Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 34 - 47)

1. Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, đời tư mang đậm chất triết lý nhân sinh sâu sắc trong giai

đoạn văn học mới, khác xa với cảm hứng sử thi lãng mạng trước năm 1975. Truyện ông đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ sự sáng tạo qua những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng của nhà văn. Và tác phẩm truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những trường hợp tiêu biểu đó.

Cái kết của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa” có thể coi đây là một kiểu kết vừa đóng, vừa mở, một kiểu kết vô cùng quen thuộc trong văn học sau năm 1975. Cuối cùng thì người nghệ sĩ đã có cho mình một tấm ảnh nghệ thuật mà Phùng cho là ưng ý, đây là một cột mốc, một sự kiện đánh dấu thành công cuộc đời của một người nghệ sĩ như anh, đây là kết đóng của truyện. Nhưng khi đứng ở một góc nhìn rộng hơn, thì ta có thể cho cái kết này là một cái kết mở khi nhà văn không thể nào giải quyết được mâu thuẫn, thân phận con người ở trong tác phẩm. Và tấm ảnh bộ lịch cuối năm không chỉ là một chi tiết nghệ thuật thống qua mà cịn là một hình tượng mang nhiều tầng nghĩa. Bức ảnh ấy đã khép lại tác phẩm nhưng vẫn còn đọng lại mãi với những suy tư, tự nghiệm của nghệ sĩ Phùng và người đọc: “Khơng những trong bộ lịch năm ấy…hịa lẫn trong đám đơng”. Khơng khó khăn mấy người đọc có thể nhận thấy ở đây dường như có hai bức ảnh cùng tồn tại trong một khung hình.

Trước hết, đây là một bức ảnh thuần nghệ thuật dành cho những nhà sành nghệ thuật: Tấm ảnh mang một vẻ đẹp toàn mỹ, là minh chứng cho sự thành cơng khó đạt được của đời người nghệ sĩ. Đâu phải dễ dàng gì mà “cảnh đắt như trời cho” xuất hiện trước ống kính của người nghệ sĩ, đâu phải dễ dàng gì mà trưởng phịng rất bằng lịng với bức ảnh ấy. Mà đó phải là sự cơng phụ, chịu khó, cất cơng trải qua một hành trình dài gian nan, qua 600km để đến với vùng biển miền Trung. Phùng đã phải dậy từ rất sớm để “phục kích”, phải gần một tuần lễ để tìm được cho mình khung cảnh hợp lý. Khi đã bắt gặp được cái đẹp mà mình đang kiếm tìm, anh đã bấm liên thanh hết một phần tư cuộn phim, anh đã tiêu tốn gần cả một gia tài của thợ nhiếp ảnh thời ấy. May mắn đã mỉm cười với Phùng, cho anh thấy được thành quả mà mình đã bỏ cơng tìm kiếm bấy lâu. Có thể thấy, Phùng là một người nghệ sĩ cực kỳ nghiêm túc, hy sinh, mang trong mình tinh thần trách nhiệm của một người làm nghề, thế nên, sự đền đáp xứng đáng mà ông trời dành cho anh là đã chụp được bức ảnh lúc đó. Tác phẩm mà anh tạo nên khơng chỉ làm bìa của bộ lịch cuối năm, mà nó cịn rút ra treo ở nhiều nơi, được thưởng thức, chiêm ngưỡng bởi những nhà sành nghệ thuật. Một bức ảnh về con thuyền được chụp từ ngồi xa với vẻ đẹp hài hịa giữa con người và cảnh vật. Một cảnh đẹp được ghi lại bằng một ấn tượng thuần túy nghệ thuật. Một bức ảnh không chỉ đem đến một niềm hạnh phúc cho người sáng tạo mà còn đủ sức thuyết phục với cả những nhà sành nghệ thuật và có sức sống lâu bền “mãi mãi về sau”, bức ảnh mang sức sống lâu bền chứ khơng dễ gì bị khói bụi của thời gian phủ lấp.

