Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu Eximbank

Một phần của tài liệu file_goc_770503 (Trang 112 - 115)

3.2.4.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Tăng vốn tự có

- Từ nguồn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi, đồng thời khơng làm lỗng quyền kiểm sốt của ngân hàng cũng như không đe dọa đến việc mất quyền kiểm sốt của cổ đơng hiện hữu. Do vậy, Eximbank cần xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, tránh tình trạng chi trả cổ tức quá cao làm tăng trưởng vốn chậm hoặc ngược lại lợi nhuận giữ lại cao, tăng trưởng vốn nhanh nhưng tốc độ tăng lợi nhuận không theo kịp làm giảm thu nhập của cổ đơng. Nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ

tăng trưởng tài sản có thì ngân hàng mới có dấu hiệu tốt và thể hiện sự phát triển ổn định.

- Từ bên ngoài, bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Đối với tăng vốn tự có bằng phát hành cổ phiếu: biện pháp này có thể làm tăng năng lực tài chính của ngân hàng nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm lỗng quyền kiểm sốt ngân hàng, giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Đối với tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: sẽ tránh được tình trạng gia tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường và tránh làm thu nhập cổ động sụt giảm. Đồng thời, ngân hàng sẽ có nguồn vốn dài hạn ổn định để phục vụ

cho vay các dự án có thời gian dài, thu nhập cao hơn, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Huy động từ việc kêu gọi các cổ đông chiến lược, đặc biệt là các cổ đơng chiến lược nước ngồi có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm quản lý điều hành và công nghệ tiên tiến.

Nâng cao chất lượng tài sản có

- Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: tích cực tăng cường xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Tiếp tục tăng cường các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện, tịch thu tài sản đảm bảo và phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn.

- Tăng cường quản lý chất lượng hoạt động tín dụng: Eximbank cần rà sốt lại quy chế, quy trình thẩm định, từ xét duyệt cho vay đến thu hồi nợ phù hợp với

thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời tăng cường hoạt động của phòng xử lý nợ quá hạn, ủy ban quản lý tài sản nợ-có, thường xun theo dõi, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tín dụng, chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng; cải thiện hệ thống thơng tin quản lý khách hàng và kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý.

3.2.4.2 Giải pháp phát triển thương hiệu Eximbank

Trong giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, cạnh tranh, diễn biến thị trường khó dự báo như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Eximbank có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng giúp Eximbank nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới để tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, tương lai gần phát triển theo hướng trở thành Tập đồn Tài chính - Ngân hàng đa năng hiện đại, có uy tín cao trên thị trường khu vực và quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển thương hiệu Eximbank sẽ gắn với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Trước mắt, cần phải thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc phát triển thương hiệu, đặc biệt ngân sách để truyền thông, quảng bá thương hiệu.

- Tăng cường quan hệ công chúng, giao tiếp cộng đồng, tạo mối quan hệ giữa ngân hàng với ban biên tập các báo, các cơ quan chính trị - đoàn thể, các trường đại học, tham gia hội chợ triển lãm, chương trình khuyến mãi, cơng bố sản phẩm mới..., tham gia tài trợ các chương trình xã hội, hoạt động từ thiện, chương trình ca nhạc ủng hộ quỹ người nghèo, tài trợ các cuộc thi học thuật như chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, các gameshow truyền hình, quỹ học bổng khuyến học, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, tài trợ cho Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ...

- Thường xuyên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: quảng cáo trên các kênh truyền hình tỉnh, thành phố; quảng cáo trên báo tuổi trẻ, thanh niên, Sài Gòn giải phóng, thời báo kinh tế Sài Gịn, thời báo kinh tế Việt Nam…;

đặt logo và đường link trên các website: www.vnexpress.net, tuoitre.com.vn, thanhnien.com.vn...; hay qua các kênh khác để liên kết quảng bá như các đối tác là khách hàng của Eximbank (các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các dự án mà Eximbank đã - đang và sẽ đầu tư, nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nghệ thuật...), hệ thống siêu thị, các hãng taxi, cửa hàng điện thoại di động, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn...

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chuyên nghiệp nhằm cung cấp thông tin về Eximbank cũng như sản phẩm, dịch vụ của Eximbank một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu file_goc_770503 (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w