Quản lý, điều hành, kiểm soát nội bộ, và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 55)

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

2.3.7. Quản lý, điều hành, kiểm soát nội bộ, và quản trị rủi ro

2.3.7.1. Mơ hình tổ chức

Cơ quan có thẩm quyền cao nhất VCB là Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị là Ban tổng giám đốc. Hội đồng quản trị có các ủy ban, ban giúp việc như Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro; Ban tổng giám đốc có các ủy ban, ban

giúp việc như Ủy ban Alco, Hội đồng tín dụng trung ương, các phịng ban chức năng. Mạng lưới hoạt động gồm Hội sở chính, Sở giao dịch và các chi nhánh, các cơng ty con trong nước và nước ngồi, Trung tâm hành chính sự nghiệp.

2.3.7.2. Cơng tác quản lý, điều hành, kiểm soát nội bộ, và quản trị rủi ro Hội sở chính là trung tâm điều hành, tại đây, tất cả các dữ liệu được lưu trữ Hội sở chính là trung tâm điều hành, tại đây, tất cả các dữ liệu được lưu trữ tập trung, các chi nhánh hoạt động trong ngày và cuối ngày sẽ chuyển tất cả về Hội sở chính. Hội sở chính cũng là nơi điều phối vốn cho toàn bộ các chi nhánh, cung cấp vốn cho các chi nhánh thông qua cho vay và nhận huy động vốn của các chi nhánh khác khi chưa sử dụng, đồng thời cũng đưa ra các chính sách về lãi suất, tổ chức các chương trình ưu đãi, tiêu chí phân loại khách hàng… trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, tại từng chi nhánh vẫn có thể áp dụng linh hoạt những chính sách này sao cho phù hợp với địa bàn của mình.

Mơ hình quản lý này có ưu điểm là thơng suốt, nhất qn chính sách làm việc từ trên xuống. Số liệu cập nhật nhanh chóng, các chi nhánh có thể sử dụng tài nguyên lẫn nhau. VCB đã áp dụng mơ hình giao dịch một cửa, tách bạch giữa khối quản lý và hành chính với khối kinh doanh theo mơ hình back-office và front-office. Nhược điểm của mơ hình này là phải đầu tư hệ thống cơng nghệ thơng tin, phần mềm quản lý, chi phí đầu tư cao.

Công tác quản trị ngân hàng theo nguyên tắc thị trường tại VCB cịn ít, lãnh đạo ngân hàng chưa được đánh giá bởi cổ đông do cổ đông nhà nước là đang nắm chi phối nhưng nhà nước lại chưa đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng, chưa phân biệt rạch ròi nhiệm vụ quản lý nhà nước và kinh doanh nên khơng có tiêu chí đánh giá, tính giải trình, tự chịu trách nhiệm chưa cao.

Vấn đề chức năng đại diện và giám sát của Hội đồng quản trị cũng như Ban kiểm sốt của VCB chưa có sự phân định rõ ràng. Ban kiểm soát vừa như một cơ quan đại diện cho chủ sở hữu nhà nước vừa như một cơ quan trực thuộc Hội đồng quản trị gây ra sự xung đột thẩm quyền và chồng chéo về trách nhiệm. Chưa có sự

phân biệt rạch rịi chức năng giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát để đảm bảo sự kiểm tra toàn diện và cân bằng về quyền hạn.

2.3.8. Chất lượng nhân viên

Số lượng và chất lượng nhân viên: Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng số lao động của toàn hệ thống VCB là 11.415 người, tăng khoảng 9,5% so với năm 2009. Trong đó, trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm 4,2% (tiến sỹ trở lên chiếm 0,2%), trình độ đại học chiếm 75,7%, trình độ từ cao đẳng trở xuống chiếm 20,1%. Do sự phát triển nhanh trong mấy năm gần đây nên độ tuổi trung bình của VCB khá trẻ, lao động có độ tuổi đến 35, chiếm khoảng 81%.

Công tác đào tạo huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bố trí nhân viên: Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh tốn xuất nhập khẩu, thẻ, kho quỹ, ngoại ngữ … thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên tồn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ. Về cơ bản, công tác đào tạo đã đáp ứng yêu cầu chun mơn nghiệp vụ.