Để ý thì tấm ảnh Phùng chụp được mang màu đặc trưng của nghệ thuật truyền thống phương Đông, nghệ thuật với hai mảng màu đen trắng, sáng tối

nhưng có sức hút, sức gợi vơ cùng lớn, khiến cảnh vật trở nên huyền bí và có chiều sâu hơn. Trên tấm ảnh ấy chỉ có cảnh thuyền và biển lúc sớm mai, cái cảnh “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa cho pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Tác giả đã dùng nghệ thuật tương phản kết hợp với một chút phi lý khi bức ảnh hai màu đen trắng nhưng lại nhìn ra màu hồng hồng. Khác với cơng chúng, Phùng khơng nhìn

nhận một cách hời hợt mà luôn băn khoăn, day dứt, nghĩ suy, trăn trở về bức ảnh. Anh “ngắm kĩ”, “nhìn lâu hơn”. Cũng như giây phút anh xốy ánh mắt mình vào khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa, giờ đây khi đứng bước bức ảnh đã thành khung tranh trọn vẹn, anh lại khơng chỉ nhìn ngắm nó bằng mắt, mà là nhìn bằng trái tim để thấy sự thật phía sau đó là cả một câu chuyện đời dài đằng đẵng và bế tắc xoay vần; nhìn bằng trái tim để thấy bản thân mình đã ngộ ra được những chân lí của cuộc đời, đã phần nào cảm hiểu được nỗi khổ của con người lam lũ trong kiếp sống mưu sinh. Màu hồng hồng của ánh sương mai hiện lên là chất thơ, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu trưng của nghệ thuật.

Nguyễn Minh Châu đã thực sự dựng lên một ẩn dụ nghệ thuật với biết bao nhận thức, thông điệp ý nghĩa. Thứ nhất, nghệ thuật cất lên từ cuộc sống nhưng giữa cái đẹp của nghệ thuật và cuộc đời ln có khoảng cách. Đơi khi ngay đằng sau cái đẹp mơ màng và tưởng như tồn bích kia lại chứa đựng trong đó những hiện thực cuộc sống cịn đầy khiếm khuyết, nhức nhối. Khơng cẩn thận cái đẹp thuần túy nghệ thuật lại trở thành cái đẹp giả dối…Thứ hai, cần phải nhìn thẳng vào cuộc sống dù nó khơng phải thơ mộng như chúng ta muốn. Thứ ba, cần phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống, muốn phản ánh trung thực cuộc đời thì người nghệ sĩ phải đi đến cuộc đời, cúi xuống thật gần những số phận cá nhân vốn nhiều bi kịch, lắng nghe câu chuyện của họ…

Bằng tài năng của mình, nghệ sĩ Phùng đã thu được cái hồn của biển cả sớm bình minh, mờ mờ sương ảo vào khoảnh khắc mà mình bắt được để trong tấm ảnh. Thực tế là vậy, nhưng nó khơng hồn tồn là cái màu xám xịt, đen tối thơi, mà trong đó cịn có cả những ánh hồng lung linh. Nhưng phải nhìn ngắm thật kĩ thì Phùng mới thấy được, nếu khơng cái màu hồng kia sẽ bị che khuất bởi những thứ thô ráp, rầu rĩ, u tối của hiện thực cuộc sống. Nhà văn đặt ra vấn đề không chỉ cần kĩ lưỡng trong việc sáng tạo nghệ thuật, mà còn phải kỹ lưỡng trong việc thưởng thức nghệ thuật nữa. Hình ảnh “bãi xe tăng hỏng” gợi nhiều cay đắng cho người đọc, tại nơi mà chiếc xe tăng đậu đã từng diễn ra những trận chiến đổ máu, ác liệt. Giờ đây tuy khơng cịn ồn ào của tiếng bom tiếng đạn, nhưng lại có tiếng đánh tiếng chửi của những cuộc sống đời thường ln tồn tại xung quanh những gia đình khốn khổ. Cứ ngỡ sau chiến tranh, mọi người được sống thanh bình, yên vui, nhưng sâu bên trong những mảnh đời khó khăn ấy là những câu chuyện thương tâm, xót xa vơ cùng. Để lại ấn tượng nhiều nhất có lẽ là chi tiết người đàn bà hàng chài bước ra từ tấm ảnh. Người đàn bà xấu xí bị chồng đánh đập dã man nhưng vẫn nhất quyết ở bên chồng vì chị cho rằng

