Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 27 - 30)

2.2.1. Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank của Vietcombank

Từ những năm đầu thập kỷ 90, chính phủ Việt Nam đã chấp nhận việc NHNNg mở chi nhánh tại Việt Nam theo tinh thần Nghị định số 189/HĐBT ngày 15/06/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế NHNNg, ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam. Theo thời gian, các hạn chế nhằm bảo hộ ngân hàng trong nước được gỡ bỏ dần (Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999, Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006).

Ngày 07/11/2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), và là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Theo cam kết (Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ, Phụ lục của Nghị định thư gia nhập WTO), thị trường ngân hàng Việt Nam mở cửa hoàn toàn sau 5 năm gia nhập (đến năm 2011). Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngân hàng nước ngoài được tham gia với mức độ tăng dần vào mọi hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam trong đó có Vietcombank sẽ tăng lên cùng với việc nới lỏng các quy định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Một số lĩnh vực chịu nhiều tác động là:

+ Thị trường tín dụng, kể cả bán sỉ và bán lẻ. Cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam.

+ Quy trình thanh tốn và chuyển tiền: Đây là lĩnh vực có ưu thế của các ngân hàng nước ngồi cả về loại hình lẫn chất lượng dịch vụ.

+ Dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp: lĩnh vực này cũng đang thu hút sự quan tâm của khách hàng Việt Nam.

Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng, nhất là trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành, thiết lập các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển đầy đủ và hiệu quả hơn.

2.2.2. Những cơ hội và thách thức về mặt cạnh tranh

ƒ Cơ hội

- Đối với NHNN: Tạo cơ hội nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ độc lập; đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, dựa trên cơ sở thị trường, tạo ra lực đẩy cho sự phát triển thị trường tiền tệ. Hệ thống NHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn hiệu quả.

- Các NHTM sẽ hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Mở cửa thị trường tài chính trong nước dẫn đến quá trình sắp xếp lại thị trường và hoạt động ngân hàng theo hướng chun mơn hóa (bán lẻ, bán buôn, đầu tư) tùy theo thế mạnh của mỗi ngân hàng. Quá trình hội nhập sẽ tạo ra các ngân hàng có quy mơ lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh có hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng được

- Mở cửa thị trường, các NHNNg sẽ tham gia góp vốn vào ngân hàng trong nước, thành lập ngân hàng 100%, và các hình thức khác, đi cùng với sự thâm nhập thị trường là vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý v.v… và các ngân hàng Việt Nam có cơ hội học hỏi. Sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ kinh doanh của các ngân hàng trong nước.

- Các NHTM có khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và chi phí cơ hội. Do các hạn chế về đầu tư tài chính được gỡ bỏ, các ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến trong nước và quốc tế nhằm giảm rủi ro, tối đa lợi nhuận.

- Quan hệ đại lý của các ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển, kèm theo đó hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại phát triển.

- Thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính.

- Là động lực để các NHTM tự hoàn thiện, tự cải cách để tăng cường năng lực cạnh tranh, để tạo thế phát triển bền vững.

ƒ Thách thức

- Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển, ngành NHTM có bề dày hoạt động khoảng 20 năm, do vậy các lực lượng tham gia thị trường còn mới mẽ, yếu và thiếu.

- Mở cửa thị trường sẽ làm tăng rủi ro từ thị trường bên ngoài, thị trường khu vực và thế giới. Trong khi đó năng lực điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động giám sát ngân hàng còn hạn chế.

- Năng lực tài chính, kỹ năng quản lý, điều hành, hạ tầng công nghệ của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung chưa thể so sánh với ngân hàng các nước phát triển, và các nước trong khu vực.

- Các chuẩn mực tài chính kế tốn, và hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam cịn nhiều khác biệt, chưa sát với chuẩn mực quốc tế, gây ra các rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng.

- Kể từ năm 2011, ngành ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn, các ngân hàng trong nước phải cạnh tranh theo nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp với các NHNNg có ưu thế về vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý. Nếu khơng có các biện pháp chuẩn bị thích hợp, nguy cơ các ngân hàng Việt Nam bị thua tại sân nhà, bị thơn tính, sáp nhập là rất lớn.

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều thời cơ và thách thức cho Việt Nam nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO, lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi Việt Nam từng bước mở cửa thị trường, thực hiện các cam kết gia nhập.

Hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng cịn yếu về nhiều mặt so với các NHNNg. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh các NHTMVN để tồn tại và đứng vững trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu là một yêu cầu quyết định. Mặt khác, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM là q trình thường xun, liên tục, địi hỏi các NHTM phải liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)