Tây Tiến Quang Dũng

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 50 - 65)

Quang Dũng

1. Hình tượng người lính Tây Tiến

"Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông". (Giang Nam)

Qủa thật, dẫu mảnh đất Tây Bắc đã để thương, để nhớ cho biết bao thi nhân, đi vào thơ ca như một người đồng hương quen mặt thì Tây Tiến của Quang Dũng vẫn đứng nghiêm trang trên một hòn ốc đảo độc lập, ghi vào thơ ca kháng chiến một thi phẩm xứng tầm với danh xưng “vĩnh cửu”. Có lẽ bởi Quang Dũng khơng chỉ là một người lính cầm súng đánh giặc, một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, soạn nhạc nên những vần thơ ông vừa ngồn ngộn hiện thực chiến tranh, lại vừa tầng tầng lớp lớp men say của những nét thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc. Nếu như những thi nhân khác vẽ Tây Bắc bằng lời ngưỡng vọng, tò mò hướng đến nơi phương xa đất lạ, thì Quang Dũng, một người lính trải nghiệm Tây Bắc bằng cả tâm hồn mình, đã phác lên một Tây Tiến tràn ngập hình ảnh người lính anh dũng lãng mạn, cũng tràn ngập nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng hùng vĩ mà khắc nghiệt nơi binh đoàn Tây Tiến của Quang Dũng đóng qn.

Nhân vật chính của đoạn thơ: binh đồn tây tiến - binh đồn nơi Quang Dũng cơng tác được thành lâp năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc với sứ mệnh bảo vệ vùng biên giới việt lào. Tới năm 1948, khi phải rời xa đơn vị cũ, tại làng phù lưu chanh, tác giả đã chắp nỗi nhớ, nỗi hoài niệm những buồn vui gian khổ về Tây Tiến thành vần thơ và cho ra đời bài thơ Tây tiến. Cũng bởi phần đông chiến sĩ của đoàn binh là các học sinh, sinh viên, thanh niên của thủ đô hà nội nên giữa mùi khói lửa chiến tranh, trong điều kiện hết sức gian khổ, thiếu thốn dòng ký ức được tại hiện trong bài thơ tràn ngập màu lạc quan kiên cường anh dũng và hào hoa. Ban đầu bài thơ mang tên “ Nhớ Tây Tiến”, nhưng về sau lại đổi thành “ Tây Tiến”. Hai tiếng “Tây Tiến” vang lên tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi cho độc giả hình dung về một binh đồn anh hùng, gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núi Tây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của những người lính Tây Tiến năm xưa. Phải chăng nhà thơ đã xoá đi từ “ nhớ” để khúc ca chiến sĩ sẽ trở nên hoành tráng hơn? Để nỗi nhớ xuyên suốt, rạo rực như mạch máu nóng đưa tác giả trở về hồi ức năm ấy?

Mở đầu hành trình trở về Tây Tiến, đó là nỗi nhớ thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở hùng vĩ cùng với chặng đường hành quân đầy gian khổ của binh đồn Tây Tiến. Mà con sơng Mã đã mở đầu cho nguồn cảm xúc chủ đạo bao quat toàn bài thơ:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Sơng Mã là dịng sống chảy từ Thượng Lào vào đất Việt, là hình ảnh của thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, là dịng sơng lắm thác nhiều ghềnh. Tác giả đã gọi tên con sơng Mã ở đầu tiên trong nỗi nhớ của mình vì con sơng cịn là người bạn , là nhân chứng lịch sử đã theo suốt chặng đường hành quân chứng kiến biết bao buồn vui, mất mát hi sinh của người lính Tây Tiến. “ Xa rồi” là xa về không gian và thời gian, được đặt ở giữa hai địa danh sông Mã và Tây Tiến tạo nên khoảng không xa xăm, mênh mông vời vợi. Tây Tiến và sông Mã đứng ở hai đầu nỗi nhớ mà hướng về nhau. Cách gọi “ Tây Tiến ơi” gợi lên sự thân thương gần gũi đưa người đọc đến một nỗi nhớ da diết. Đó là nỗi nhớ đồng đội, nhớ núi rừng Tây Bắc. Tác giả dùng rất độc đáo và chính xác sắc thái của nỗi nhớ qua từ láy “chơi vơi “. Đó là nỗi nhớ khơng hình, khơng tượng nhưng cũng rất sâu nặng và mênh mang. Bởi nó khơng đo được chỉ biết lửng lơ, ám ảnh trong tâm trí của thi nhân. Chúng ta cũng từng gặp nỗi nhớ ấy trong ca dao:

“ Ra về nhớ bạn chơi vơi

Nhớ chiếu bạn trải, nhớ chăn bạn nằm”

Hay trong thơ của Xuân Diệu cũng từng xuất hiện một nỗi nhớ độc đáo thế:

“ tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

Câu thơ bảy chữ ngắt nhịp 4/3 và điệp từ nhớ được đặt ở đầu hai vế câu đã diễn tả một nỗi nhớ da diết cháy bỏng như từng đợt sóng trong lịng, nỗi nhớ này chưa qua thì nỗi nhớ khác đã ùa về trào dâng trong ký ức của nhà thơ. Hai câu thơ sử dụng hai vần “ơi” âm tiết mở lại là thanh bằng tạo âm hưởng vang vọng ngân xa trong cả không gian, thời gian đều ngập tràn trong nỗi nhớ.

Dường như Quang Dũng đã đưa người đọc vào miền của nỗi nhớ- một cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ.

Những kí ức mãnh liệt ấy khép lại nhưng lại như mở ra trước mắt người đọc một hành trình mới với những con người anh dũng, quả cảm của một thời lịch sử đã qua. Và cứ như thế những kí ức về chặng đường hành quân đầy vả và gian khổ hiện lên trong tâm trí của nhà thơ. Nó đã được Quang Dũng khắc hoạ thành một bức tranh sinh động và không kém phần hùng vĩ nơi Tây Bắc:

Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã liệt kê một loạt các địa danh bản làng : Sài Khao, Mường Lát,.. Đây là những địa danh rất quen thuộc gắn bó với binh đồn Tây Tiến. Từ đó, Quang Dũng như đưa người đọc khám phá về nhưng mảnh đất mới xa xôi, heo hút lạ lẫm của Tổ Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà ông viết thế bởi có lẽ :

“ khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

Ấn tượng đâu tiên về núi rừng Tây Bắc đó là màn sương mù dày đặc bao phủ Sài Khao. Đó khơng chỉ là màn sương của thiên nhiên mà cịn là màn sương của kí ức, hồi niệm và nỗi nhớ.” Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Qua bút pháp tả thực “ đồn qn mỏi” gợi lên hình ảnh về một binh đồn Tây Tiến đang thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương trên một chặng đường hành quân gian lao và vất vả. Câu thơ ngắt nhịp 4/3 khiến trọng tâm câu thơ rơi vào từ “ lấp” gợi tả được mà sương mênh mông dày đặc một thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội. Từ đó ta hiểu và thấm hơn về sự vất vả trên chặng đường hành quân đầy hiểm nguy của binh đồn Tây Tiên. Đung như lời bình luận của nhà thơ Vũ Quần Phương : “ đồn qn khơng gợi chút nào cái hùng sân khấu mà đồn qn mệt mỏi vì đường xa, bụi bặm và đói khát”. Thế nhưng trong sự khắc nghiệt ấy lại ánh lên nét lãng mạn thơ mộng của “ đêm hơi” :

“ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

câu thơ mang vẻ đẹp huyền ảo mơ hồ với khói sương bồng bềnh. Quang Dũng sử dụng rất đắt và hay từ “ hoa” với nhiều cách cảm nhận đa chiều phong phú khác nhau. Đó có thể là những bơng hoa rừng được người lính Tây Tiến mang về Mường Lát. Hay đó cũng chính là người lính Tây Tiến được ví như những bơng hoa tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc đang trở về hội tụ nơi đây. Phải chăng con người chính là trung tâm của cái đẹp? Hay đó cũng chính là hình ảnh của những người lính Tây Tiến hành quân trong đêm tay cầm những ngọn đuốc giống như những bông hoa lửa lung linh trong khói sương mờ ảo. Dù hiểu theo cách nào người đọc vẫn cảm nhận được những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua. Và mặc dù vậy, họ vẫn vượt lên trên khốc liệt của chiến tranh để tâm hồn thăng hoa trong cảm xúc cách nhìn của họ vẫn lãng mạn, mơ mộng và hào hoa.