Về chính sách lương, thưởng: trong một thời gian dài, VCB áp dụng cơ chế lương nhà nước, tiền lương do 3 bộ duyệt (NHNN – Bộ Tài chính – Bộ Lao động, thương binh và xã hội), nên có nhiều bất cập, chưa thỏa đáng, thấp so với mặt bằng chung, không theo kịp các NHTMCP, các NHNNg nên đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ cao ra khỏi VCB.

Sau khi CPH, VCB đã áp dụng hệ thống lương mới, các đơn vị hưởng lương theo kết quả kinh doanh, lương tính trên các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể như dư nợ, huy động vốn, phát hành thẻ, số PGD mới được lập ... Cơ chế lương mới đã xóa bỏ cách tính lương theo thâm niên, và tính lương theo công việc, lương quản lý và nhân viên có sự phân hóa rõ rệt. Theo đó, lương quản lý đã tăng lên đáng kể ngang bằng với các NHTMCP.

Tiến sĩ Khác Thạc sĩ Trung cấp 1,211 24 453 0.21% 576 10.62% 3.97% 5.05% Cao đẳng 509 4.46% Đại học 8,638

Hình 2.14: Phân loại nhân viên VCB theo trình độ (năm 2010, người, %)

75.69%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank [10]

Nhìn chung, nguồn nhân lực của VCB tốt nhất trong số 6 ngân hàng, số lao động có trình độ đại học trở lên khoảng 80%, cao hơn VIETINBANK, và AGRIBANK (tương ứng khoảng 68%, và 73%). Tuy nhiên, mạng lưới hoạt động giao dịch truyền thống của VCB còn mỏng, chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, và số lượng nhân viên chỉ hơn 11.000 người, ít nhất trong số NHTMNN. Một khi VCB mở rộng mạng lưới giao dịch truyền thống, đi đến các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn thì việc tuyển dụng nhân viên có chất lượng tốt sẽ gặp khó khăn, và có thể chất lượng nhân viên sẽ giảm xuống.

Hiện nay, công tác nhân sự của VCB còn một số tồn tại như sau:

- Nhân viên chưa đổi mới tác phong làm việc, vẫn làm việc theo giờ hành chính. Chưa thực hiện việc bố trí phục vụ khách hàng vào những ngày nghỉ. - Đánh giá nhân viên hàng năm nhiều lúc chưa sát với thực tế, mang tính chất

văn bản giấy tờ, và ý chí chủ quan, gây tâm lý chưa tốt cho nhân viên.

- Mặc dù, ngân hàng đã thành lập trung tâm đào tạo, nhưng chiến lược đào tạo chưa rõ ràng; các sản phẩm ngân hàng hiện đại vẫn còn xa lạ đối với nhiều nhân viên.

- Trong tác nghiệp, tính sáng tạo, đổi mới mang tính đột phá chưa được xếp vào chiến lược của ngân hàng, vẫn cịn xem trọng cái có sẵn.

- Quá trình xét duyệt và tuyển dụng ứng viên có lúc, có nơi chưa sát với tiêu chuẩn do ngân hàng ban hành. Q trình bố trí nhân sự cịn mang tính cảm tính, nhiều lúc chưa đúng với tính chất cơng việc.

- Sự ln chuyển nhân viên giữa các đơn vị trong hệ thống còn rờm rà do chưa thiết lập được kho dữ liệu nhân sự chung của toàn hệ thống, các chi nhánh khác nhau có rất ít thơng tin về nhân sự của chi nhánh khác. Đối với các vị trí quản lý, chưa có kế hoạch tuyển dụng từ nguồn bên ngoài, làm giảm cơ hội lựa chọn ứng viên tốt nhất cho vị trí.

2.3.9. Hệ thống thơng tin - kỹ thuật, và cơ sở hạ tầng 2.3.9.1. Hạ tầng công nghệ thông tin

Trong hệ thống NHTMVN, VCB là ngân hàng triển khai ngân hàng lõi (core banking) sớm nhất, phầm mềm lõi VCB Vision 2010 bắt đầu triển khai từ năm 1999, đưa vào sử dụng năm 2001. Trước năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai ngân hàng lõi, đến nay hầu hết các ngân hàng đã triển khai ngân hàng lõi.

