Hội nhập tài chính (KAOPEN)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường bộ ba bất khả thi tại việt nam giai đoạn 1997 2011 (Trang 58 - 61)

3.3 Đo lường bộ ba bất khả thi của Việt Nam

3.3.3 Hội nhập tài chính (KAOPEN)

Trong các chỉ số đo lường bộ ba bất khả thi, khó nhất là đo lường mức độ hội nhập tài chính. Muốn đánh giá mức độ hội nhập tài chính, chúng ta phải đo lường

mức độ mà một quốc gia tiến hành kiểm soát vốn. Tuy nhiên việc đo lường mức độ kiểm soát vốn rất phức tạp vì rất khó để phản ánh hết những phức tạp trong thực tế. Chẳng hạn có quốc gia tuy tuyên bố mở cửa thị trường vốn bằng những chính sách

khá thơng thống nhưng trong thực tế lại kiểm soát vốn bằng những biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng.

Lane và Milesi-Ferretti (2006) có đề xuất sử dụng chỉ số độ mở TKV trên thực tế. Chỉ số của Lane và Milesi-Ferretti đo lường khối lượng nợ và tài sản nước ngoài trong cán cân thanh toán. Khi đo lường tổng lượng nợ và tài sản nước ngồi trong cán cân thanh tốn, ta sẽ thấy được mức độ kiểm soát vốn trên thực tế mà quốc gia

đó đang theo đuổi. Ngồi ra cịn một phương pháp thứ hai để đo lường độ mở của

TKV trên thực tế, đó là tính tốn tỷ số dịng tài chính xun biên giới trong cán cân thanh toán quốc tế so với GDP.

Chinn và Ito (2006, 2008) đưa ra đề xuất sử dụng độ mở TKV KAOPEN để đo lường mức độ hội nhập tài chính.

KAOPEN được xác định dựa trên các thông tin về những hạn chế (restrictions) trong việc hội nhập tài chính của các nước được trình bày trong Bản Báo cáo thường niên Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions

(AREAER) của IMF. Cụ thể, KAOPEN là phần hợp thành được chuẩn hóa từ các biến: sự tồn tại của nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau, những hạn chế trong các giao dịch TKVL, những hạn chế trong các giao dịch TKV và các yêu cầu về chứng từ cho quá trình xuất khẩu. Đây là dạng cơ chế mà một loại tỷ giá áp dụng cho giao dịch trên TKVL và một loại tỷ giá áp dụng cho TKV. Cơ chế đa tỷ giá chính là một dấu hiệu nhận biết một quốc gia tiến hành kiểm sốt vốn. Vào thời điểm tình trạng lạm phát tăng tốc ở Việt Nam năm 2008, đã có đề xuất từ một số nhà làm chính sách cho rằng nên áp dụng cơ chế đa tỷ giá, trong đó tỷ giá áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải khác với các doanh nghiệp nhập khẩu (chính phủ Việt Nam sau đó

đã khơng đồng ý với biện pháp này).

Mặc dù vậy, KAOPEN có nhược điểm là khơng phản ánh đúng mức những gì diễn ra trong thực tế, nhất là việc khu vực tư nhân tìm mọi cách tránh né các biện pháp kiểm soát vốn của Chính phủ. Ví dụ chúng ta thấy ở Việt Nam chẳng hạn, các sai số thống kê hằng năm trong cán cân thanh toán quốc tế nhiều khi lên đến hàng tỷ USD. Các sai số này được quy cho khu vựa doanh nghiệp tìm cách chuyển tiền

xun biên giới vì nhiều mục đích khác nhau. Tuy có một số nhược điểm nhưng chỉ số KAOPEN được nhiều nhà kinh tế đánh giá đã phản ánh được các mục tiêu chính sách quan trọng mà một quốc gia theo đuổi trong tiến trình hội nhập tài chính.

Chỉ số Chinn - Ito (KAOPEN) biến thiên giữa 0 và 1. Giá trị càng cao của chỉ số này cho thấy quốc gia mở cửa hơn với những giao dịch vốn xuyên quốc gia. Tuy nhiên, chỉ số KAOPEN chỉ cho ta thấy độ mở TKV theo pháp lý dựa trên các báo cáo của chính phủ cho IMF, WB các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quan đến kiểm soát vốn và ngoại hối.

Bảng 3.6: Chỉ số mức độ hội nhập tài chính Việt Nam của Chinn - Ito

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

KAOPEN 0.161 0.222 0.222 0.222 0.222 0.222 0.161 0.161

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

KAOPEN 0.161 0.161 0.161 0.161 0.161 0.404 0.404 -

Nguồn: http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm

Qua bảng số liệu trên ta thấy từ sau khi trở thành thành viên WTO Việt Nam chúng ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập tài chính hơn thơng qua việc dở bỏ một số quy định về kiểm soát vốn theo cam kết WTO.

Nhận xét kết quả các chỉ số của Việt Nam: hình 3.6 cho thấy mức độ độc lập tiền

tệ, sự ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính của Việt Nam trong 15 năm qua. Kết quả nghiên cứu phù hợp với quan điểm của Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn & Hiro Ito (2010) cho các nền kinh tế đang phát triển là có một mức độ lớn hơn của ổn định tỷ giá hối đoái và độc lập tiền tệ, nhưng hội nhập tài chính ở mức độ thấp và các chỉ số có xu hướng ngày càng hội tụ. Đồng thời kết quả cũng đồng quan điểm với Ila

Patnaik and Ajay Shah (2010) là các nền kinh tế Châu Á vẫn tiếp tục có tỷ giá hối

đối cứng nhắc đáng kể nhưng đã có sự chuyển động dần dần theo hướng linh hoạt

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu IFS

Hình 3.6: Quá trình tiến triển các chỉ số của Việt Nam từ năm 1997 – 2010

Như vậy, chính sách bộ ba bất khả thi của Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng chung của các nền kinh tế đang phát triển. Việt Nam đang theo đuổi một

mức độ độc lập tiền tệ cao hơn, tỷ giá linh hoạt với dải băng rộng hơn nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và lựa chọn hội nhập ở mức thấp nhưng cũng có xu hướng tăng kể từ khi gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường bộ ba bất khả thi tại việt nam giai đoạn 1997 2011 (Trang 58 - 61)