CHI NHÁNH TP .HỒ CHÍ MINH
3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
3.3.1.2 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020 là nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời theo cam kết với Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đến năm 2018 Việt Nam phải trở thành nền kinh tế thị trường. Do vậy, đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải được phát triển tương xứng, đáp ứng được những
yêu cầu trên. Do đó để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chính phủ sẽ thực hiện cụ thể:
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, NHNN tìm đến giải pháp là đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng và từ đó khuyến khích hợp nhất để hình thành ngân hàng mới có quy mơ lớn, hoạt động hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu ngân hàng khơng thể nóng vội, q trình sắp xếp lại các ngân hàng cũng cần phải đảm bảo không để xảy ra đổ vỡ ngồi tầm kiểm sốt, kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả phát triển.
- Về lâu dài, để tái cấu trúc ngân hàng, NHNN nên có sự phân loại các ngân hàng thành các nhóm. Cụ thể như: các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực và quy mơ đủ lớn, có thể phát triển thành những ngân hàng trụ cột sẽ phân thành một nhóm; tiếp đến là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng có quy mơ nhỏ thành một nhóm và các ngân hàng có tình hình tài chính khó khăn cần phải cấu trúc lại thành một nhóm… từ đó lên kế hoạch cho những bước đi bài bản và hiệu quả để sáp nhập các ngân hàng.
- Ngoài ra, cũng cần tăng cường quản trị, quản lý đối với cả hệ thống ngân hàng trên phương diện vĩ mô và vi mơ. Đến nay, vốn tự có của các NHTM đã được cải thiện đáng kể (hầu hết các NHTM có tỷ lệ an toàn vốn đạt và vượt 9%). Tuy nhiên vấn đề quản trị và quản lý đã và đang đặt ra yêu cầu cơ cấu lại. Vấn đề quản trị cần được cải thiện để đảm bảo các NHTM cổ phần hoạt động theo đúng nguyên tắc của một công ty cổ phần và công ty đại chúng: chế độ công bố thông tin, báo cáo tài chính, quyền của các cổ đông nhỏ lẻ, vấn đề chuyển đổi NHTMNN sau cổ phần hóa sang cơng ty cổ phần thực sự. Về mặt quản lý, cải thiện quản lý rủi ro thanh khoản (như hệ thống ALCO) cần được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc đối với các NHTM hiện nay để đảm bảo các NHTM có thể chịu đựng được các cú sốc.
sản phẩm và cơ cấu tài sản cho phù hợp với năng lực quản lý của mình, đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Với cơ cấu tài sản và sản phẩm như hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam rất dễ bị tổn thương (như năm 2008). Đối với các NHTM Nhà nước vừa mới cổ phần hóa cần tập trung cải thiện quản trị tại ngân hàng này theo chuẩn quốc tế vì nơi đây tập trung nguồn lực lớn của Nhà nước, coi đây là hình mẫu về quản trị ngân hàng hiện đại ở Việt Nam.