STT Thang đo Biến đặc trưng Đặt tên mới
1 F1 QL2, QL3, QL4, KT3 Công tác quản lý
2 F2 QD2, QD5, QL1, KT2 Quy định của Nhà nước
và Ngân Hàng
3 F3 NL2, NL3, NL4 Năng lực nhân viên
4 F4 QT1, QT4, QT5 Quy trình định giá
5 F5 PP2, PP3, NL1 Phương pháp định giá
Nguồn: Kết quả phân tích ma trận nhân tố xoay
Kết quả phân tích hồi quy đa biến11
Việc xem xét trong các nhân tố từ F1 đến F5, nhân tố nào thật sự có ảnh hưởng đến hoạt động định giá TSTC sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:
HDDG = b0 + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + ei
Kiểm định hệ số hồi quy: trong Bảng Coefficientscột mức ý nghĩa (Sig) cho thấy tất cả các biến đều có Sig < 0,01. Như vậy, F1, F2, F3, F4, F5 đều tương quan có ý nghĩa với HDDG với độ tin cậy 99%.
Kiểm định mức độ giải thích và mức độ phù hợp của mơ hình:
- Trong bảng tóm tắt mơ hình (Model Summary), R2 hiệu chỉnh là 0,922. Như vậy 92,2% thay đổi trong ý kiến đánh giá về sự phù hợp của hoạt động định giá TSTC được giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình.
10Xem Bảng ma trận nhân tố xoay trong Kết quả phân tích SPSS tại Phụ lục 8, mục 4 11Xem chi tiết tại Phụ lục 8, mục 5 – Thực hiện phân tích hồi quy đa biến
- Trong phân tích phương sai (ANOVA) ta có Sig < 0,01, có thể kết luận rằng mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi (Kiểm định Spearman)12
- Trong Bảng Correlations, tất cả các biến từ F1 đến F5 đều có mức ý nghĩa (Sig.) > 0,05. Như vậy kiểm định Spearman cho biết không loại bỏ thêm bất kỳ biến nào và các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm: F1, F2, F3, F4, F5. Kết luận về kết quả hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá (Hệ số Beta - Bảng Coefficients tại mục 5 phụ lục 8)
- Biến F1 (Cơng tác quản lý): có hệ số Beta = 0,681, quan hệ cùng chiều với biến HDDG. Khi nhân tố này tăng thêm 1 điểm thì đánh giá về sự phù hợp của hoạt động định giá tăng thêm 0,681 điểm.
- Biến F2 (Quy định của Nhà nước và Ngân hàng): có hệ số Beta = 0,591, quan hệ cùng chiều với biến HDDG. Khi nhân tố này tăng thêm 1 điểm thì đánh giá về sự phù hợp của hoạt động định giá tăng thêm 0,591 điểm.
- Biến F3 (Năng lực nhân viên): có hệ số Beta = 0,247, quan hệ cùng chiều với biến HDDG. Khi nhân tố này tăng thêm 1 điểm thì đánh giá về sự phù hợp của hoạt động định giá tăng thêm 0,247 điểm.
- Biến F4 (Quy trình định giá): có hệ số Beta = 0,186, quan hệ cùng chiều với biến HDDG. Khi nhân tố này tăng thêm 1 điểm thì đánh giá về sự phù hợp của hoạt động định giá tăng thêm 0,186 điểm.
- Biến F5 (Phương pháp định giá): có hệ số Beta = 0,126, quan hệ cùng chiều với biến HDDG. Khi nhân tố này tăng thêm 1 điểm thì đánh giá về sự phù hợp của hoạt động định giá tăng thêm 0,126 điểm.
12 Xem chi tiết tại Phụ lục 8, mục 6 – Kiểm định phương sai phần dư không đổi (Spearman)
Hệ số hồi quy chuẩn hố: hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá được chuyển đổi dưới dạng phần trăm như sau: