Tăng cường năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro, và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 71 - 72)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời kỳ

3.2.1.2. Tăng cường năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro, và

lượng nguồn nhân lực

ƒ Tăng cường năng lực quản trị, điều hành

- Phân biệt rạch ròi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành; chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban, Ban kiểm toán v.v; đề cao trách nhiệm giải trình, tính tự chủ và hiệu quả kinh doanh của bộ máy điều hành.

- Tạo điều kiện để các tổ chức tài chính nước ngồi mua cổ phần, tham gia vào công tác quản lý điều hành của VCB nhằm sớm tiếp cận với các nguyên tắc quản trị ngân hàng tốt nhất theo thông lệ quốc tế.

- Thực hiện chiến lược kinh doanh cắt giảm chi phí triệt để (clear-cut) để tối đa lợi nhuận cho cổ đông.

- Xây dựng chiến lược dài hạn phát triển VCB, các dấu mốc cần đạt được để đưa VCB vào vị thứ 70 trong các ngân hàng lớn của châu Á (trừ Nhật Bản), đồng thời đánh giá tổng kết định kỳ hàng năm, 5 năm để có bước đi phù hợp.

ƒ Tăng cường năng lực quản lý rủi ro

- Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm để cơ quan kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập và chuyên nghiệp. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống. Phát triển các hệ thống quản lý của VCB phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.

- Năm 2005, NHNN đã ban hành QĐ 493 quy định sau 3 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực, các NHTM phải xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 6 (phân loại nợ theo định lượng) hoặc điều 7 (phân loại nợ theo định tính). Hiện VCB đang phân loại nợ theo điều 6. Để đảm bảo phản ảnh đúng hơn bản chất của khoản nợ, VCB nên thực hiện phân loại nợ theo điều 7.

- Báo cáo tài chính theo các chuẩn quốc tế IFRS, và thuê các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế xếp hạng định kỳ hàng năm nhằm tạo tính minh bạch, cũng như tiếp cận dần với các chuẩn mực quốc tế.

- Trong quản trị rủi ro tín dụng cần giành một tỷ lệ nhất định cho vay mạo hiểm, chú ý hơn đến lợi ích thu được từ khoản vay, thay vì chỉ chú tâm đến tỷ lệ nợ xấu như hiện nay, tuy vậy tỷ lệ an toàn chung vẫn đảm bảo yêu cầu chung là dưới 5% theo tiêu chuẩn của NHNN. VCB cần quản trị chi phí đến từng sản phẩm tín dụng để đảm bảo lợi nhuận thu được vượt quá các chi phí phát sinh từ khoản vay.

ƒ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Cần thực hiện chính sách quyền mua cổ phần cho nhân viên (ESOP- Employee Stock Ownership Plan) nhằm khuyến khích nhân viên giỏi gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Công tác tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, lương thưởng, phúc lợi nhân viên cần đặt ra các tiêu chí cụ thể và thực thi triệt để, tránh tính hình thức, cảm tính.

- Tăng cường cơng tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên; đối với nhân viên có năng lực cần cho đào tạo ở các nước có thị trường tài chính phát triển nhằm tiếp cận với cơng nghệ tài chính ngân hàng mới, hiện đại, tạo nguồn nhân viên quản lý tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)