Một số khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định vị thương hiệu khu du lịch mỹ lệ tại thị trường thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

1.3 Một số khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch

1.3.1 Những thuật ngữ chuyên ngành du lịch.

Có rất nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây là những định nghĩa tương đối đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất:

Theo hội nghị liên hiệp quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963, du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước của họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ”

Tháng 06 năm 1991, hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa – Canada cũng đã định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngồi mơi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ngắn hơn khoảng thời gian

đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi khơng phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”

Pháp lệnh du lịch của Việt Nam, công bố ngày 20/01/1999 cũng đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”

Như vậy, dịch vụ du lịch có hai phần chủ yếu: phần dịch vụ di chuyển du khách từ nơi cư trú tới địa điểm du lịch và ngược lại, còn lại là phần dịch vụ nhằm phục vụ du khách các hoạt động tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng. Trong phạm vi của đề tài này, chúng ta chỉ nghiên cứu định vị các sản phẩm dịch vụ tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng của khu du lịch.

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự

nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

Du lịch sinh thái (DLST) là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính

sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:

Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm Quảng Nam (2012) định nghĩa DLST như sau: "DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này".

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST đã đưa ra định nghĩa: “DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và mơi trường có tác động tích cựcđến việc bảo vệ mơi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.

Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và Vườn Quốc Gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh thái. Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều lồi động thực vật quý hiếm và đặc hữu, cuộc sống hoang dã, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chính đây là mối quan hệ giữa du lịch và các Khu bảo tồn và vườn quốc gia. Như vậy, những khu vui chơi giải trí được gọi là “khu du lịch sinh thái” chưa thực sự đúng theo ý nghĩa của tên gọi, trong phạm vi đề tài chúng ta tạm chấp nhận với tên gọi “khu du lịch sinh thái” như hiện tại để nghiên cứu.

Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình, đó là tài ngun tự nhiên, tài ngun nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng khơng cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát.

Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ

chức cung ứng du lịch (Khu du lịch) và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.

Khách thăm viếng (visitor) là một người đi tới một nơi khác với nơi họ thường trú,

Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế và khách trong nước. Khách thăm viếng được chia thành hai loại

+ Khách du lịch (tourist) là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghĩ ngơi qua đêm tại đó với mục đích nghĩ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tơn giáo, thể thao.

+ Khách tham quan (excursionist) còn gọi là khách thăm viếng một ngày, là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và khơng lưu trú qua đêm.

Trong phạm vi đề tài này, vì lý do nghiên cứu khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đi du lịch ở các khu du lịch lân cận Thành phố Hồ Chí Minh, nên tạm gọi tất cả các khách đến với khu du lịch là du khách.

1.3.2 Phân loại các loại hình du lịch.

Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn thống nhất nào để phân chia các loại hình du lịch. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trên phạm vi thế giới cùng với nhu cầu du lịch ngày một gia tăng. Theo đó, các hình thức du lịch cũng như các loại hình du lịch khác nhau ngày càng đa dạng phong phú.

Bùi Thị Lan Hương (2007, tr.90) đề xuất phân chia các loại hình du lịch như sau:

Phân chia theo mục đích du lịch: du lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch

điều trị dưỡng bệnh, du lịch du học, du lịch hội nghị, du lịch việc gia đình (thăm viếng người thân), du lịch tơn giáo, du lịch thể dục thể thao và các du lịch khác.

Phân chia theo phạm vi khu vực được chia thành: du lịch trong nước và du lịch

quốc tế, trong đó du lịch quốc tế được chia thành hai loại du lịch nhập cảnh và xuất cảnh. Ngoài ra nếu tiếp tục phân nhỏ ta có thể phân chia theo du lịch đường dài-ngắn; một đêm-nhiều đêm; một chặn-nhiều chặn….

Phân chia theo nội dung du lịch được chia thành các loại như sau: Du lịch công vụ; Du lịch thương mại; Du lịch du ngoạn; Du lịch thăm viếng người thân; Du lịch văn hóa; Du lịch hội nghị; Du lịch tôn giáo.

Phân chia theo nh m người du lịch được chia thành hai loại: Du lịch tập thể là du

lịch do một tập thể tổ chức hoặc một nhóm người cùng mua cùng tuyến du lịch với cùng mục đích du lịch và hoạt động tập thể; Du lịch lẻ là du lịch chủ yếu là cá nhân, gia đình và nhóm bạn nhỏ 15 người trở xuống.

Phân chia theo hình thức tiếp đ n du lịch: Du lịch trọn gói để chỉ hình thức du

lịch do hãng du lịch đã có kế hoạch, tổ chức và sắp xếp trước tuyến du lịch và nội dung hoạt động; du lịch ủy thác, làm thay là chỉ thực hiện phục vụ các ủy thác của du khách như làm passport du lịch, đặt vé, đặt phịng, ký vé hóa đơn giao thơng….

Phân chia theo không gian hoạt động của du lịch: Du lịch trên không; du lịch trên

biển và du lịch trên lục địa. Và còn rất nhiều cách khác nhau để phân chia loại hình du lịch

Bùi Thị Lan Hương (2007, tr.98) cũng đã nêu lên khái niệm về du lịch nơng thơn và mối quan hệ của nó với các loại hình du lịch khác liên quan đến thiên nhiên, “du lịch nông thôn bao hàm tất cả các loại hình, hoạt động du lịch diễn ra ở một vùng nông thôn như du lịch thiên nhiên, du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch bản làng – làng nghề, du lịch bản địa…vận dụng các phương pháp phát triển du lịch như phương pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, nhằm mục tiêu chống đói nghèo theo tiêu chí phát triển bền vững trên vùng nơng thơn đó”, được tóm tắt theo hình 1.4:

Như vậy, du lịch sinh thái là một dạng của du lịch nông thôn ở nhánh du lịch bảo vệ tài nguyên môi trường hướng đến phát triển bền vững, đây cũng là hình thức du lịch được quan tâm nghiên cứu trong phạm vi đề tài.

Hình 1.4: Các loại hình du lịch và mối quan hệ của chúng.

(Nguồn: Bùi Thị Lan Hương, 2007, chương 2, tr.44).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định vị thương hiệu khu du lịch mỹ lệ tại thị trường thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)