Sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 36)

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

2.3.3. Sản phẩm, dịch vụ

2.3.3.1. Hoạt động tín dụng a) Dư nợ tín dụng (rịng)

Trong nhiều năm trước đây, VCB áp dụng chính sách tăng trưởng tín dụng theo chủ trương của nhà nước. Trước năm 2005, VCB còn thực hiện cho vay theo chỉ định của chính phủ đối với một số dự án.

Cùng với chương trình CPH các DNNN, và việc các DNNN góp vốn vào các ngân hàng, chính sách cho vay của VCB đang chuyển dần từ cho vay các khách hàng truyền thống là DNNN sang các thành phần kinh tế tư nhân, cá nhân.

Chính sách phân bổ tín dụng của VCB nhìn chung tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm và các đô thị; cân bằng tỷ lệ cho vay ngắn hạn và dài hạn cũng như loại tiền cho vay VND và ngoại tệ.

Kể từ năm 2006, VCB đã áp dụng rộng rãi mơ hình cấp tín dụng theo tư vấn của quốc tế (ING-Hà Lan) tách bạch bộ phận khách hàng, xử lý tác nghiệp, và quản lý nợ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Trong giai đoạn 2006-2010, dư nợ tín dụng của VCB liên tục tăng, từ 67 ngàn tỷ đồng năm 2006 lên 176 ngàn tỷ đồng năm 2010 (bình quân là 28%/năm).

Hình 2.5: Dư nợ VCB (Năm 2006-2010) 67,743 97,631 112,793 141,621 176,814 44.12 15.53 25.56 24.85 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 2009 2010 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Dư nợ (tỷ VND) Tăng trưởng dư nợ (%)

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2010 của Vietcombank [10]

Giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng cho vay DNNN, và khối doanh nghiệp FDI giảm; cho vay công ty tư nhân, và các loại hình khác tăng lên. Tỷ lệ cho vay DNNN đã giảm từ 38% năm 2006 xuống còn 35% năm 2010; cho vay khối doanh nghiệp FDI giảm khoảng 9% trong cùng giai đoạn. Trong giai đoạn này, tỷ lệ cho vay cá nhân không thay đổi nhiều, chiếm khoảng 10% trong tổng dư nợ. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2010, dư nợ cho vay SMEs chiếm tỷ trọng 29,6% tổng dư nợ.

Trong giai đoạn 2006-2010, dư nợ ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước tăng gấp đôi từ 4% lên 8%; dư nợ ngành thương mại dịch vụ đã giảm từ 27% xuống còn 22%; tỷ lệ các ngành khác thay đổi không nhiều. Vietcombank được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp.

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2006-2010, năm 2006 tỷ lệ này là 58% đã giảm xuống còn 54% năm 2010; trong giai đoạn này, tỷ lệ cho vay VND và ngoại tệ tương đương 50%/50%.

Tính đến cuối năm 2010, VCB là ngân hàng đứng thứ 4 trong hệ thống NHTMVN về dư nợ, đạt 176 ngàn tỷ đồng, dư nợ ngân hàng lớn nhất Việt Nam là AGRIBANK với 414 ngàn tỷ đồng, tiếp theo là BIDV, và thứ 3 là VIETINBANK.

Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng dư nợ bình quân của VCB là 28%, xấp xỉ BIDV, thấp hơn VIETINBANK và cao hơn AGRIBANK. Dư nợ của các NHTMNN tăng 2-3 lần, trong khi của ACB, STB tăng khoảng 5 lần. Năm 2006, dư nợ của VCB gấp khoảng 4 lần của ACB, và STB, sau 4 năm con số này đã giảm xuống còn khoảng 2 lần. 67,743 97,631 112,793 141,621 176,814 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000

Hinh 2.6: Dư nợ của 6 NHTM hàng đầu (năm 2006-2010, tỷ VND)

VCB 67,743 97,631 112,793 141,621 176,814 VIETINBANK 80,152 102,190 120,752 163,170 234,204 BIDV 97,202 129,079 156,870 200,999 248,898 AGRIBANK 186,230 246,118 294,697 354,112 414,755 ACB 17,116 31,974 34,833 62,358 87,195 STB 14,539 34,317 33,708 55,497 77,486 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của 6 NHTM hàng đầu (2006-2010) 8.5% 44.1% 15.5% 25.6% 24.9% -20.0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0% 160.0% VCB 8.5% 44.1% 15.5% 25.6% 24.9% VIETINBANK 7.6% 27.5% 18.2% 35.1% 43.5% BIDV 17.7% 32.8% 21.5% 28.1% 23.8% AGRIBANK 19.5% 32.2% 19.7% 20.2% 17.1% ACB 81.1% 86.8% 8.9% 79.0% 39.8% STB 70.8% 136.0% -1.8% 64.6% 39.6% BQ 6NH 17.7% 59.9% 13.7% 42.1% 31.5% 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2010 các ngân hàng [10] và tính tốn của tác giả.

