HÌNH TƯỢNG CON SƠNG ĐÀ

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 96 - 99)

Nguyễn Tuân là nhà văn ưa cảm giác mạnh. nên con sông Đà hiện lên trên trang văn của ông với những sắc thái rất hung bạo, mạnh mẽ. Ở lời đề từ, con sơng đã mang một nét cá tính đậm sắc: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”. Mọi con sông đều chảy về hướng đơng, chỉ có một sơng Đà theo hướng bắc. Dịng chảy “chẳng giống ai ấy” báo trước về một con sơng khơng hề bình lặng, như một dấu hiệu để chỉ cái hung bạo của những dịng nước cuộn sơi. Những cảnh đá bờ sơng “dựng vách thành”. Những vách đá cao khiến lịng sơng thu hẹp như thể đang chẹt lấy lịng sơng. Cái hẹp được nhà văn ví von, mường tượng theo đủ cách: “như một cái yết hầu”, “đứng bên bờ này nhẹ tay ném hịn đá sang bên kia vách”, “có qng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Sự liên tưởng rất phong phú làm cho hình dung về con sông cũng trở nên đa dạng hơn. Con sơng khơng chỉ hiện ra trong những hình ảnh mà cịn dội vào trong tâm trí ta bởi cảm giác hoang lạnh. “Ngồi trong khoang đò quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”. Sự huy động các giác quan, trí tưởng tượng phong phú và sử dụng triệt để hiệu ứng thị giác và xúc giác đã mang lại những choáng ngợp cho người đọc khi vừa mới tiếp cận con sông.

Nhắc đến sông Đà, ta nghĩ ngay đến một thực thể với cá tính dữ dằn, hung bạo. Sự hung bạo của sơng Đà khơng chỉ được thể hiện ở dịng chảy “ngang ngược” của Đà giang, mà nó cịn nằm ở mặt ghềnh Hát Loóng. “Dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”. Những câu văn dài, nhiều vế, phép so sánh, nhân hóa, điệp từ, nhiều vần trắc đã miêu tả khung cảnh dữ dội, nguy hiểm ở nơi đây. Thiên nhiên như đang hùa với nhau, tạo nên một thế trận khó khăn đe dọa bất cứ người lái đị nào tới đây. Khơng bày ra bộ dạng dữ dằn, gồ ghề thì sơng Đà hung bạo lại thâm sâu khó lường với những hút nước. “Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông”, “nước ở thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sơi vào”. Phép so sánh liên tưởng và nhân hóa lần nữa được nhà văn sử dụng triệt để. Nguyễn Tuân vận dụng kiến thức gia thông vận tải, biến con thuyền qua những cái hút nước thành những chiếc ôtô “sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một qng đường mượn cạp ra ngồi bờ”. Để có cái nhìn chân thật hơn, nhà văn cịn hóa thân thành anh thợ quay phim, “lia ngược contre-plongée lên một cái mặt

giếng” để thu lại những đoạn “phim kí sự”. Việc vận dụng kết hợp và linh hoạt nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau đã mang lại cho ta những hình dung đa dạng hơn, liên tưởng ở nhiều phương diện khác nhau hơn. Điều đó cũng thể hiện vốn hiểu biết phong phú và tài năng ngòi bút của Nguyễn Tn.

Nhìn sơng Đà qua hiệu ứng thị giác và xúc giác chưa đủ, nhà văn còn cảm và vẽ ra con sơng Đà hung bạo qua hiệu ứng của thính giác với những âm thanh vọng đến của thác nước. Phép nhân hóa và liệt kê trong câu“tiếng nước thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo” đã đưa người đọc đến với thác nước theo trình tự từ xa đến gần với những tầng âm thanh ngày càng dữ dội hơn. Thế nước được đặt trong tương quan với thế lửa khiến cho những dòng nước cũng như bốc cao lên như ngọn lửa cháy rực, vừa đối lập lại vừa tương đồng. Hình ảnh so sánh thể hiện cái “ngơng” của ngịi bút nhà văn, tìm đến một đối tượng chẳng dễ chịu và tái hiện nó bằng một ngịi bút cũng chẳng hề tầm thường.

Sự hung bạo của sông Đà được đặt trong tư thế chiến đấu chống lại người lái đị. Trận địa đá chính là những trùng vi trận mà người lái đò buộc phải vượt qua nếu muốn qua được những dữ dội của nước, của đá, của thác ấy. Sơng Đà được nhân hóa thành một vị tướng điều khiển những hòn đá thành ba “trùng vi thạch trận”. Trận chiến trên sơng lắt léo, phức tạp. Ống kính nguyễn Tuân lia cận cạnh vào từng hòn đá để ghi lại những khn mặt đá “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Nhìn đá mà ta như thấy cả một vùng sông nước hung dữ và hoang dại, vẻ mặt dữ tợn và tính cách rất mạnh mẽ, hung bạo.ở trùng vi thạch trận thứ nhất, những hòn đá khi “hất hàm”, khi “thách thức”, mặt nước thì “hị la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước thì “đá trái, thúc gối vào bụng hơng thuyền”. Ở trùng vi thạch trận thứ hai, con sông bài binh bố trận ngang dọc, tăng cửa tử để “đánh lừa” con thuyền, cửa sinh nằm “lập lờ” phía tả ngạn, dịng thác nước thì như “hùm beo”. Qua vịng hai, người lái đị và ống kính máy quay của nhà văn lại một lần nữa đối diện với khuôn mặt dữ tợn của thiên nhiên ở trùng vi trận thứ ba. Luồng sống năm ngay giữa “bọn đá hậu vệ của con thác”, hai bên đều là cửa tử. Phép nhân hóa được sử dụng dọc chiều dài đoạn văn miêu tả trận địa đá đã thổi hồn cho thiên nhiên, khiến chúng mang bộ mặt, tính cách ương ngạnh, dữ dằn, chỉ cần có cơ hội là có thể cướp đi mái chèo, con thuyền, thậm chí là sinh mạng của người lái đị. Sơng Đà hiện lên ở đây tựa vị tướng tài ba, tượng người sắp xếp những cầu thủ trên sân bóng sao cho hàng phòng thủ thật kiên cố,… Các kiến thức về những lĩnh vực khác nhau được vận dụng đan xen, linh hoạt, lồng vào nhau khiến sông Đà hiện lên với nhiều bộ mặt, khơng chỉ là sự dữ dội nữa mà cịn mang những nét mưu mô, xảo quyệt như kẻ thù số

