Phân tích định lƣợng hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank CN7

2.2.7.1 Phân tích định lƣợng hoạt động bảo lãnh

 Số dƣ bảo lãnh (giá trị bảo lãnh còn hiệu lực)

Là một chi nhánh đƣợc phép thực hiện thanh toán quốc tế nên số dƣ bảo lãnh tại Vietinbank Chi nhánh 7 bao gồm cả bảo lãnh trong nƣớc và bảo lãnh nƣớc ngoài.

Bảng 2.3: Số dƣ bảo lãnh qua các năm 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 2009 +/- so với 2008 (%) 2010 +/- so với 2009 (%) Số dƣ bảo lãnh (còn hiệu lực) 60,768 98,916 62.78 119,273 20.58 Số dƣ bảo lãnh nƣớc ngoài (quy đổi)

4,460 5,015 12.44 10,518 109.73

Số dƣ bảo lãnh trong nƣớc

56,308 93,901 66.76 108,755 15.82

Nguồn: báo cáo nội bộ Vietinbank CN7

Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 2.1 Số dƣ bảo lãnh từ năm 2008 đến 2010

Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh 7 tăng trƣởng qua các năm. Năm 2009 tăng 38,148 triệu đồng (62.78%) so với năm 2008, còn năm 2010 tăng 20,357 triệu đồng (20.58%) so với năm 2009, trong đó hoạt động bảo lãnh nƣớc ngoài tăng nhanh nhất dù tỷ trọng còn khiêm tốn.

 Doanh số phát hành bảo lãnh

Bảng 2.4: Doanh số bảo lãnh đƣợc phát hành từ năm 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 2009 2010 Doanh số bảo lãnh đã phát hành 96,783 129,613 174,314 Nguồn: báo cáo nội bộ Vietinbank CN7

Doanh số phát hành bảo lãnh tại Vietinbank Chi nhánh 7 gia tăng nhanh chóng từ năm 2008 đến năm 2010. Trong năm 2008 doanh số bảo lãnh phát hành là 96,783 triệu đồng, sang năm 2009 là 129,613 triệu đồng, tăng 32,830 triệu đồng so với năm 2008. Và qua năm 2010 là 174,314 triệu đồng, tăng 44,701 triệu đồng so với năm 2009.

 Nguồn thu từ phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là một trong những nguồn thu quan trọng trong nhóm phí dịch vụ, góp phần đa dạng hóa cơ cấu thu phí tại Vietinbank. Trong tình hình cạnh tranh quyết liệt, các ngân hàng phải tận dụng mọi dịch vụ phát sinh phí. Hiện tại, thu phí từ hoạt động bảo lãnh đƣợc quan tâm bên cạnh nguồn thu lãi cho vay, góp phần đƣa nguồn thu phí tăng dần qua các năm.

Bảng 2.5: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2008 đến 2010

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 2009 2010

Doanh thu phí bảo lãnh 1,196

1,758 3,521

Doanh thu phí dịch vụ 6,167

6,696 11,505

Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh trong doanh thu phí dịch vụ

19.39%

26.25% 30.60%

Biểu đồ 2.3:Thu phí bảo lãnh qua các năm 2008 đến 2010

Số liệu trên cho thấy mức thu phí bảo lãnh từ năm 2008 đến cuối năm 2010 gia tăng nhanh chóng, tƣơng ứng với mức tăng nhanh về doanh số phát hành bảo lãnh. Mức tăng của năm 2009 so với năm 2008 còn tƣơng đối thấp, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới. Nhƣng đến cuối năm 2010, mức thu dịch vụ gia tăng đột biến, tăng gần gấp đơi so với năm 2009. Doanh thu phí bảo lãnh góp phần nâng cao doanh thu phí dịch vụ, nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

 Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn, chính xác hơn là số tiền ngân hàng trả thay khách hàng đƣợc bảo lãnh

Tại Vietinbank Chi nhánh 7 Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến nay không tồn tại một khoản nợ bảo lãnh quá hạn nào. Tất cả các món bảo lãnh đƣợc phát hành sẽ hoặc tự hủy do hết hiệu lực hoặc do hai bên thỏa thuận hủy khi thực hiện xong nghĩa vụ đã cam kết. Kết quả trên là một phần do công tác thẩm định, xem xét cấp hạn mức bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân tại chi nhánh rất đƣợc chú trọng, nên khơng xảy ra tình trạng trả thay khách hàng rồi bị xếp nợ quá hạn. Một phần khác là do trình độ chun mơn của cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho việc phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, cần phát huy hơn nữa cũng nhƣ cần tăng cƣờng trau dồi chuyên môn của cán bộ nhằm bảo đảm sự an

Khi một món bảo lãnh kết thúc tốt đẹp (thƣ bảo lãnh tự hủy vì hết hiệu lực hay khách hàng xin hủy sớm sau khi thực hiện xong nghĩa vụ đã cam kết), ngân hàng chƣa xuất tiền nhƣng thu đƣợc phí bảo lãnh (2%/năm). Mức phí này có thể gia, giảm; tùy theo mức độ cạnh tranh hay cách bán sản phẩm, ngân hàng có thể thu thêm phí tƣ vấn, phí thẩm định…Ngân hàng cịn có lợi khi khách hàng ký quỹ, đó là nguồn vốn khá ổn định với chi phí thấp. Khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng, để thu hồi khoản tiền đã phải bỏ ra cả gốc lẫn lãi, ngân hàng phải chịu thêm các phí tranh tụng vừa cao, vừa phức tạp và kéo dài. Nguy cơ rủi ro tiềm ẩn to lớn khơng kém thậm chí hơn hẳn nguy cơ của một món cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 7 thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)