AGRIBANK có quy mơ dư nợ tín dụng lớn nhất trong hệ thống NHTMVN và tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong số các NHTMNN, AGRIBANK chiếm thị phần 28,8% năm 2010 (6 ngân hàng lớn nhất Việt Nam chiếm 74,3%).

Thị phần cho vay trong những năm qua với đặc điểm rõ nét là sự vượt trội của các NHTM khối nhà nước. Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ưu thế này sẽ ít có khả năng thay đổi trong tương lai gần. Mặc dù vậy, cùng với sự năng động trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các NHTM khối cổ phần được dự báo sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế và chiếm giữ thị phần ngày càng cao trên thị trường.

Thị phần cho vay của VCB đã giảm trong những năm qua do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự cạnh tranh tăng lên từ các NHTMCP, NHNNg, và các đối thủ mới. - Sản phẩm cho vay chưa đa dạng, thiếu sản phẩm mới, cách tiếp cận cũ (trong khi một số NHTMCP đã cho vay tận nhà, cho vay qua mạng internet, cho vay 24h .v.v); tỷ lệ cho vay khách hàng các DNNVV và cá nhân chưa tương xứng với tiềm năng của đối tượng khách hàng này (cho vay cá nhân VCB chiếm 11%, VIETINBANK chiếm 19%, ACB chiếm 56% dư nợ).

- Các DNNN sau CPH, một số đã chuyển sang vay các ngân hàng khác hoặc ngân hàng mà họ góp vốn.

- Khối khách hàng doanh nghiệp FDI giảm do nhiều NHNNg đã đến Việt Nam, và họ thu hút được các doanh nghiệp này.

b) Chất lượng tín dụng

Trước năm 2006, VCB ln có chất lượng tín dụng tốt so với các NHTMNN khác. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2008, nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 (QĐ sửa đổi, bổ sung QĐ 493)) có xu hướng tăng. Nợ xấu của VCB đã tăng từ 2,79% năm 2006 lên 4,69% năm 2008.

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng mạnh, trong khi 3 NHTMNN cịn lại giảm. Ngun nhân chính là các năm 2006-2007, số chi nhánh được thành lập mới theo quyết định 888/2005/QĐ-NHNN của NHNN tăng mạnh, số nhân viên tuyển mới tăng (năm 2008 tăng gần 42% so với năm 2006). Sau khi thành lập các chi nhánh có tâm lý tăng trưởng dư nợ, trong khi đó cơ sở khách hàng chưa đảm bảo, uy tín khách hàng thấp. Mặt khác, khả năng thẩm định, kiểm sốt rủi ro của các chi nhánh cịn yếu do thiết hụt nguồn nhân lực. Năm 2007, tăng trưởng dư nợ của VCB đến 61%, gấp khoảng 1,5-2 lần trong số các NHTMNN, cao nhất kể từ năm 2003. Các khoản cho vay có chất lượng thấp năm 2006-2007 đã chuyển sang nợ xấu vào năm 2008, một nguyên nhân khác nữa là năm 2008, tình hình kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng nợ dưới chuẩn xuất phát từ Mỹ, nên khách hàng khơng thực hiện đúng cam kết trả nợ.

Hình 2.8: Phân loại dư nợ khách hàng theo QĐ 493 (Năm 2008, Tỷ VND) 104,529 92.67% 3,061 2.71% 921 0.82% 813 0.72% 3.07%3,468

Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 Nợ cần chú ý Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 Nợ nghi ngờ Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank [8]

Trong giai đoạn trên 2006-2008, nợ xấu (NPL – Non Performing Loans) của 4 NHTMNN đã giảm từ 3,4% xuống cịn 2,6%, trong khi đó nợ xấu của VCB tăng từ 2,8% lên 4,7%. ACB, và STB ln duy trì tỷ lệ nợ quá xấu thấp hơn 1%, chất lượng tín dụng của ACB, STB tương đương với các NHNNg.

