Ai đã đặt tên cho dịng sơng Hồng Phủ Ngọc Tường

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 99 - 106)

Hồng Phủ Ngọc Tường

Hình tượng Sơng Hương

“Ai đã đặt tên cho dịng sơng” đã thể hiện được vẻ đẹp của sơng Hương từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến bề dày lịch sử, văn hóa và tâm hồn con người vùng đất cố đơ. Qua đó tác giả ca ngợi dịng sơng Hương và bộc lộ tình u tha thiết, sâu lắng với xứ Huế. Nó gợi lên trong lịng người đọc tình u q hương xứ sở và niềm khao khát khám phá những vùng đất mới lạ.Bài kí "Ai đã đặt tên cho dịng sơng?" in trong tập bút ký cùng tên. Tập sách gồm tám bài ký, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đang bừng bừng cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa

anh hùng cách mạng.Ông đã dệt nên những trang văn đẹp bởi kho từ vựng phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, kết hợp linh hoạt giữa kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của Hương giang, vẻ đẹp riêng của xứ Huế.

Dịng Hương giang được nhìn nhận qua nhiều góc độ khác nhau mà ở đây nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kể ra ở nhiều góc độ như lịch sử, địa lý, văn hóa, văn chương. Đất nước Việt Nam với sơng nước hữu tình, hoa trái quanh năm đã thêu dệt nên một áng văn tuyệt đẹp. Sông Hương, xứ Huế là nguồn cảm hứng say mê bất tận với tâm hồn người nghệ sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà ở phần đầu của tác phẩm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết: “Trong những dịng sơng đẹp ở các nước mà tơi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sơng Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.”

Thủy trình của sơng Hương từ góc nhìn địa lý được nhà văn miêu tả qua các chặng từ thượng nguồn về đến châu thổ rồi từ đó Sơng Hương vào với Thành phố Huế và chảy ra biển cả. Nói đến sơng Hương, xứ Huế người ta thường nghĩ đến sự êm đềm, phẳng lặng của dịng sơng trong cảnh thanh bình. Nhưng Hồng Phủ Ngọc Tường đã khơng dừng lại ở ngắm nhìn “khn mặt kinh thành” của nó mà ngược dịng cảm xúc để trở về với thượng nguồn của nó để khai phá vẻ đẹp bí ẩn của dịng sơng. Giữa lịng Trường Sơn hùng vĩ, Sông Hương hiện ra trong vẻ đẹp man dại đầy cá tính, mạnh mẽ phóng khống nhưng vẫn giữ được nét dịu dàng đắm say. Nhà văn đã so sánh Sông Hương như một “bản trường ca của rừng già” gợi ra một con sơng với chiều dài hùng vĩ và có dịng chảy mãnh liệt. Rừng già là hình ảnh hoang sơ, bí ẩn và mênh mơng trong đó mang các sắc thái với nhiều tiết tấu trầm bổng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.

Hương mà khơng chỉ ngắm nhìn bộ mặt kinh thành của nó. Trường Sơn đã hun đúc cho “cơ gái Digan” ấy một bản lĩnh gan góc lạ thường, tính cách mạnh mẽ, tâm hồn trong sáng trẻ trung nhưng cũng rất hoang dại. Bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ ấy, Hương giang dường như vẫn giữ được nét duyên dáng của dòng sơng khi Hồng Phủ Ngọc Tường trở thành người họa sĩ phối màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng với màu xanh mênh mang của rừng già, sông nước. Bằng cảm quan thẩm Mỹ tinh tế, tác giả đã có những liên tưởng bất ngờ và thú vị khi biến sông Hương trở thành một sinh thể có hồn, có cá tính, có cuộc sống riêng với dòng chảy hoang dại thu hút mọi ánh nhìn.

Khi ra khỏi rừng, sơng Hương nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ. “với cuộc hành trình gian trn mà nó đã vượt qua, khơng hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dịng sơng hình như khơng muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Sông Hương giờ đây đã mang vẻ đẹp kinh thành mà người ta vẫn thường thấy để phù hợp với xứ Huế. Từ cơ gái Digan man dại, phóng khống nhà văn đã nâng tầm cho sông Hương trở thành người mẹ của vùng văn hóa xứ sở đất đế đơ. Một người mẹ từng trải, trí tuệ, dịu dàng. Cái dịu dàng mà người ta thường mong sau những thác ghềnh, trí tuệ ở những con người từng trải, bản lĩnh.

Ở ngoại vi của Thành phố Huế, sông Hương thay đổi tính cách của mình, nó uốn mình thành những đường cong mà người ta thường thấy “dịng sơng mềm như tấm lụa”, có khi lại trầm mặc, có lúc lại xơn xao rạo rực. Phải là một con người gắn bó đến mức máu thịt và âm tường sâu sắc, có năng lực khám phá cái đẹp của sơng Hương thì mới có được những câu văn độc đáo và cách so sánh, ví von đầy trữ tình như thế. Sơng Hương chảy qua những thành trì lăng tẩm của vua chúa thời trước được phong kín trong lịng những rừng thơng u tịch, sơng Hương giờ đây mang một vẻ kiêu hãnh, trầm mặc, vẻ đẹp sang trọng và đầy bí ẩn và chứa đựng vẻ kiêu hãnh của một vùng thượng lưu.