Nhưng bức tranh thiên nhiên ấy cịn dữ dội và khắc nghiệt hơn qua hình ảnh dốc núi Tây Bắc:

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

Quang Dũng đã sử dụng các từ láy một cách độc đáo và tài tình. “ khúc khuỷu” gợi tả những chặng đường gập ghềnh quanh co lúc ẩn lúc hiện, gấp khúc đứt nối. Cịn “ Thăm thẳm” khơng chỉ gợi được chiều cao mà còn gợi ấn tượng về chiều sâu, cảm giác như đến tận cùng cũng không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Qua câu thơ đã gợi lên bức tranh Tây Bắc hiểm trở hoang sơ, làm dốc nhiều đèo. Bên cạnh đó, điệp từ “ dốc” kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 gợi cảm giác con dốc này chưa qua thì con dốc khác đã hiện ra thăm thẳm trước mắt. Câu thơ 5/7 là thanh trắc gợi cảm giác gập ghềnh khó khăn trắc trở khiên chúng ta liên tưởng đến câu thơ của Lý Bạch trong “ Thục đạo nan”:

“ Thục đạo chi nan

Nan y thướng thanh thiên”

Nhưng con dốc còn cao đến độ “ Heo hút côn mây súng ngửi trời” gợi lên sự khắc nghiệt và sự độc đáo trong ngôn từ của Quang Dũng. Qua từ láy “ heo hút” người đọc hình dung trước mắt được sự hoang vu vắng vẻ hiu quạnh nơi núi rừng hiểm trờ giữa khơng gian bao la hùng vĩ”. Bên cạnh đó cịn là sự liên tưởng độc đáo kết hợp bút pháp nhân hoá “ Súng ngửi trời” . Đó là hình ảnh đẹp hào hùng và hào hoa. Những người lính Tây Tiến trong tư thế trên đỉnh núi cao nhất đứng giữa mây ngàn lịng súng chạm trời. Đó là tư thế làm chủ thiên nhiên chân dung con người được đặt ở tầm vóc vũ trụ đẹp đẽ hào hùng. Câu thơ dường như gợi nhắc chúng ta về hình ảnh của người lính vệ quốc trong thơ của Tố Hữu :

“ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo”

Chữ “ngửi” có thể thay bằng từ “chạm” nhưng chữ “ chạm” chỉ miêu tả được độ cao. Còn chữ “ ngửi” khơng chỉ miêu tả được độ cao mà cịn miêu tả được vẻ đẹp tâm hồn của những người lính Tây Tiến. Dưới cái nhìn của họ, ngọn sứng như đang tị mị thám hiểm trời xanh. Đó là cái nhìn lãng mạn, hồn nhiên, trẻ trung và tinh nghịch. Chính nét hiên ngang hồn nhiên ấy không hề bị lu mờ trước sự thách thức của thiên nhiên mà càng thêm nổi bật:

“Ngàn thước” là nghệ thuật điệp với ước từ chỉ số lượng mang tính chất ước lệ. Qua nghệ thuật đối lập hai động từ “ lên” và “xuống” kết hợp với nhịp câu thơ 4/3, khiến câu thơ như bị bẻ gãy làm đôi miêu tả được hai chiều khơng gian Tây Bắc : vừa có độ cao lên đến tận cùng , vừa có chiều sâu thăm thẳm như đến cõi vơ biên. Ngịi bút tạo hình gân guốc rắn rỏi đã khắc hoạ ấn tượng sông núi miền Tây Bắc đầy hiểm trở hùng vĩ. Chính vì thế nhà thơ Trần Lê Văn đã từng nhận xét “ đọc câu thơ và nghe như đã muốn mòn chân mỏi gối”. Chỉ bằng một vài nét gợi cách sử dụng thanh điệu, từ láy, tác giả đã đặc tả được núi cao Tây Bắc quanh co gập ghềnh hiểm trở và đồng thời cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ. Từ đó thấy được con đường hành quân đầy nhọc nhằn của người lính Tây Tiến.