người đàn bà phải có trách nhiệm hi sinh vì con, và chị cũng thơng cảm cho chồng mình cực khổ. Chị khơng được tác giả đặt tên là bởi chị đại diện cho số đông những thân phận cơ cực sau chiến tranh, chưa thể hòa nhập với nhịp sống của cuộc sống mới. Thế nhưng, nghệ sĩ Phùng vẫn có niềm tin về chị, tin rằng sau này chị sẽ sớm hòa nhập với cuộc đời, điều này được thể hiện qua chi tiết “những bước chân chậm rãi” nhưng “chắc chắn” của chị sẽ hòa nhập vào những người đang xây dựng, hướng tới xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng chỉ có thể dừng lại ở niềm tin của tác giả dành cho nhân vật của mình, bởi nếu giải quyết bi kịch, chắc có lẽ sẽ khó có câu trả lời, cách giải quyết nào thỏa đáng cho tấn bi kịch ấy.

Khi còn là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh mải mê với vẻ đẹp của nghệ thuật, là một người lính từng chiến đấu để giành lại độc lập cho mảnh đất ven biển miền Trung. Phùng nghĩ đơn giản rằng chỉ cần chia cắt cuộc hôn nhân của người đàn bà hàng chài, chỉ cần để chị tránh xa được lão đàn ơng vũ phu thì chị sẽ có một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc hơn. Nhưng cuộc đời ln có rất nhiều vịng xốy và con người nhỏ bé thật khơng dễ dàng gì để thốt được những mê lộ của thống khổ, sau tất cả mọi câu chuyện mà mình được lắng nghe, Phùng nhận thức về thực trạng cuộc sống con người một cách sâu sắc, rõ rệt hơn, anh thể hiện những trăn trở về một giải pháp để thay đổi cuộc sống ấy, hay đó cũng chính là lời trăn trở của nhà văn, ẩn giấu sau những vỡ lẽ và thấu suốt của Phùng.

Những chi tiết trong bộ lịch cuối năm đã gieo ra một tình huống tự nhận thức mà ở đó người ta thấy rõ hơn hết về nhân vật Phùng: Phùng không phải tìm kiếm ở đâu mà anh đang cày xới, lật lại, đào sâu hơn và chính bức ảnh của mình, chính thứ nghệ thuật tưởng như đã hồn mĩ của mình. Khơng ai bắt anh làm thế và không ai biết anh làm thế, nhưng với trách nhiệm, lương tâm của một nghệ sĩ chân chính buộc anh phải liên tục trăn trở như vậy. Con người Phùng hay cũng chính hình ảnh tác giả bởi nhà văn đã từng đặt mệnh lệnh cho mình: Khơng có quyền miêu tả cuộc sống một cách hời hợt. Sự lo lắng cho con người đã trở thành nỗi quan hồi thường trực.

Khơng phải đến cuối chi tiết bức hình xuất hiện và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại kết thúc truyện ngắn của mình bằng chi tiết này: Phùng nhận nhiệm vụ chụp ảnh cho bộ lịch cuối năm là anh đã khốc lên mình một thiên chức quan trọng của nghệ thuật, làm sao phải đẹp để thỏa mãn trưởng phòng, thỏa mãn nhà xuất bản và thị hiếu mỗi người nhưng đồng thời lại nói được, lột tả được một cách trung thực nhất về cuộc sống. Phùng đã làm nên bức ảnh bằng tất cả niềm đam mê và trách nhiệm, anh đã có được niềm vui của một người nghệ sĩ chân chính. Nhưng khép lại tác phẩm, chính bức ảnh ấy lại làm anh khơng dứt khỏi những ưu tư, vỡ ra bao nhiêu nhận thức. Chi tiết bức ảnh đã trở thành một cấu tứ cho truyện ngắn này.

Như vậy, chỉ với một chi tiết“tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.

