Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định vị thương hiệu khu du lịch mỹ lệ tại thị trường thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích kết quả nghiên cứu:

3.1.2 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach alpha

Cronbach alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát có mối tương quan không đạt yêu cầu. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008, tr.31) “khi đánh giá thang đo, chúng ta cần sử dụng Cronbach alpha để loại các biến rác trước khi sử dụng EFA” hay trong đề tài này là trước khi sử dụng phân tích MDS. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến khơng phù hợp, các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tập 2, tr.24) cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng, khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson,1994; Slater, 1995)”.

Phân tích nhận được kết quả như sau:

Kết quả phân tích Cronbach Alpha các khía cạnh của KDL ta nhận xét như sau. Đa số các hệ tố tương quan Biến-Tổng đều lớn hơn 0.3 (chỉ có hệ số của khía cạnh đặc sản DSAN = 0.203< 0.3). Hệ số Cronbach Alpha = 0.834, và hệ số Alpha nếu loại biến dao động từ 0.810 đến 0.840; Giá trị được thể hiện cụ thể ở bảng 3.2.

Từ kết quả phân tích, nhận thấy khía cạnh DSAN có hệ số tương quan Biến – Tổng là nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach Apha nếu loại biến là 0.840 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha phân tích 0.834; liên hệ thực tế, khi du khách đánh giá một KDL sinh thái thì khía cạnh về các món ăn đặc sản là cần thiết, nhưng trong phạm vi đề tài đánh giá các KDL sinh thái ở gần TPHCM, đối với du khách ở TPHCM khía cạnh đặc sản ở các khu vực này khơng tạo giá trị và làm thỏa mãn, vì họ có thể thưởng thức ở TPHCM qua hệ thống các quán ăn nơi đây bất kỳ lúc nào. Như vậy, khía cạnh DSAN trong trường hợp này khơng đóng góp hay mang lại giá trị làm thỏa mãn du khách.

Tóm lại, tất cả các biến của thương hiệu KDL sinh thái đều được sử dụng cho các phân tích tiếp theo, ngoại trừ biến DSAN.

Bảng 3.2: Kết quả phân tích Cronbach Alpha Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan Biến-Tổng Alpha nếu loại biến này Alpha = 0.834 CQUAN 71.54800 92.665 .489 .821 DSAN 71.12200 100.729 .203 .840 VTHU 71.56800 93.047 .466 .823 CVNUOC 72.11600 87.437 .587 .813 LHOI 70.75000 92.192 .438 .826 KPHA 71.09600 91.598 .595 .814 HBIET 71.72000 87.436 .633 .810 GIAODUC 71.26800 94.678 .441 .825 VANDONG 71.06800 95.037 .451 .824 CGIACMANH 71.22000 98.865 .330 .831 TCAM 71.34800 92.059 .537 .818 CLUONG 72.07000 89.869 .530 .818 GIA 71.33000 93.825 .519 .820

Bước phân tích MDS tiếp theo thực hiện trên bảng số liệu trung bình các thuộc tính theo từng thương hiệu (Bảng 3.3).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định vị thương hiệu khu du lịch mỹ lệ tại thị trường thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)