Sở dĩ chất lượng tín dụng của các NHTMNN thấp hơn các NHTMCP và NHNNg vì khả năng quản lý rủi ro tín dụng kém, bên cạnh đó việc cho vay khơng thuần túy lợi nhuận mà cịn thực hiện theo định hướng của chính phủ, trong khi đó các NHTMCP hoạt động thuần túy vì lợi nhuận và kiểm sốt tín dụng chặt chẽ hơn.

VCB đã thường xuyên chú trọng quản lý chất lượng tín dụng. Thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo Điều 7- Quyết định 493 của NHNN, chất lượng tín dụng của VCB đã được cải thiện. Đến năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của VCB đã giảm xuống mức 2,83%.

2.3.3.2. Huy động vốn

Các sản phẩm huy động vốn của VCB: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền

hấp dẫn. Ngoài ra, với lợi thế công nghệ hiện đại, VCB là ngân hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung cho các khách hàng là tổ chức kinh tế lớn. Mơ hình quản lý vốn tập trung giúp khách hàng sử dụng vốn an toàn và hiệu quả hơn. Sản phẩm này đã được khách hàng của VCB đánh giá cao. Bên cạnh đó, VCB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm đầu tư tự động, theo đó, khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn song vẫn đảm bảo được tính năng sẵn sàng thanh khoản trên tài khoản tiền gửi thanh tốn.

VCB có tiền gửi ngoại tệ chiếm 45%-50% tiền gửi của ngân hàng, là tỷ lệ cao nhất trong các NHTMVN, và tỷ lệ này ổn định trong nhiều năm qua.

Năm 2010, VCB có lượng tiền gửi đạt 208 ngàn tỷ đồng, lớn thứ 4 sau AGRIBANK, VIETINBANK và BIDV. Trong 4 NHTMNN, VCB có mức tăng trưởng tiền gửi thấp nhất chỉ khoảng 1,9 lần so với năm 2006, thấp hơn BIDV (2,3 lần), AGRIBANK (2,6 lần) và VIETINBANK (3,7 lần). Tiền gửi của ACB, STB tăng rất mạnh, khoảng 5-6 lần so với năm 2006.

Năm 2006, tiền gửi của VCB lớn thứ 2 trong các NHTMVN (chỉ đứng sau AGRIBANK), gấp gần 4 lần ACB, hơn 5 lần STB, đến năm 2010 đã giảm xuống còn tương ứng là 1,5 lần và 1,6 lần.

Mặc dù hiện nay quy mô tiền gửi VCB đang đứng vị thứ 4, nhưng khoảng cách với các ngân hàng đứng sau đã bị rút ngắn đáng kể và xu hướng ngày càng hẹp. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh về huy động tiền gửi của VCB đã sụt giảm trong giai đoạn trên.

111,916 141,589 157,493 169,458 208,320 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000

Hình 2.9: Tiền gửi khách hàng của 6 NHTM hàng đầu (2006-2010, tỷ VND)

VCB 111,916 141,589 157,493 169,458 208,320 ICB 91,505 112,692 121,634 220,591 339,699 BIDV 106,496 135,336 163,397 187,280 247,701 AGRIBANK 163,616 233,638 305,928 366,995 427,372 ACB 29,394 55,283 75,113 108,992 137,881 STB 21,514 54,791 58,635 86,335 126,203 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2010 các ngân hàng [10]

Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của 6 NHTM hàng đầu (2007-2010)

26.5% 11.2% 7.6% 22.9% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0% 160.0% 180.0% VCB 26.5% 11.2% 7.6% 22.9% VIETINBANK 23.2% 7.9% 81.4% 54.0% BIDV 27.1% 20.7% 14.6% 32.3% AGRIBANK 42.8% 30.9% 20.0% 16.5% ACB 88.1% 35.9% 45.1% 26.5% STB 154.7% 7.0% 47.2% 46.2% BQ 6NH 60.4% 19.0% 36.0% 33.1% 2007 2008 2009 2010

Thị phần tiền gửi của VCB liên tục giảm trong giai đoạn 2006-2010, các nguyên nhân chính:

a) Nguyên nhân nội tại VCB

- Sản phẩm dịch vụ huy động chưa có sự khác biệt với các ngân hàng khác, tính linh hoạt để thu hút tiền gửi như kỳ hạn, lãi suất v.v chưa cao; dịch vụ gửi tiền chưa thật sự đa dạng, chẳng hạn huy động tiết kiệm vàng chưa được triển khai;

- Hoạt động tiếp thị, quảng cáo chưa hấp dẫn; các NHTMCP tiếp thị thu hút khách hàng tốt hơn như gửi tiền lãi tích lũy bậc thang, gửi tiền tặng tiền, gửi tiền siêu lãi suất, gửi tiền có phiếu tham dự thưởng, tặng quà...