2. Tình huống thắt nút câu chuyện

Tác giả đã xây dựng một tình huống hết sức đắt giá và có ý nghĩa cho truyện ngắn “Chiếc thuyền ngồi xa”. Tình huống mà Nguyễn Minh Châu đưa vào trong tác phẩm chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nghịch lý mà ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Nghệ sĩ Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp thêm cảnh một buổi bình minh đầy sương để bổ sung cho hoàn hảo vào bộ sưu tập chuyên đề thuyền và biển: “12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển”. Với tinh thần đầy trách nhiệm của mình, anh đã lặn lội hơn 600 cây số để đến một vùng đầm phá miền Trung xa xôi mà anh cho là rất thơ mộng để săn lấy một bức ảnh hợp với ý đồ nghệ thuật của vị trưởng phịng. Suốt một tuần liền “phục kích” nay Phùng mới có dịp thu vào ống kính một cảnh mà anh rất mãn nguyện: “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy. Vì thế nên anh đã nhanh chóng bấm máy liên thanh, đến mức “hết một phần tư cuốn phim”, đó có lẽ là cả một gia tài của người thợ nhiếp ảnh, nhưng chỉ vì khung cảnh “trước mắt tơi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, anh cho đó là “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”. Bởi qua ống kính, Phùng thấy một “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăn phắc như tượng trên chiếc mui khum khum,đang hướng mắt vào bờ”. Đứng trước cảnh tự nhiên, người nghệ sĩ cảm thấy bức tranh đẹp đến nỗi “đứng trước nó tơi trở nên bối rối” và “trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Thế nhưng, chính lúc đang thăng hoa trong tột đỉnh khối cảm khi thưởng thức nghệ thuật, người nghệ sĩ nhiếp ảnh và cả người đọc lại phải ngạc nhiên đến sửng sốt khi đứng trước một cảnh tượng nghịch lí đang diễn ra trước mắt.

Làm gì có ai ngờ trong cái khung cảnh người nghệ sĩ vừa thu vào máy đẹp đến mức khiến ai ta phải tiêu tốn khơng ít gia tài của mình , một khung cảnh hài hịa tồn bích, phía sau màn sương thơ mồng mờ ảo lại dần hiện lên một sự thực phũ phàng, trần trụi đầy trớ trêu. Nghệ sĩ Phùng đã tận mắt chứng kiến, từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra là người đàn bà xấu xí, dáng vẻ mệt mỏi, cam chịu; cùng một lão đàn ơng thơ kệch, dữ dằn đi ngay phía sau. “Chẳng nói chẳng rằng lão rút cơn giận lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”, “lão nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Nhưng kỳ lạ thay, dù cho bị đánh đập tàn nhẫn, đến cả người chứng kiến như Phùng cũng đau xót, thế nhưng người đàn bà vẫn “không hề kêu một tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm

cách chạy trốn”. Tình huống khơng thể ngờ này khiến Phùng chỉ biết “há mồm ra mà nhìn”. Từ đây, ngịi bút nhà văn trở nên trầm lắng, buồn bã, yêu thương nhưng dữ dội đã tài tình hé mở cho người đọc có thể nhìn lại, có dịp đi vào cuộc sống đời thường với bao đa sự, đa đoan của nó. Khơng ít người đọc cho rằng tình huống truyện mà Nguyễn Minh Châu đã cất cơng xây dựng là tình huống nhận thức. Đây cũng là điều dễ hiểu và hợp lý khi càng đi sâu vào tình huống đã được vạch ra của tác giả, ta càng ngộ ra, bừng tỉnh nhiều điều. Những gì hiện lên trước mắt mà ta cho đó là tồn bích, mỹ cảnh, đẹp như bức tranh sơn mài mù sương mờ ảo, nhưng ngược lại, đầy chất mặn chát của cõi bụi trần gian. Cuộc đời luôn chứa đựng nhiều nghịch lý và mâu thuẫn. đừng đánh giá sự vật hiện tượng nếu chỉ nhìn ở phía bên ngồi mà phải có góc nhìn đa diện nhiều chiều để có thể đánh giá đúng nội dung ở bên trong. Cũng giống như chiếc thuyền ngoài xa mang vẻ đẹp rất riêng khi ở xa ống kính, tầm mắt người nhìn nhưng khi chiếc thuyền ngồi xa tiến lại gần thì ta lại thấy xảy ra nhiều vấn đề phi lý, nếu ở ngồi xa ta sẽ khó thấy được.

Từ hai tình huống ấy, ta nhận ra bao tâm trạng, bao con người, bao vấn đề có thể xảy đến trong cuộc sống. Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài khiến ta nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống hơng thể nhìn một cách đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn. Hóa ra đằng sau vẻ đẹp

Một phần của tài liệu Phân tích các chi tiết nghệ thuật quan trọng văn 12 ( thầy phạm minh nhật ) (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w