Nguyễn Khoa Điềm

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 65 - 84)

1. Hình tượng đất nước của nhân dân: “Ơi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ơi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngơi nhà, ngọn núi, con sông”

Hai tiếng “ Đất nước” nhỏ bé thơi, nhưng mỗi khi nó vang lên làm rạo rực biết bao trái tim của người thi nhân. Chính vì thế, “Đất Nước” đã đi vào thơ ca , trở thành cảm hứng bất tận, Đất Nước trong thơ Nguyễn Đình Thi là “ những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dịng sơng đỏ nặng phù sa”

lớn lao và đẹp đẽ. Nhưng “ Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là những hình ảnh gần gũi đến lạ, với những khía cạnh hết sức thân thuộc, bình dị thơng qua bản trường ca mang tên “ Mặt đường khát vọng” mà tiêu biểu là trích đoạn “ Đất Nước” trong chương thứ năm. Với hình tượng trung tâm là đất nước, thơng qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thưc, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm kháng chiến đầy gian khổ.

Trường ca "mặt đường khát vọng "được tác giả sáng tác và hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên vào năm 1971. Tác phẩm dường như đã mang đến sự thức tỉnh cho tuổi trẻ miền Nam vùng đô thị tạm chiếm, thức tỉnh về sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường đấu tranh để giải phóng đất nước.Đoạn trích “đất nước” thuộc chương V của bản trường ca này. Đoạn trích là suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều khía cạnh, với tư tưởng chủ đạo "đất nước của nhân dân". Thơ của Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của một người trí thức, tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Có lẽ vì vậy mà tư tưởng “đất nước của nhân dân“ được nhà thơ gửi gắm một cách sâu sắc trong đứa con tinh thần của mình.

Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là những hình ảnh gần gũi đến lạ, đó là ảnh tượng miếng trầu miệng bà nhai, là câu chuyện cổ tích hằng đêm mẹ thường kể, là búi tóc của mẹ..... là những hình ảnh quá đỗi bình dị, thân quen thường nhật đến lạ.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…

Để lý giải cho cội nguồn đất nước, Nguyễn Khoa Điềm ngay từ khi mở đầu bài thơ đã đưa ra một lời khẳng định chắc chắn:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất nước có từ bao giờ khơng ai trong chúng ta biết cả, chỉ biết rằng từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhận thức được thế giới xung quanh thì đất nước đã và đang tồn tại. Mở đầu bài thơ đó là cách xưng hô “ta” vang lên một cách tự hào. Tác giả đã đại diện cho cả một thế hệ có ý thức, có trách nhiệm đi tìm hiểu cội nguồn của đất nước. Câu thơ được viết dưới hình thức khẳng định, kết hợp với cụm từ “đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử. Nguyễn Trãi cũng từng khẳng định trong “bình ngơ đại cáo”:

“Như nước đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Vì vậy khi ta lớn lên đất nước đã có rồi, hiện diện xung quanh chúng ta với những gì yêu thương nhất.

Bằng việc khẳng định sự tồn tại lâu đời của đất nước, Nguyễn Khoa điềm đã mở ra khơng gian cổ tích, nơi có tiếng đồng vọng về một thời xa xưa bằng một lời kể "ngày xửa ngày xưa" trong câu chuyện cổ tích của mẹ:

“Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa… mẹ thường hay kể".

Tác giả đã nhắc đến cụm từ chỉ thời gian “ngày xửa ngày xưa”. Đó là thời gian trừu tượng mơ hồ ,khơng ai biết từ bao giờ chỉ biết nó đã rất xa xôi. Chắc chúng ta khơng cịn xa lạ với cụm từ ấy nữa. Bởi cụm từ này là mở đầu của những câu chuyện cổ tích, vẽ lên trong tìm thức của người đọc: hình ảnh của cơ Tấm bước ra từ quả thị, chàng Thạch Sanh tốt bụng cứu người, Thánh Gióng kiên cường bất khuất ... những câu chuyện ấy đã trở thành một dòng nước mát tưới đấm lên tuổi thơ của mỗi người. Đó là một buổi đêm thanh bình của làng quê, là tiếng võng kẽo kẹt, là âm thanh của tiếng quạt mo đong đưa, mà dịu dàng hơn là tiếng kể chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ. Những câu chuyện đó là luồng gió mát ni dưỡng tâm hồn mỗi con người. Chính vì thế nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có viết:

Tơi u chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu sa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần

Đất nước là tiếng đồng vọng từ hàng nghìn năm lịch sử, nhưng để tồn tại qua ngần ấy năm thì đất nước cũng “bắt đầu”, cũng “lớn lên” kiên cường bất khuất:

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Để khẳng định nền văn hóa lâu đời của đất nước tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đối lập “bắt đầu” với “bây giờ”. “Bắt đầu” là quá khứ, “bây giờ” là hiện tại tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, tạo nên khoảng thời gian liên tục tiếp nối nhầm khẳng định tập tục ăn trầu đã có từ xa xưa và vẫn duy trì cho đến ngày nay. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” là biểu tượng của sự bắt đầu trọn vẹn, suôn sẻ, là vật không thể thiếu trong bất kỳ lễ hội đình đám, lễ nghi. “Đất nước” hiện lên là ảnh to lớn kỳ vĩ nhưng lại được cảm nhận từ một miếng trầu nhỏ bé bởi miếng trầu có vai trị ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Miếng trầu đã nhắc người đọc gợi nhớ đến một câu chuyện được coi là cổ xưa nhất của Việt Nam “sự tích trầu cau”.Hơn nữa “miếng trầu” xuất hiện trong những dịp lễ tết trọng đại trong thờ cúng tổ tiên. Nó cũng là sợi tơ để kết nối tình u đơi lứa:

“Miếng trầu ăn ngọt như đường Đã ăn lấy quả thì thương lấy người”

Tác giả đã cảm nhận đất nước từ một hình ảnh nhỏ bé nhưng nó là hiện thân của phong tục đẹp đẽ đã có từ lâu đời của con người Việt Nam.Một đất nước chỉ thực sự vững bền khi trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, trải qua quá trình chiến đấu gian lao, vất vả. Với hình tượng cây tre gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam từ ngàn xưa:

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tác giả đã nói đến sự trưởng thành và phát triển của đất nước trải dài 4000 năm lịch sử qua nghệ thuật ẩn dụ đất nước “lớn lên”. Tác giả đã mượn hình tượng của cây tre để nhắc nhở cho người đọc về một truyền thống vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Trong đời sống sinh hoạt, xe làm đồ dùng gần gũi, khi có chiến tranh: cây tre chất phác giản dị ấy là biểu tượng cho tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc ta. Vì thế tre được ca ngợi: tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng giữ nước giữ mãi nhà tranh, giữ đồng lúa chín,....tre anh hùng lao động! tre anh hùng chiến đấu! Hơn nữa hình tượng cây tre đã nhắc nhớ cho người đọc về truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc ân, về q trình bảo vệ tổ quốc. Đó cũng là truyền thống ngàn đời của dân tộc yêu nước chống ngoại xâm. Cây tre là nhân chứng lịch sử cho biết bao trận đánh oai hùng, cho biết bao máu, nước mắt và mồ hôi của dân tộc ta trên chặng đường gìn giữ độc lập.

Đất nước của Nguyễn Khoa điểm hiện lên với mn vàn khía cạnh của cuộc sống đời thường. Khép lại quá trình chiến đấu gian lao của dân tộc, tác giả tiếp tục đưa người đọc tiếp cận với những hình ảnh vơ cùng giản dị:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Tác giả đã đề cập đến một tập tục buổi tóc sau đầu của người phụ nữ Việt Nam cho gọn gàng để tiện cho lao động sản xuất, lâu dần trở thành một nét đẹp thanh

lịch dịu dàng của người phụ nữ. Hình ảnh b tóc gọn gàng sau gáy mẹ những buổi bẻ bắp, làm nương, những ngày xay gạo ni qn, là hình tượng của người phụ nữ, là hậu phương vững chắc cho gia đình. Trong ca dao cũng từng xuất hiện hình ảnh này:

“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới Để chi dài cho bối rối dạ anh”

Và đó là lý do vì sao mà tình cảm vợ chồng của những con người sống trên mảnh đất ấy lạnh nồng nàn chung thủy đến vậy:

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Bằng câu ca dao thân thương “gừng cay muối mặn”, cuộc sống gia đình của những con người sống trong đất nước hiện lên thật đẹp đẽ. Đó là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Nó cịn là vị thuốc chữa bệnh cho người bình dân. Thành ngữ ấy được vận dụng một cách đặc sắc trong câu thơ vừa nhẹ nhàng ,vừa thấm thía. Muối tất nhiên phảimặn, gừng chắc chắn cay, chúng đều là những sự thật hiển nhiên, những chân lý không thể thay đổi được, cũng như tình cảm thủy chung trời bể của đơi ta, không biết đến khi nào phai nhạt. Tác giả đã lấy vị mặn của muối ,vị cay của gừng để nói đến tình cảm thủy chung son sắt tình nghĩa vợ chồng. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì thế, hình ảnh ấy khơng cịn xa lạ trong ca dao Việt Nam:

“Muối ba năm muối đang cịn mặn Gừng chín tháng gừng hẵng cịn cay Đơi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Đóng lại trang thơ về những tình cảm thuỷ chung mặn nồng, Nguyễn Khoa Điềm đã mang độc giả tiếp cận với phong tục đặt tên và cuộc sống lao động sản xuất của con người nơi đất nước:

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…

Với quan niệm đặt tên con không bao giờ đẹp sẽ bảo vệ chúng khỏi sự hủy phá của ma quỷ, những người làm cha làm mẹ đã mượn hình tượng cái kèo cái cột đầy thân quen. Hơn hết người Việt có phong tục tập quán đặt tên cho con bằng những sự vật cần gũi gắn bó trong đời sống hằng ngày.Cái kèo cái cột là biểu tượng cho sự bền vững của máy ấm gia đình mà gia đình ấy lại là những phân tử nhỏ của xã hội. Theo người Việt xưa họ dùng cái kèo cái cột giằng vào nhau giữ cho ngôi nhà thêm bền chặt.