Trải qua một chặng đường hành quân vất vả để rổi tác giả như vỡ oà trước cảnh thơn q thanh bình- thứ mà họ đang cố gắng để bảo vệ từng ngày: “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Quang Dũng đã thả xuống một câu thơ hoàn toàn là thanh bằng, kết hợp với âm tiết mở khiên câu thơ như một dấu nặng đột ngột nâng nâng êm đềm, như một chỗ dừng chân sau một chặng đường gian lao và vất vả. Đaị từ phiếm chỉ “ nhà ai” đã gợi tả một ngôi nhà khơng xác định nhạt nhồ trong màn mưa. Câu thơ đã miêu tả màn mưa giăng mắc khắp núi rừng : cảnh vật thân quen, thanh bình khiến tâm hồn người lính trở nên thanh thản sau một chặng đường hành quân đầy sương gió. Nếu như ở ba câu thơ trên có 11 thanh trắc gợi cảm giác nặng nề mệt mỏi thì câu thơ thứ tư hồn tồn là thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhàng. Sự phối thanh trong đoạn thơ cũng giống như sự phối màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng nhưng gam màu lạnh làm dịu lại xoa mát cả khổ thơ. Chính vì thơ nhà thơ Xn Diệu đã từng nhận xét : “ Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng ”

Hành trình trở về nỗi nhớ trong kí ức của nhà thơ lại dừng chân ở một bản làng Tây Bắc mà ln có sự rình rập của thú hoang và sự cuồng bạo của thiên nhiên:

“ chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Từ láy hoàn toàn chỉ thời gian : “ chiều chiều , đêm đêm” là thời gian được lặp đi lặp lại cho thấy sự vĩnh hằng, trường cửu. Màn đêm buông xuống sự hiểm nguy trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết qua nghệ thuật nhân hoá đặc sắc : thác gầm thét và cọp trêu người. Độc đáo hơn đó là phép phối thanh được sử dụng rất tinh tế : thác- thét, hịch- cọp. Thác – thét ở âm vực cao gợi tả âm thanh tiếng thác nước man dại, dữ dội, hịch- cọp âm vực thấp góp phần miêu tả những bước chân nặng nề đang ngày đêm đe doạ con người. Qua hai câu thơ gợi lên sự âm u

đầy huyền bí nguy hiểm đang đe doạ con người vừa cảm phục tấm lịng của những người lính Tây Tiến.

Kết thúc chặng đường hành quân gian khổ mà hào hùng ấy, Quang Dũng có những khoảng lặng riêng, một cảm nhận về một thời xưa cũ với những người đồng đội đã kề vai sát cánh cùng ông vượt qua bao gian khổ:

“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Hai tiếng “Anh bạn” cất lên giữa những nỗi bâng khuâng trong cảm xúc như một tiếng nấc nghẹn ngào. Từ láy “ dãi dầu” như diễn tả một phần nào đó sự khó khăn gian khơt mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên dọc đường hành qn. Chính vì thế, có những người “ khơng bước nữa “ và “ bỏ qn đời”. Đó là khoảnh khắc nghỉ ngơi , nỗi mệt mỏi dường như bao trùm khiến họ kiệt sức không thể tiếp tục qua bút pháp tả thực. Hay chúng ta có thể hiểu đó là nghệ thuật nói gỉam nói tránh đề cập đến sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Cách nói như vậy khiến người lính đối diện với cái chết vẫn ngang tàng ngạo nghễ nhẹ nhàng thanh thản vì họ đã hi sinh thân mình vì dân tộc. Nhà thơ khơng hề né tránh những mất mát hi sinh vì đó là một phần tất yếu của chiến tranh. Dù có hi sinh những khi gục xuống thì họ vẫn có súng mũ bên mình. Đó trở thành một vật bất li thân. Qua hai câu thơ trên Quang Dũng đã tái hiện hiện thực chiến tranh từ đó người lính Tây Tiến hiện lên kiên cường hào hùng với tinh thần yêu nước thiết tha.

Khép lại khổ thơ, Quang Dũng đã đưa người đọc trở lại một bức tranh thẫm đẫm tình qn dân gắn bó trên mảnh đất Tây Bắc thân yêu:

“ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xơi”

Thán từ “ ôi” kết hợp với từ nhớ đã diễn tả một nỗi nhớ trào dâng, ăm ắp trong

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 50 - 65)