.6 Biểu đồ biến động tỷ giá hối đối của 11 nền kinh tế Châ uÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường bộ ba bất khả thi tại việt nam giai đoạn 1997 2011 (Trang 41 - 44)

Nền kinh tế như Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc đã lựa chọn mở cửa

TKV ở mức cao và hạ thấp hoặc khơng có sự linh hoạt tỷ giá, trong khi đó nền kinh tế Ấn Độ đã lựa chọn mở của tài khoản ít và tỷ giá cứng nhắc. Giai đoạn 2000-

2008, 11 nền kinh tế Châu Á có xu hướng mở cửa TKV lớn hơn trên thực tế trừ Philippin, Indonesia. Trong khi sự linh hoạt tỷ giá vẫn không thay đổi trong hầu hết các nền kinh tế ngoại trừ Indonesia nơi mà điều đó giảm và Philippin, Ấn Độ, Hàn Quốc đã tăng lên.

Nhìn chung, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã có sự tiến bộ hơn về chế độ tỷ giá tuy nhiên khơng có nền kinh tế Châu Á nào có thả nổi tỷ giá ngay cả Hàn Quốc nơi mà có chế độ tỷ giá linh hoạt nhất Châu Á. Sau các cuộc khủng

hoảng tài chính, các quốc gia trở nên linh hoạt hơn so với tỷ giá hối đoái.

Như vậy, các nghiên cứu cho thấy rằng Châu Á tránh né tự do hóa TKV về mặt lý thuyết nhưng trên thực tế quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục, đồng thời duy trì tỷ giá hối đối cứng nhắc nhưng đã có sự chuyển động theo

hướng linh hoạt. Điều đó cho thấy các nền kinh tế Châu Á đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi có khuynh hướng ổn định tỷ giá khi nắm giữ khối lượng lớn DTNH trong khi đồng thời theo đuổi nền tài chính tự do. Các nước EMG đã thành công với việc áp dụng chế độ trung gian của bộ ba bất khả thi thì Việt Nam cũng cần hướng đến

CHƯƠNG 3

ĐO LƯỜNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

Chương 1 và chương 2 đã bàn luận đến lý thuyết bộ ba bất khả thi ở cả khía

cạnh lý luận và thực tiễn ở các nước mới nổi, các nước đang phát triển. Trong thời gian từ nửa cuối năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO và ảnh hưởng cuộc hoảng tài chính thế giới năm 2008, thực tiễn kinh tế Việt Nam cho thấy sự tồn tại của vấn đề bộ ba bất khả thi. Cụ thể đó là sự mâu

thuẫn của 3 mục tiêu: chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của lạm phát và lãi suất.

Việc NHNN mua ngoại tệ nhằm duy trì tỷ giá cố định đã làm gia tăng lạm

phát. Nhưng nếu khơng mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu do sự tăng giá của VND. Nếu như Chính phủ các nền kinh tế mới nổi có triết lý khá rõ ràng trong việc lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: từng bước mở cửa tài chính nhưng khơng qn kiểm sốt vốn, linh hoạt tỷ giá ở mức độ vừa phải và sử dụng công cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho DTNH, còn Việt Nam điều hành như thế nào?

Trong chương này, bài viết sẽ làm rõ sự lựa chọn chính sách của Việt Nam trong thời gian qua thông qua việc đo lường các chỉ số của bộ ba bất khả thi theo phương pháp Chinn – Ito cũng như xem xét có sự ảnh hưởng của DTNH đến bộ ba bất khả thi hay khơng.

3.1 Tình hình các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam 3.1.1 Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Điều hành tỷ giá là một bài tốn khó đối với bất kỳ quốc gia nào. Với một

quốc gia có độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn thì vấn đề điều hành tỷ giá hối đoái ngày càng trở nên quan trọng. Tuy đã thể hiện sự linh hoạt hơn trong việc điều

hành chính sách tỷ giá, song ln tồn tại tình trạng 2 tỷ giá trên thị trương ngoại tệ Việt Nam: một tỷ giá chính thức do NHNN công bố và một tỷ giá tự do quyết định

bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường tự do và tỷ giá tự do hầu như luôn cao hơn tỷ giá cơng bố chính thức.

Hiện tại theo như công bố của NHNN, Việt Nam đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các

đồng tiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền

quốc gia khác.

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ IFS và NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường bộ ba bất khả thi tại việt nam giai đoạn 1997 2011 (Trang 41 - 44)