Đến nay, các nhà kinh tế học vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra một cơng
thức pha chế sẵn để quản lý bộ ba bất khả thi ngoài việc phải triển khai toàn diện những lựa chọn chính sách phụ thuộc vào từng diễn biến của nền kinh tế và thị trường. Trong bối cảnh DTNH rất khó hiểu như ở nước ta thì kiểm sốt nợ nước
ngồi, hãm đầu tư cơng, khơng để tồn tại các dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả như hiện nay và khơng để tái diễn tình trạng Chính phủ bảo lãnh nợ cho các tập
đồn cũng như thiết lập cơ chế giám sát hữu hiệu đối với các định chế tài chính và
tập đồn sẽ giúp cho ba mục tiêu của bộ ba bất khả thi cân bằng qua lại dễ dàng
hơn. Chính phủ phải thận trọng trong chi tiêu vì thâm hụt tài chính cao có thể cho thấy nền kinh tế khơng bền vững như vậy đe dọa các nhà đầu tư có thể bỏ đi. Do đó, tính minh bạch và kỷ luật trong chính sách tài chính là vấn đề cần được quan tâm.
Như đã đề cập ở trên DTNH có vai trị quan trọng trong điều hành bộ ba bất khả thi, như là công cụ trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ. So với trước
đây, DTNH tăng lên chủ yếu nhờ vào yếu tố thương mại, tức thặng dư trong xuất
khẩu, thì giờ đây yếu tố tài chính ngày càng đóng vai trị lớn hơn. Do đó, Chính phủ phải xây dựng mơ hình quản lý DTNH thích hợp, khoa học và theo thông lệ quốc tế và gia tăng DTNH thông qua cân bằng xuất nhập khẩu, kiểm soát lượng kiều hối, thu hút lượng ngoại tệ trong nhân dân, … Đồng thời, tăng cường thu hút FDI và FPI: trong thời gian qua thặng dư trong TKV chính là nhân tố chính đóng góp vào lượng DTNH với sự gia tăng cao của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Cho nên trong giai đoạn sắp tới, đi đơi với việc cải thiện cán cân TKVL thì phải tiếp tục có những biện pháp thu hút FDI, nguồn vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Nói như thế khơng có nghĩa là chúng ta thu hút một cách khơng có tổ chức, mà điều quan trọng hơn hết chính là thu hút và quản lý được chúng, khơng để có những luồng vốn đảo chiều ngồi mong đợi, khi đó sẽ có những hậu quả sẽ rất lớn. Do đó, cần tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, đảm bảo huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, giảm thiểu thời gian, chi phí, những phiền hà về thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư. Kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong các hoạt
kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, lao động, công nghệ …
Từ thành công của nhiều nền kinh tế mới nổi và các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cách tiếp cận mềm dẻo bằng chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi là
giải pháp thích hợp cho trường hợp của Việt Nam vào lúc này. Vấn đề mấu chốt
nhất của cơ chế trung gian nằm ở bí quyết kiểm sốt vốn, kiểm sốt vốn hợp pháp
Chính phủ có thể vừa cho phép tỷ giá thả nổi trong khi không muốn cho đồng nội tệ
định giá cao bằng cách áp đặt những biện pháp kiểm sốt đối với dịng vốn vào và
vừa triển khai chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất để chống lại tình trạng lạm phát. Do đó, các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi là mở cửa tài chính (như thế nào, ưu tiên khu vực nào và đến đâu), tỷ giá linh hoạt với dải băng rộng hơn và
độc lập tiền tệ đến mức độ nào cần đặt trong mục tiêu tối thượng của lạm phát mục
tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng phát triển của các nền kinh tế mới nổi vì vậy Việt Nam cần phải có sự lựa chọn rõ ràng là từng bước mở cửa tài chính nhưng khơng qn kiểm sốt vốn, linh hoạt thay vì cố
định tỷ giá và sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng.
Ngoài ra, quan điểm giảm giá đồng Việt Nam để kích thích xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế là không phải là một sự lựa chọn đúng đắn. NHNN không nên phá
giá quá mạnh trong một lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tránh các cú sốc của tỷ giá hối đối đến các chỉ số kinh tế vĩ mơ. Đồng thời việc quản lý thị trường ngoại tệ tự do cần phải thực hiện nghiêm khắc để tránh tình trạng hai tỷ giá tạo tâm lí găm giữ
đơla trong dân và trong doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc điều hành tỷ giá. Cho
nên, điều quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hiện này là cố gắng xây dựng được một chính sách thích hợp, từng bước ổn định tỷ giá để tránh làm tăng áp lực lên việc giảm nguồn DTNH. Ngoài ra, việc phá giá VND để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại, nhập siêu của Việt Nam thì chưa đủ vì nhà đầu tư mất đi niềm tin vào giá trị tiền tệ thì dù thế nào việc đảo chiều của các dịng vốn là điều khơng thể tránh khỏi. Để góp phần cải thiện cán cân thương mại các chuyên gia khuyến
nghị các giải pháp để hạn chế tình trạng nhập siêu, ví dụ: phải chuyển đổi cơ cấu
cứu và công nghiệp phụ trợ … Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tác giả thì Chính phủ cần tập trung vào yếu tố con người tức phải thực hiện cải cách giáo dục
để giáo dục có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Có như vậy người Việt
mới có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.