.5 Sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi ở các nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường bộ ba bất khả thi tại việt nam giai đoạn 1997 2011 (Trang 39 - 41)

Hình 2.5 trình bày các chỉ số bộ ba bất khả thi cho các nhóm mẫu khảo sát khác nhau được phân ra theo các giai đoạn thời gian. Hình 2.5 (a) cho thấy các nước phát triển dần dần trở nên ít độc lập hơn trong độc lập tiền tệ để theo đuổi hội nhập và ổn dịnh tỷ giá. Hình 2.5 (b) cho thấy EMG đã có kinh nghiệm hội tụ về mức

trung bình của cả ba chỉ số. Ngược lại, mức trung bình của các quốc gia khơng thuộc EMG chưa có xu hướng hội tụ như vậy. Sự khác biệt giữa các nước thuộc khối thị trường mới nổi và các nước đang phát triển khơng thuộc khối này thì nhỏ hơn so với sự khác biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tuy

nhiên, từ giữa những năm 1990 đã có sự khác biệt đáng chú ý về mức độ độc lập

tiền tệ và hội nhập tài chính. Trong khi các nước khơng thuộc EMG vẫn giữ được

mức độ độc lập tiền tệ ổn định thì các nước thị trường mới nổi lại trở nên ít độc lập tiền tệ hơn. Nhóm nước mới nổi EMG cũng hội nhập tài chính cao hơn.

2.4.2 Chế độ tỷ giá hối đoái

Trong thập niên qua, nhiều nghiên cứu đã khám phá rằng trong nhiều nền kinh tế, chế độ tỷ giá chính thức được thơng báo bởi NHNN khác biệt một cách đáng kể so với tỷ giá tự do quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường tự do; và tỷ giá

tự do hầu như luôn cao hơn tỷ giá cơng bố chính thức. Điều này đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu đối với các chế độ tỷ giá khác nhau.

Akiko Terada – Hagiwara (2005) cho rằng cuộc khủng hoảng liên quan đến thị trường tài chính, vốn quốc tế, khủng hoảng nợ thì trong chừng mực nào đó liên quan đến chế độ tỷ giá cố định và bị ghìm khơng cho lên xuống. Đồng thời, tác giả cũng nhận định rằng duy trì chế độ chính sách trung gian giữa chốt cứng và trơi nổi thì cũng khơng thể bền vững đối với những quốc gia mở cửa dòng vốn quốc tế. Bởi vì, kỷ luật chính sách tiền tệ là cần thiết để duy trì chế độ trung gian tuy nhiên trong chừng mực nào đó cũng sẽ dấy lên áp lực lạm phát vì ngun vật liệu thơ, dầu tăng giá và dòng vốn tăng đột ngột. Điều này ngụ ý rằng, tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn

mang lại bền vững hơn, như trong Edwards, Levy và Yeyati (2005) và Haruka (2007) đã đề cập đến.

Nghiên cứu của Aizenman (2010) đối với hai nhóm nước (EMG và đang phát triển) trong khi mức độ ổn định tỷ giá hối đoái giảm từ đầu những năm 1970 đến đầu những năm 1990, thì nó tăng lên trong mười lăm năm qua. Cuộc khủng hoảng

nợ nước ngoài những năm 1980 đã dẫn đến tất cả các nước đang phát triển theo đuổi sự linh hoạt tỷ giá hối đoái cao hơn, nhiều khả năng phản ánh thực tế rằng các

nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng khơng thể duy trì thỏa thuận tỷ giá hối đối cố định. Hơn nữa, các quốc gia này cũng đồng thời theo đuổi độc lập tiền tệ

cao hơn, trong khi thắt chặt kiểm soát vốn đầu những năm 1980, như là một kết quả của cuộc khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm

2008 có thể làm một số quốc gia di chuyển theo hướng linh hoạt cao hơn tỷ giá hối

đoái.

Ila Patnaik and Ajay Shah (2010) kiểm tra chế độ tỷ giá của 11 nền kinh tế

Châu Á bằng một mơ hình hồi quy tuyến tính dựa theo tỷ giá trao đổi chéo. Kết quả hồi quy cho thấy rất ít thay đổi đáng kể trong chế độ tỷ giá hối đối thực. Hình 2.6

cho thấy mức trung bình và giá trị trung bình của R2 cho 11 nền kinh tế Châu Á. Tại mỗi thời điểm chế độ tỷ giá thực tế của mỗi quốc gia được xác định bằng giá trị R2. Giá trị trung bình của R2 đã bắt đầu với một giá trị cao là 0.9. Kết quả cho thấy có

sự gia tăng nhỏ trong linh hoạt từ năm 1980-1981, tuy nhiên sau đó duy trì trong một thời gian liên tục của tỷ giá hối đoái cứng nhắc. Từ năm 1982-1997 giá trị R2 trên 0.9. Tỷ giá hối đoái cứng nhắc cùng với sự gia tăng trên thực tế của mở cửa

TKV đã kích hoạt các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Mức ý nghĩa R2 là 0.93 vào năm 1997, mang giá trị thấp 0.61 (tỷ giá linh hoạt hơn) vào năm 1998 và nó trở lại giá trị 0.88 trong giai đoạn 2002-2004. Điều này cho thấy trong khi 11 nền kinh tế Châu Á tiếp tục có tỷ giá hối đối cứng nhắc đáng kể nhưng đã có sự chuyển động dần dần theo hướng linh hoạt hơn. Với mức ý nghĩa 0.85 trong năm 2009 tỷ

giá đã được cải thiện khi so sánh với mức ý nghĩa 0.93 vào năm 1997.

Nguồn: Ila Patnaik and Ajay Shah (2010)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường bộ ba bất khả thi tại việt nam giai đoạn 1997 2011 (Trang 39 - 41)