- Mạng lưới hoạt động còn mỏng, phát triển chậm so với 5 ngân hàng còn lại; - Giờ giấc làm việc vẫn làm giờ hành chính, trong khi đó, một số NHTMCP

đã triển khai làm việc vào ngày nghỉ, ngoài giờ, thay ca trực buổi trưa .v.v b) Nguyên nhân khách quan

- Đối thủ tham gia ngành tăng lên đáng kể do quá trình mở cửa và cải cách nền kinh tế;

- Với chính sách nền kinh tế nhiều thành phần, vai trò độc quyền của VCB đã giảm, và niềm tin về sự an toàn gửi tiền tại các NHTMCP đã tăng lên.

- Sự linh hoạt, năng động của các đối thủ, nhất là các NHTMCP trong việc tung ra các sản phẩm mới, đa dạng;

- Một số khách hàng DNNN lớn đã chuyển dịch vụ sang ngân hàng khác. 2.3.3.3. Hoạt động kinh doanh thẻ

Năm 2002, VCB đã đưa vào hoạt động dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, với 70 máy ATM, đây là dịch vụ được triển khai sớm nhất tại Việt Nam. Đến năm 2004, một số ngân hàng khác như AGRIBANK, Đông Á, cũng bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ ATM.

Sau khi đưa vào sử dụng thẻ ATM Connect 24, VCB tiếp tục tung ra sản phẩm thẻ như SG24 dành cho doanh nhân, được xem là chiếc ví thuận tiện nhất trong thanh tốn; MTV dành cho lớp trẻ; Vietcombank MasterCard Cội Nguồn và Vietcombank Unembossed MasterCard cho phép chủ thẻ Cội Nguồn chi tiêu bằng cả đồng VND và USD mà không phải chịu thêm phí chuyển đổi ngoại tệ. Để đa dạng hố sản phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng ngày càng tăng, VCB lại tiếp tục tung ra thị trường dòng sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit, Master Debit. Với thẻ này, khách hàng có thể dùng để thanh tốn tiền hàng hoá dịch vụ cả thị trường trong nước và thế giới.

Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, hiện nay thẻ ATM được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh tốn hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh tốn tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM...

Thị trường thẻ hiện nay rất đa dạng, và cạnh tranh rất sôi động. Hầu hết các ngân hàng đều tham gia thị trường thẻ bằng việc phát hành nhiều loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ liên kết. Tốc độ phát triển và tiềm năng của thị trường thẻ được đánh giá rất cao.

Đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có gần 12.000 máy ATM, 58.000 điểm chấp nhận thẻ (POS); số lượng thẻ phát hành đã đạt trên 34 triệu thẻ với hơn 51 tổ chức phát hành thẻ và hơn 240 thương hiệu thẻ. Ba hệ thống thuộc 3 liên minh gồm Smartlink do Vietcombank đại diện; Banknet Việt Nam do Agribank, BIDV, Vietinbank sáng lập; Việt Nam Bankcard (VNBC) do Ngân hàng Đông Á đại diện đã được kết nối liên thơng, hình thành một mạng lưới thanh tốn gồm 42 ngân hàng thành viên, hơn 8.500 máy ATM, chiếm khoảng 90% số máy ATM hiện có trên thị trường.

Năm 2010, VCB tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, phát hành được hơn 1 triệu thẻ các loại, dẫn đầu thị phần thẻ các loại: 30% thẻ

ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế, và 18% thẻ ATM. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng tới 30,7% so với năm 2009 đạt 741 triệu USD, và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Mạng lưới POS lớn nhất nước với thị phần 26%, và đứng thứ hai về mạng lưới ATM với thị phần 14% (sau AGRIBANK với 6,38 triệu thẻ, chiếm khoảng 20% thị phần). Trong tổng số 5 loại thẻ tín dụng ngân hàng thông dụng trên thế giới đang chấp nhận thanh toán, VCB đã trực tiếp phát hành 3 thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express. Trong các thương hiệu thẻ quốc tế, Visa vẫn là thương hiệu được ưa chuộng nhất.

Tuy vậy, lượng thẻ mà các ngân hàng phát hành ra thị trường ngày một nhiều, nhưng kết quả thu về chưa được như mong muốn. Theo kết quả khảo sát của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 36)