TP .HCM
5.2. Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp tại Tổng
5.2.1. Đảm bảo nguồn cung cấp điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện
nghiệp tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM
5.2.1. Đảm bảo nguồn cung cấp điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện điện
Qua phương trình hồi quy, nhân tố Độ tin cậy và chất lượng điện cung cấp chiếm nhiều biến quan sát và có tỷ trọng lớn nhất, liên quan mật thiết đến mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện là rất cần thiết. Nội dung trình bày không đi sâu vào giải pháp kỹ thuật chi tiết mà sẽ đưa ra một số giải pháp định hướng để đảm bảo nguồn cung cấp điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện trong quá trình cung cấp, cụ thể như:
Đảm bảo nguồn cung cấp điện
Để đảm bảo sự hài lịng của khách hàng thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải đảm bảo nguồn cung cấp điện cho khách hàng. Mặc dù, khả năng cung ứng điện trong thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, nhưng vẫn cịn tồn tại tình trạng khơng đủ nguồn cung ứng điện cho các doanh nghiệp nên phải cắt giảm luân phiên một số khu vực gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, Miền Nam có khả năng sẽ thiếu điện nghiêm trọng. Do đó, đối với Tổng cơng ty Điện lực TP.HCM, là một đơn vị phân phối điện, để đảm bảo nguồn cung cấp điện đầy đủ, Tổng công ty cần tập trung nâng cao hiệu quả công tác đầu tư lưới điện theo hướng dự báo chính xác nhu cầu sử dụng, do hiện nay hệ thống lưới điện TP.HCM đang quá tải, cụ thể như sau:
- Cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới phân phối để vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố điện. Đặc biệt là tự động hoá mạng lưới điện phân phối để cô lập vùng bị sự cố, tự động chuyển tải nguồn điện để hạn chế vùng mất điện và giảm thời gian mất điện.
- Xây dựng và đưa vào vận hành các Trạm biến áp đúng tiến độ, xây dựng hệ thống lưới truyền tải liên kết giữa các khu vực trong TP. Hồ Chí Minh và vùng
lân cận, có khả năng truyền tải cơng suất lớn, đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng lưới điện, cụ thể cần thực hiện: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là cơng tác lập, trình duyệt, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả xét thầu, mua sắm vật tư thiết bị; Tiết kiệm đầu tư, tận dụng khai thác các cơng trình, vật tư thiết bị vẫn còn tuổi thọ hoặc đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng được nhằm làm giảm giá thành của hệ thống.
Việc nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng là một yêu cầu hết sức khách quan và cấp bách. Tuy nhiên, khó khăn lớn của EVNHCMC trong thời gian tới là thiếu vốn đầu tư xây dựng để phát triển hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Theo dự báo từ đây đến năm 2020, mỗi năm EVNHCMC cần trên 1.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng lưới điện. Nguồn vốn đầu tư trích từ lợi nhuận sau thuế hằng năm chỉ khoảng 200 tỉ đồng. Chính vì thế, cần xây dựng các biện pháp huy động vốn như liên doanh, liên kết, đa dạng hố hình thức đầu tư: cơng khai danh mục các cơng trình để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia; ưu tiên tranh thủ nguồn vốn ODA, tăng cường quan hệ với các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại trong và ngồi nước để vay vốn ưu đãi…
Nâng cao độ tin cậy và chất lƣợng điện
- Chủ động kiểm tra, rà soát lại đường dây lưới điện và cải tiến kỹ thuật để đảm bảo chất lượng điện năng theo tiêu chuẩn quy định trong các hợp đồng mua bán điện (về điện áp, tần số) với doanh nghiệp.
- Xây dựng nhóm phản ứng nhanh tại các điện lực để sửa chữa sự cố điện khi có yêu cầu. Rút ngắn thời gian giải quyết các dịch vụ công tơ điện như lắp đặt thay thế công tơ trong 01 ngày, sửa chữa các hư hỏng nhỏ trong vòng 06.
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề (Hội nghị giảm tổn thất điện năng, hội nghị an toàn kỹ thuật điện...) rút ra những bài học thực tiễn và các biện pháp nâng
Mặc dù có những lợi ích to lớn nhưng hiện tại việc tổ chức các hội nghị chuyên đề này chưa được chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt việc giám sát kết quả sau hội nghị chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Tổng Cơng ty cần thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, mời thêm nhiều chuyên gia tham dự để có thể thảo luận và tìm ra được những giải pháp hợp lý. Đồng thời cần chú trọng công tác giám sát việc thực hiện các kết luận của Hội nghị (như lập ra hội đồng để giám sát về tiến độ triển khai những kết luận trong Hội nghị).