Dịng sơng đã vượt qua bao gian trn, trắc trở cuối cùng cũng như một người đi xa tìm đúng lối về, nó náo nức bồi hồi giữa q hương, xứ sở, khơng cịn vẻ băn khoăn, trầm mặc hay kiếm tìm điều gì nữa. Giáp mặt thành phố ở Cồn Dã Viên, nó uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến làm cho “dịng sơng mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” khơng nói ra của tình u.”

a. Sơng Hương khi chảy trong lịng thành phố

Con sông khi nằm trong Huế, vận tốc của dòng nước như giảm hẳn, “cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh”. Tác giả gọi đó là “một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Càng u q điệu nhảy lặng lờ của dịng sơng, tác giả càng muốn so sánh nó với những dịng sơng lớn nổi tiếng trên Thế giới như Sông Xen của Paris, Sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Le-nin-grat…chảy băng băng như một chuyến tàu tốc hành. Nhà văn cịn đưa vào đó chi tiết phong tục, lễ hội và biến chúng thành hình tượng nghệ thuật. Để miêu tả dịng sơng, ông mượn lại tư tưởng của nhà triết gia người Hy Lạp Hê-ra-clit: “không ai tắm hai lần trên một dịng sơng” để tơ đậm vẻ đẹp lặng lờ của nó mà có lần ta bắt gặp trong dịng sơng của nhà thơ Thu Bồn:

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sơng chảy vào lịng nên Huế rất sâu”

Sơng Hương đã đến lúc phải rời xa Huế để đổ ra biển nhưng nó bỗng “ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lịng”. Rời khỏi kinh thành, con Sơng chếch về hướng chính Bắc, ơm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng sương khói, lưu luyến ra đi trên màu xanh mướt của thơn vườn Vĩ Dạ. Sơng Hương đột ngột chuyển dịng để gặp lại thành phố như muốn nói lời thề trước khi về với biển cả. Cảnh chia tay rất lạ và tự nhiên nhưng rất giống với con người: Có cử chỉ bịn rịn, có tâm trạng

lưu luyến, có địa điểm chia tay, có lời thề tiễn biệt nhắn nhủ.

Ở đây ta nhận ra ba thái độ chí tình: Chí tình của sơng Hương với Huế, chí tình của người Huế trong tình yêu và cuối cùng là tình u của Hồng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, xứ Huế. Nếu như tách sơng Hương ra khỏi xứ Huế, nó chỉ là một dịng chảy vơ thức chảy trơi giữa đơi bờ. Hồng Phủ Ngọc Tường đã thổi hồn vào sơng Hương, gắn bó với cánh sắc Huế, con người Huế để rồi sơng Hương mang một cá tính riêng, phong phú và độc nhất: Có lúc như cơ gái Digan phóng khống đầy man dại, có lúc lại như người mẹ của vùng văn hóa xứ sở, hay lại là người thiếu nữ với vẻ đẹp nhẹ nhàng, trầm lắng sâu sắc và kín đáo. Lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức nhưng lại khơng phơ trương.

Trong cái nhìn đa diện và nhiều chiều của Hồng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên với vẻ đẹp có sức hấp dẫn mê hồn bởi nó gắn liền với phong tục tập quán ở xứ Huế. Nhà văn dường như thấm thía rằng, tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ bị lãng quên, chỉ có văn hóa là tồn tại mãi mãi. Nhà văn đã từng tâm sự “Sông Hương là nỗi hồi vọng về một cái đẹp nào đó chưa đạt tới” ý chính bởi điều đó ơng khao khát khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của sông Hương bằng cả tâm hồn mình. Từ góc nhìn văn hóa, nhà văn đã gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế. Từ trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước, nhà văn liên tưởng đến hình ảnh người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya để thấy được đây là nơi sinh thành ra nền âm nhạc kinh thành Huế, là cái nôi của nền âm nhạc truyền thống. Đây là so sánh rất lạ và độc đáo nhưng vơ cùng chính xác, nó thể hiện cái nhìn đồng nhất hóa, nâng sơng Hương lên trở thành cái đích thực của tâm hồn. Lắng nghe âm thanh của dịng sơng mà thấy được những thổn thức của cha ông, đó là đại thi hào Nguyễn Du: “Bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu và từ đó là những bản đàn đi suốt cuộc đời Kiều”. Khơng phải ngẫu nhiên trong bài kí mà tác giả nhiều lần nhắc đến Truyện Kiều khi nói đến sơng Hương. Đối với người Việt Nam, Truyện kiều là một kiệt tác đại thành của dân

tộc, và trong truyện Kiều luôn soi bóng hình ảnh của dịng sơng Hương. Nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường đã cảm nhận dịng sơng âm nhạc ở nhiều khơng gian, thời gian và địa điểm bằng sự quan sát và vốn kiến thức uyên bác

