đau thương mất mát, nhưng kiên cường bất khuất tất cả đã tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của con người Tây Ngun.

Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con

người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng Cây xà nu đã được tác giả đưa lại cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở thành linh hồn tác phẩm. Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật có ý nghĩa: ‘ Rừng xà nu ‘.

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w