Phát triển mạng lưới phân phối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 72 - 74)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời kỳ

3.2.1.3. Phát triển mạng lưới phân phối

- Hiện nay, VCB là ngân hàng có số ATM lớn thứ hai, nhưng mạng lưới giao dịch truyền thống còn mỏng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng tiền gửi giảm, và thị phần tiền gửi giảm mạnh hơn các NHTMNN khác. Bên cạnh củng cố vị trí dẫn đầu hệ thống NHTMVN về dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động, VCB cần đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới hoạt động truyền thống (chi nhánh, PGD, điểm giao dịch). Việc phát triển mạng lưới tại những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn có thể ban đầu chỉ có hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả

chung của hệ thống. Tuy nhiên xét trong dài hạn, đây là việc cần làm để đón đầu sự phát triển, tạo lập cơ sở khách hàng rộng khắp, củng cố thị phần.

- Kinh nghiệm cho thấy các ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, có cơ sở tiền gửi tốt sẽ phát triển tốt và đứng vững trong điều kiện nền kinh tế có rủi ro. Thực tế, trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ, các ngân hàng có cơ sở khách hàng tốt đảm bảo được thanh khoản, và tồn tại. Goldman Sachs và Morgan Stanley, là 2 ngân hàng đầu tư danh tiếng tại phố Wall phải xin chuyển thành NHTM để có thể huy động tiền gửi.

- Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng, VCB có kế hoạch hoạt động ở nước ngoài nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai (ngồi Cơng ty tài chính Vinafico mở tại Hồng Kông và Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ mới thành lập năm 2010). Trong khi đó, STB là ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn nhiều, đã chứng tỏ sự năng động của mình đã mở rộng mạng lưới hoạt động tại Trung Quốc, Lào, Campuchia; Năm 2009, BIDV đã xác lập sự hiện diện thương mại tại Campuchia, Lào ở các lĩnh vực: bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư; tiếp nối thành công, năm 2010, BIDV mở rộng đầu tư sang Myanmar, Đông Âu, Nga. Năm 2010, VIETINBANK cũng đã mở văn phòng đại diện tại Đức, chuẩn bị cho việc thành lập chi nhánh tại nước này trong tương lai.

- Thời gian đầu, VCB có thể lựa chọn hoạt động kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia nơi có địa lý gần Việt Nam, thị trường tài chính kém phát triển hơn Việt Nam, các thị trường này phù hợp với trình độ, năng lực cạnh tranh của các NHTMVN nên khả năng thành công lớn hơn. Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng giá trị thương hiệu của VCB và đây là bước đi tất yếu để VCB trở thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng được xếp hạng ở Châu Á.

- Mở ngay các công ty con như công ty chuyển tiền, công ty quản lý tài sản, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, cơng ty tài chính tín dụng mua nhà cầm cố; đây là các cơng ty VCB đã có kế hoạch thành lập theo bản cáo bạch IPO cuối năm 2007,

và bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu lần đầu năm 2008. Việc thành lập các công ty con này nhằm chun mơn hóa trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)