3.1.1 Định hướng về hoạt động tín dụng tại SCB
Trong dài hạn, hoạt động tín dụng tại SCB được định hướng phát triển chung theo các mục tiêu lớn của toàn ngành ngân hàng Việt Nam:
- Chú trọng nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung, quản trị tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng theo thơng lệ quốc tế.
- Đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín trong xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO.
- Đổi mới đồng bộ từ chính sách tín dụng, năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng, đến các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, chiến lược khách hàng, cơ cấu tín dụng …
- Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong đảm bảo an tồn hoạt động tín dụng ngân hàng.
Khơng nằm ngồi định hướng chung là đưa SCB trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ với chất lượng phục vụ tốt, ngày càng phát triển đều và bền vững, thì mục tiêu cho hoạt động tín dụng của SCB trong ngắn hạn được định hướng cụ thể như sau:
- Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo đúng mức tăng trưởng được Nhà nước giao cho trong từng thời kỳ với tốc độ phát triển đều và bền vững.
- Tiếp tục tăng trưởng dư nợ cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động từ thị trường I và chọn lọc các khách hàng thường xun đã có uy tín, khách hàng huy động vốn, khách hàng đã sử dụng dịch vụ của SCB hoặc những khách
hàng mới có dự án/phương án đầu tư hiệu quả để cho vay. Chú trọng kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn của SCB.
- Tận dụng khai thác các nguồn vốn từ những dự án hỗ trợ tín dụng của Nhà nước và tập trung cho vay các lĩnh vực được ưu tiên theo đúng chủ trương của Chính phủ.
- Hồn thiện bộ máy kiểm soát nội bộ cũng như nâng cao năng lực kiểm soát, quản trị rủi ro bằng cách tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, tích cực xử lý nợ xấu/nợ quá hạn trên tồn hệ thống; đối với các Chi nhánh có phát sinh nợ xấu/nợ quá hạn cao, vi phạm các quy định trong hoạt động tín dụng thì phải áp dụng các biện pháp như: kiểm soát đặc biệt, giảm hạn mức chỉ tiêu tín dụng, giảm hạn mức ủy quyền phán quyết, …
- Chính sách lãi suất cho vay: duy trì chính sách lãi suất sàn có điều chỉnh cho một số khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của SCB nhưng vẫn phải tuân thủ theo cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Đôn đốc các đơn vị lập hồ sơ xử lý rủi ro, đề xuất phương án cơ cấu nợ cho khách hàng, xét miễn giảm lãi vay theo quy định để nhanh chóng xử lý và thu hồi nợ xấu/nợ quá hạn.
- Thường xuyên kiểm tra tính tn thủ quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay tại các đơn vị trong toàn hàng để kịp thời phát hiện những rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Sử dụng đúng mục đích nguồn vốn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, kinh doanh hàng xuất - nhập khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay sản
xuất kinh doanh, cho vay các ngành công nghiệp phụ trợ, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tiếp tục hạn chế các lĩnh vực cho vay chứng khoán, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh bất động sản.
- Đối với cơ cấu dư nợ vay ngắn, trung, dài hạn cần tập trung dịch chuyển sao cho cân đối phù hợp với nguồn vốn huy động trong từng thời kỳ, bằng cách tập trung hỗ trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp, cho các hoạt động sản xuất thương mại thay vì cho vay dài hạn với các nhu cầu đầu tư. Như vậy sẽ giảm được tình trạng sử dụng quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, có thể dẫn đến mất thanh khoản.
- Cần có chính sách chăm sóc khách hàng và có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các khoản vay hiện tại, thường xuyên kiểm tra để hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu/nợ quá hạn.
- Tập trung nghiên cứu phát triển đa dạng hoá các loại sản phẩm cho vay đối với cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, đáp ứng tối đa các nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Xem xét các chính sách ưu đãi phù hợp về lãi suất, phí thanh tốn, phí dịch vụ để tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác.
3.1.2 Định hướng về hoạt động định giá TSTC tại SCB
Mục tiêu của hoạt động định giá TSTC là hỗ trợ tối đa cho hoạt động tín dụng, đáp ứng các yêu cầu về định giá tài sản trong hoạt động cho vay, do đó SCB định hướng phát triển hoạt động định giá TSTC trong thời gian tới như sau:
- Cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy định về cách tổ chức và các quy trình hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện hoạt động định giá TSTC trong toàn hàng.
- Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các phương pháp định giá tài sản theo các tiêu chuẩn thẩm định giá của Bộ Tài Chính để người sử dụng có nhiều lựa chọn
đa dạng trong phương thức định giá. Việc hoàn thiện các phương pháp định giá cần phải tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ nhân viên và thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế để kết quả định giá TSTC ngày càng phản ảnh đúng giá trị tài sản.
- Hiện tại đối với hoạt động định giá TSTC, SCB vẫn cho phép các chi nhánh chọn lựa giữa hai hình thức: một là đơn vị kinh doanh tự thực hiện định giá TSTC và khơng thu phí của khách hàng, hai là chuyển hồ sơ định giá sang các công ty định giá trung gian và khách hàng vẫn phải thanh tốn phí như trước đây. Tuy nhiên trong thời gian tới sẽ hướng đến chỉ cịn một hình thức thống nhất trong toàn hàng là các đơn vị kinh doanh tự thực hiện định giá TSTC dưới sự quản lý của P.ĐG&QLTSĐB và khơng thực hiện thu phí định giá tài sản đối với khách hàng vay.
- Tổ chức hoạt động định giá TSTC sao cho có thể đáp ứng được các yêu cầu trong hoạt động tín dụng như: định giá tài sản trước khi cho vay, định giá lại định kỳ, định giá để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng hoặc phục vụ hoạt động xử lý nợ.
- Để thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm chi phí, SCB chủ trương cho phép các chi nhánh trong toàn hàng sử dụng nhân lực hiện có tại các đơn vị để xây dựng đội ngũ nhân sự định giá, và phải chú trọng hoạt động huấn luyện đào tạo để các nhân viên này có chuyên môn phù hợp nhằm thực hiện tốt hoạt động định giá TSTC.
- Tăng cường bổ sung đầy đủ các công cụ vật chất kỹ thuật, hỗ trợ phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản trong định giá TSTC.
- Phát huy tối đa chức năng quản lý của P.ĐG&QLTSĐB đối với hoạt động định giá TSTC trong tồn hàng, để từ đó có những đề xuất, cải thiện cũng như các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong định giá tài sản và trong hoạt động tín dụng.