Thực vậy, sự phát triển của đất nước luôn gắn liền với sự phát triển quá trình lao động sản xuất . Với nền văn minh lúa nước lâu đời, những người dân nơi đây “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, một nắng hai

sương trải qua xay, giã ,giần ,sàng mới ra hạt gạo trắng ngần thơm ngát: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Qua nghệ thuật liệt kê một loạt các động từ xay ,giã ,giần ,sàng, đã diễn tả được cụ thể q trình làm ra hạt gạo. Hịa trong âm điệu dồn dập mạnh mẽ của quá trình lao động sản xuất là tiếng cối vang lên đều đặn, là những giọt mồ hôi rơi trên hạt gạo trắng ngần. Thành ngữ “một nắng hai sương” chỉ sự khó khăn vất vả. Câu thơ đã diễn tả một cách sinh động sự khó khăn, vất vả của người nông dân, khi làm ra những hạt cơm ngọt bùi. Thấm trong từng hạt gạo nhỏ bé là vị mặn của mồ hôi, vị cay của sự nặng nhọc và vất vả. Chính vì thế câu thơ phảng phất lời nhắn nhủ của cha ông xưa:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Câu thơ cuối vang lên ngắn gọn súc tích, kết luận và khẳng định một cách chắc chắn đất nước đã có từ lâu đời:

Đất Nước có từ ngày đó…

Khổ thơ được viết theo cấu trúc tổng phân hợp đã làm nên chất trữ tình chính luận trong thơ của Nguyễn Khoa điềm.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm giầu chất trữ tình chính luận. Với lối thơ vừa lãng mạn, vừa suy tư ấy, tác giả khi cảm nhận về bản chất của đất nước cũng đem đến cho ta nhiều cảm xúc mới.:

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Tác giả đã sử dụng điệp cấu trúc theo khoảng định nghĩa: đất nước là, nước là, đất nước là,. Từ đó giúp tác giả trình bày quan điểm cách nhìn cảm xúc mới mẻ về “đất nước”. Hơn thế nữa đất nước đượcsử dụng chiết tự từ độc đáo, tách “đất nướ”c ra làm hai thành tố để định nghĩa rồi sau đó gộp lại. Đất nước là nước, là đất, là mn hình vạn trạng của đời sống nhân dân, và rồi lại hài hòa trong một chỉnh thể thống nhất là tổ quốc, dân tộc. “Đất là nơi anh đến trường”: đó là khơng gian quen thuộc của anh, là nơi hằng ngày anh đến trường để tiếp thu tri thức làm chủ cuộc sống gắn bó với những kỷ niệm thời ấu thơ. “Nước” là không gian riêng tư là dịng sơng em tắm mát, gợi lên ảnh thân thuộc đẹp đẽ. Qua cách diễn giải ấy khiến cho người đọc hình dung cụ thể đất nước là nơi ta lớn lên, sinh hoạt và học tập. Nhưng khi tách ra, đất nước lại gắn bó với những kỷ niệm riêng tư của mỗi con người.Còn khi gộp lại đất nước là không gian chung của anh và em: nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. Đất nước hòa nhập là một trở thành khơng gian hị hẹn là nơi chấp cánh cho tình u đơi lứa. Câu thơ ấy đã phản phất trong ca dao của cha ông xưa: “Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai”

Hay ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm có sự gặp gỡ với những cảm nhận đầy sâu sắc của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn:

"Nếu anh đi với người yêu

Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi Con đường ta đã dạo chơi

Xin đừng đi với một người khác em Hàng cây nay đã lớn lên

Vươn cành để lá êm đềm chạm nhau Hai ta ai biết vì đâu

Hai con đường sẽ xa nhau xa hoài Nếu cùng người khác dạo chơi

Xin anh hãy tránh nẻo vui ban đầu" . (Con đường)

Vẫn mạch cảm xúc thiết tha, nhà thơ say sưa lý giải:

"Đất là nơi “con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ơng móng nước biển khơi" Câu thơ đã đưa người đọc đi theo mạch cảm xúc để đến với những khơng gian đất nước thân thương. Đó là hình ảnh của con chim phượng hồng, hình ảnh con cá ngư ơng, hình ảnh hịn núi bạc, nước biển khơi. Tất cả đều mang âm hưởng dân gian gợi ra một đất nước mênh mông, giàu đẹp. Đất nước không chỉ được đo bằng chiều dài lãnh thổ mà còn được đo bằng cả khúc ca ngọt ngào, bằng sự ngân vang của câu hát. Đất nước ta là đất của rừng vàng, là nước của biển bạc. Từ đó tác giả đã cảm nhận khơng gian địa lý của đất nước là rừng vàng biển bạc ,là núi sông bờ cõi rộng lớn hùng vĩ giàu có. Bên cạnh đó cịn là niềm tự hào sâu

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 65 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w