một của con người. Cái dữ dội, hung bạo của sông Đà cũng là những nét đặc trưng cho thiên nhiên vùng Tây Bắc, được dựng lên như một bức phông nền cho sự xuất hiện dũng mãnh của người lái đị. Ta cịn nhìn thấy tiềm năng thủy điện ở con sơng ln mang sức sống mạnh mẽ này. Đó là “chất vàng mười” của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân muốn tìm đến và khám phá.

Tuy hung bạo dữ dằn là thế, nhưng con sơng Đà cũng có lúc thật trữ tình nên thơ. Khi người lái đị dừng mái chèo cũng là lúc dịng nước sơng trở về trạng thái dịu êm. Qua những lần đi tàu bay, sông Đà khúc hiện lên “tuôn dài tn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng ba và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xn.”. “Áng tóc” chứ khơng phải “mái tóc”. Cách sử dụng từ ngữ rất tinh tế khiến ta liên tưởng đến áng thơ, trong không gian với hoa ban, hoa gạo, mù khói và nương xuân lại càng trở nên “thơ” hơn, trữ tình hơn, dịu dàng hơn và bung mở cảm xúc hơn. Đó là vẻ đẹp mềm mại của con sơng, tựa như một thiếu nữ đang thì xuân sắc. Cấu trúc câu văn dài kết hợp với điệp từ, nhiều vế câu như vẽ ra dòng chảy miên man vô tận của con sông. Nét đẹp của sơng Đà cịn nằm ở sắc nước, biến đổi qua từng mùa trong năm. Xuân là “dịng xanh ngọc bích”, thu là “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở ột người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”. Màu xanh của sơng Đà cịn được đặt trong thế so sánh với màu “xanh canh hến” của sông Lô, sông Gâm khiến sắc xanh “ngọc bích” càng đậm đà hơn, tựa như hịn ngọc ngày càng đậm sắc và rạng rỡ. Màu đỏ của phù sa khiến dòng nước như trĩu nặng, lại như một thứ men say làm say lòng người ngắm cảnh. Phép so sánh và nhân hóa kết hợp biến sơng Đà thành một chủ thể trữ tình, có tâm trạng, tính cách của con người. Khi đi từ rừng đi ra, bắt gặp con sông mà tựa như gặp lại “cố nhân” và thấy sông ánh lên “màu nắng tháng ba Đường thi”.

Con sơng nhiễm màu q khứ, mang những hồi niệm hoài cổ của một người bạn tâm giao thuở cũ và nét trang trọng của thời trung đại trong sắc nắng cổ xưa. “Cố nhân” nên gặp gỡ lại, Nguyễn Tuân “như thấy nắng giịn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”. Thuyền trôi trên sông, tầm mắt nhà văn hướng đến cảnh bãi bờ “lặng tờ”, “tịnh khơng một bóng người”. Khơng cịn tiếng thác gào thét, tiếng nước xô đá ầm ầm nữa, con sông trở nên lặng yên trong nét “hoang dại như một bờ tiền sử”, nét “hồn nhiên như một một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. So sánh cái hữu hình với cái vơ hình, dường như cái lặng im, hoang sơ ở nơi đây chỉ có thể cảm được chứ khơng thể nhìn được và cũng không thể nắm bắt. Nhà văn tưởng tượng ra “tiếng còi sương”, tiếng đàn cá dầm xanh “quẫy vọt trên mặt sơng”. Có âm thanh nhưng lại nổi lên nét vô âm, yên

tĩnh của con sông, Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh. Những âm thanh ấy như vọng lại từ nơi quá khứ xa xơi, tựa như hịn đá rơi vào lịng giếng cạn, âm thanh vẫn phát ra rồi lại mất hút trong lòng giếng. Nét tĩnh lặng nhưng không đồng nghĩa với sự chững lại, nhịp sống vẫn diễn ra, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Những mầm non, những sinh vật vẫn đang phát triển và hoạt động trong cái tĩnh lặng của nơi đây.

Hai đặc điểm đối lập nhau nhưng lại hịa vào một thể thống nhất trong tính cách, gương mặt con sơng Đà.

Phép nhân hóa, so sánh cộng hưởng với những hiệu ứng thị giác, thính giác, xúc giác, vận dụng linh hoạt, đa dạng các kiến thức để tái hiện, miêu tả đã làm nổi bật một con sơng giàu tâm hồn, có tính cách như một con người. Dịng sơng như dữ dội trên những câu chữ, con sông Đà như dịu êm trong những nhịp chậm của ngòi bút xi dịng. Con sơng Đà tựa như là sự phản ánh của chính tính cách và tâm hồn Nguyễn Tuân, lúc dữ dội của cảm giác mạnh trong khát khao “xê dịch”, lúc lại dịu êm khi đi khám phá “chất vàng mười” của thiên nhiên cuộc sống. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ mà cũng thật trữ tình, làm ta thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là một quà tặng vơ giá của thiên nhiên, một cơng trình nghệ thuật tuyệt vời của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 96 - 99)