Thứ nhất, Eximbank tham gia vào thị trường dịch vụ bán lẻ tuy không muộn nhưng sự ủng hộ từ khách hàng vẫn còn hạn chế so với các ngân hàng khác. Từng dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ còn thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt, tính tiện ích của một số dịch vụ chưa cao, nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng cịn ít.
Thứ hai, mạng lưới bán lẻ của Eximbank còn mỏng, chưa bao phủ được khắp các tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu tập trung tại các trung tâm thành phố, thị xã, điều này làm hạn chế việc phát triển hoạt động bán lẻ do đặc trưng quan trọng của NHBL là có mạng lưới phân phối rộng khắp để tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho số lượng đông đảo khách hàng.
Thứ ba, danh mục sản phẩm bán lẻ chưa được đầy đủ và phong phú, chủ yếu vẫn là các sản phẩm huy động vốn và cho vay truyền thống với những món vay, gửi nhỏ, chi phí cao, khách hàng vay trải rộng, dễ xảy ra rủi ro...Thị trường thẻ Eximbank rất tiềm năng, tuy nhiên sản phẩm thẻ vẫn cịn hạn chế về mặt tiện ích và
phạm vi sử dụng; nhân viên bán sản phẩm thẻ cịn ít, quy mơ hệ thống quản lý thẻ còn hạn chế. Các cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như khơng được sử dụng do khách hàng ít chuộng sản phẩm séc cá nhân do một số rủi ro thường gặp khi sử dụng séc cá nhân như bị giả mạo chữ ký hay bị người thân lợi dụng… mà thay vào đó là sử dụng các sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích và an tồn hơn. Các dịch vụ ngân hàng như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao, chưa được triển khai rộng.
Thứ tư, chính sách Marketing chưa được chú trọng phát triển đúng mức. Các sản phẩm dịch vụ NHBL mới khi triển khai chưa có sự quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách hàng, chủ yếu tập trung quảng cáo tại ngân hàng.