Chi phí huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đại á chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 48)

2.2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VỦA NGÂN

2.2.2 Chi phí huy động

Để đánh giá hiệu quả của công tác HĐV không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng VHĐ, một mặt quan trọng nữa cần được xem xét đến đó là chi phí HĐV. Vì nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng lại huy động với chi phí cao sẽ tác động tới lãi suất cho vay của ngân hàng cao, giảm tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác, và trực tiếp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí trong tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng khó khăn như năm 2012 có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng thua lỗ nếu khơng biết cân đối nguồn vốn.

bảo cung ứng đủ vốn, vừa đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào hợp lý.

Trong những năm gần đây, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt, làm cho lãi suất huy động biến động phức tạp hơn bao giờ hết. Đặc biệt vào cuối thời điểm năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình khan hiếm thanh khoản làm cho các NHTM trong nước thi nhau đẩy lãi suất lên rất cao để thu hút tiền gửi của dân, buộc NHNN phải đưa ra quy định về mức lãi suất trần huy động.

Rõ ràng yếu tố lãi suất là hết sức nhạy cảm trong hoạt động của ngân hàng. Nó tác động trực tiếp tới chi phí HĐV của Daiabank - CN TP.HCM. Chính những biến động về lãi suất đã tác động đến chi phí lãi suất của Daiabank - CN TP.HCM trong những năm qua.

Chi phí HĐV của Daiabank - CN TP.HCM trong vài năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Bảng số liệu quy mô vốn huy động và chi Phí HĐV của Daiabank– CN TP.HCM giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền Số tiền

Tăng. giảm so với 2010 (%) Số tiền Tăng. giảm so với 2011 (%) Tổng VHĐ 708.000 776.000 563.000 (27.4%) 800.000 42% Chi phí HĐV 37.100 58.824 41.195 (30%) 64.000 55,4% Chi phí vốn huy động/ quy mô vốn huy động (nguồn vốn huy động) 5,24% 7,58% 7,31% 8%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Daiabank – CN Tp.HCM năm 2009. 2010. 2011.2012)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng nguồn vốn huy động của Daiabank - CN TP.HCM có sự tăng trưởng và thay đổi đáng kể năm 2012. Năm 2011 nguồn vốn huy động giảm 27,4% so với năm 2010 nhưng chi phí huy động vốn giảm 30% so với năm 2010, chi phí giảm thấp hơn so với mức huy động. Nhưng đến năm 2012 chi phí huy động tăng 55,4% so với năm 2011, trong khi đó nguồn vốn tăng 42%. Điều này nếu xét về mảng huy động vốn thì nguồn vốn huy động chưa có hiệu quả do chi phí vốn huy động/quy mơ vốn huy động năm 2012 tăng 8%, so với năm 2011 chi phí này chỉ có 7,31%. Nhưng xét về tổng thể, quy mơ vốn huy động tăng và có đạt hiệu quả hay khơng khơng chỉ dựa vào chi phí huy động vốn mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như sự ổn định nguồn vốn, tình hình sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào để đem lại lợi nhuận lớn để bù đắp chi phí và thặng dư.

Xét về hoạt động cho vay, tại Daiabank – CN TP.HCM cho vay đang đóng vai trị chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Đối tượng đi vay là các thành phần kinh tế xã hội có nhu cầu. Lãi suất huy động được coi là lãi suất đầu vào (lãi phải trả), trong khi đó lãi suất cho vay là lãi suất đầu ra (lãi phải thu). Ta có bảng chênh lệch thu lãi cho vay và chi lãi huy động bình quân của ngân hàng qua các năm 2009 - 2012:

Bảng 2.4 Bảng thu lãi cho vay và chi lãi huy động qua các năm 2009-2012

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu lãi cho vay 51.420 80.424 71.195 113.200

Chi phí trả lãi vốn huy động 37.100 58.824 41.195 64.000

Chênh lệch thu chi lãi 14.320 21.600 30.000 49.200

Chênh lệch thu chi lãi/Chi

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Daiabank – CN TP.HCM năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, hầu như chi lãi cho huy động và thu lãi cho vay đều tăng qua các năm, mặc dù thị trường hoạt động của ngành ngân hàng năm 2011 và năm 2012 rất khó khăn, cạnh tranh gay gắt, thực hiện theo đúng thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN về quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách tài chính tiền tệ áp dụng lãi suất giảm xuống dưới 14%. Và Daiabank - CN TP.HCM cố gắng đạt mục tiêu đề ra, năm 2009 - 2010 lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí bỏ ra để huy động vốn vẫn ổn định, từ năm 2011 - 2012 con số này tăng lên đáng kể từ 0,73 đồng năm 2011 tăng lên 0,77 đồng năm 2012, ngân hàng thu được 113.200 tỷ đồng từ hoạt động thu lãi vay và chi phí bỏ ra 64.000 tỷ đồng để huy động. Như vậy 01 đồng chi phí ngân hàng bỏ ra sẽ thu 0,77 đồng lợi nhuận, con số này tăng 5,4% so với 2011. Điều này chứng tỏ Daiabank – CN TP.HCM đã sử dụng có hiệu quả chi phí huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đại á chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)