Hồng Phủ Ngọc Tường cũng đã khơng qn khắc họa một Hương giang với sức mạnh trong thi ca kỳ diệu. Ta dễ dàng nhận thấy sơng Hương khơng tự lặp lại mình trong cảm hứng của những người nghệ sĩ vì nó là nguồn cảm hứng bất tận để bao thế hệ lãng tử chìm mình vào sơng Hương. Trong đơi mắt của Tản Đà, sơng Hương xanh biếc chuyển thành “dịng sơng trắng, lá cây xanh”. Là dịng sơng Trăng của Hàn Mặc Tử, và từ một Linh giang đang mơ màng với bóng hồng hơn bảng lảng trong nỗi quan hồi vạn cổ của Bà Huyện Thanh Quan. Dịng sơng cịn trở thành “thanh kiếm dựng trời xanh” trong những lời thơ hào hùng của Cao Bá Quát. Rồi nó trở thành sức mạnh phục sinh trong tầm hồn của những người con gái trong thơ ca của Tố Hữu. Ta nhận thấy sông Hương được thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ nhờ cách viết tài hoa và đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Từ trong khoảnh khắc trùng lại của sơng nước, nhà văn liên tưởng sơng Hương đến hình ảnh “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Đây là so sánh rất lạ và độc đáo nhưng vơ cùng chính xác, nó thể hiện cái nhìn đồng nhất hóa, nâng sơng Hương lên trở thành cái đích thực của tâm hồn. Ai đã từng đến Huế và có dịp ngồi thuyền lênh đênh trên sơng Hương thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế mới thấy hết được vẻ đẹp của nền âm nhạc nơi đây và đặc biệt cảm nhận hết cái vẻ đẹp của Hương giang từ góc độ này. Lúc ấy độc giả mới có thể biết được nỗi niềm xao xuyến khi lắng nghe “tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya” – tiếng nước rơi trầm đục theo cách cảm âm nhạc.

Khi miêu tả vẻ đẹp của dịng sơng âm nhạc, Hồng Phủ cịn tinh tế, khéo léo dẫn dắt người đọc tới câu chuyện về “một người nghệ nhân già chơi đàn hết nửa

thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều”, đọc tới mấy câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”, người nghệ nhân bỗng thốt lên: “Đó chính là tứ đại cảnh!”. Để có được “Tứ đại cảnh” ấy thì trước đó đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã có những trải nghiệm đầy cảm xúc. Nhà thơ đã “bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu và từ đó là những bản đàn đi suốt cuộc đời Kiều”

Hồng Phủ Ngọc Tường cũng đã không quên khắc họa một Hương giang với sức mạnh trong thi ca kỳ diệu. Đã có biết bao “cố nhân” đến và trầm mình với sắc nước của Hương giang để rồi tuôn trào những vần thơ thật đẹp. Hương giang chính là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi sĩ nhưng mỗi nhà cầm bút lại tìm cho mình một cảm hứng riêng, độc đáo và mới mẻ. Hoàng Phủ với vốn văn chương uyên bác cùng cái nhìn tinh tế và tư duy sâu sắc đã phát hiện ra Hương giang là dịng thi ca “khơng bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.

Mặt khác qua những tìm hiểu về Hương giang dưới góc nhìn địa lí ở phần đầu, ta cũng nhận thấy đây là dịng sơng với vẻ đẹp đầy biến ảo. Sông Hương ở vùng thượng nguồn, ở ngoại vi thành phố hay trong lịng thành phố lại mang dáng vẻ, tính cách riêng. Nếu nhìn sơng Hương như một người con gái thì cơ gái ấy cũng phức tạp đến lạ kỳ. Có khi cơ là cơ gái Di – gan “phóng khống”, có khi cơ là “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu Hóa đầy hoa dại”, có khi cơ trở thành “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Cô cũng yểu điệu trong màu áo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Và ở những khoảng thời gian khác nhau của lịch sử, người con gái ấy lại mang trong mình những vai trị khác nhau. Vì lẽ đó Hương giang bước vào văn chương với những bộ mặt rất khác nhau.

Vẻ đẹp của Hương giang thật thơ, thật mê đắm. “Sông Hương hóa rượu ta đến uống”. Và với mỗi thi sĩ, có hơi men nào ngây ngất như Hương giang. Sông

Hương cứ lặng lờ và tình tự như thế đi vào những tác phẩm nghệ thuật, đi vào lòng người. Đọc tác phẩm xong, chắc hẳn những ai chưa từng một lần đến với Huế mộng mơ thì hình ảnh dịng Hương giang vẫn sẽ in đậm trong tâm trí. Bằng ngịi bút đầy tinh tế và một tình u Huế dạt dào, Hồng Phủ Ngọc Tường đã để lại một ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc về dịng sơng Hương, về Huế. Đất nước ta vẫn ln có những cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm thổn thức biết bao trái tim. Chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mình, hãy tự hào là người con đất Việt!

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w