Sau khi triển khai ngân hàng lõi, năm 2003, VCB tiếp tục phát triển nền tảng công nghệ của mình bằng việc tiếp tục triển khai và hồn thành Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ. Đây là dự án cơng nghệ rất lớn, có phạm vi bao trùm mọi hoạt động của VCB. Ngồi các mơ đun tác nghiệp, phục vụ cho mục đích giao dịch hàng ngày như: Nâng cấp hệ thống ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, chuyển tiền và kinh doanh vốn, Dự án WB cịn có mơ đun phục vụ cho mục đích quản lý như Kho dữ liệu và Hệ thống thông tin quản lý. Có thể nói, Dự án WB đã hồn thành q trình kết nối tồn bộ các sản phẩm, dịch vụ của VCB thành một hệ thống tích hợp, không chỉ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại có chất lượng cao nhất, mà cịn cung cấp cơng cụ quản trị tiên tiến cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Hệ thống máy tính cơ bản của VCB được tích hợp hoàn toàn, cho phép các chi nhánh và các bộ phận truy cập thông tin báo đến trung tâm dữ liệu chính của VCB đặt tại Hà Nội (phục vụ cho cả khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam) và thành phố Hồ Chí Minh (phục vụ khu vực miền Nam).

Các phòng giao dịch được kết nối thông qua mạng trung gian của các chi nhánh chứ không được kết nối trực tiếp với hệ thống trục backbone. Hiện tại, VCB có hai hệ thống dự phòng rủi ro: Hệ thống dự phòng tại chỗ, sẵn sàng thay thế cho hệ thống chính khi có rủi ro về mặt cơng nghệ và Hệ thống dự phịng để thay thế trung tâm chính để đảm bảo hoạt động của VCB trong trường hợp Trung tâm công nghệ thơng tin chính xảy ra sự cố (kể cả sự cố có tính chất phi cơng nghệ như thiên tai, hỏa hoạn...).

Các trung tâm dữ liệu của VCB chủ yếu chạy trên máy chủ IBM thuộc iSeries (model 570 và 830) và pSeries (model 650) và các máy chủ IntelBased (PC Server) cho các ứng dụng còn lại.

VCB hiện đang ứng dụng các phần mềm hệ thống tiên tiến xử lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: sử dụng các giải pháp công nghệ dựa trên hệ điều hành Unix và ngôn ngữ xử lý cơ sở dữ liệu thế hệ 4, ngơn ngữ lập trình hiện đại (C,C++, Visual Basic…). Đây là các phần mềm hệ thống và cơ sở dữ liệu cho phép phát triển các ứng dụng ngân hàng có tốc độ xử lý nhanh, liên kết tự động hóa, truy cập nhanh với số lượng người sử dụng lớn, tính bảo mật cao, đồng thời được thiết kế theo hệ thống mở, có thể kết nối kỹ thuật với hệ thống khác.

Đến nay đã có hơn 80% nghiệp vụ ngân hàng, và 85% các giao dịch của VCB với khách hàng được thực hiện bằng máy tính và thiết bị IT hiện đại. IT đã tác động mạnh vào quá trình đổi mới cơ chế chính sách và đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, giúp NHNN thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, thực hiện tốt quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tồn bộ nền kinh tế.

Riêng trong hoạt động bán lẻ, cơng nghệ là chìa khóa then chốt để đưa các dịch vụ bán lẻ đến với công chúng nhanh nhất.

Ngoài ra, VCB tiếp tục củng cố hệ thống công nghệ nền tảng – Vision 2010, đồng thời chính thức nghiệm thu tiểu dự án của WB với 5 module chính là bán lẻ, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại chuyển tiền và thông tin quản lý. Mặt khác, VCB đã ký kết hợp đồng tư vấn Dự án hỗ trợ liên kết kỹ thuật cơ cấu lại VCB với NHNN và liên doanh tư vấn ING & Price Waterhouse Cooper nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của VCB bằng việc xây dựng lại bộ máy tổ chức, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, họat động, ứng dụng cơng nghệ tiên tiến.

Việc triển khai thành công hệ thống IT của ngân hàng đã đưa VCB trở thành ngân hàng cung cấp sản phẩm công nghệ cao, đưa VCB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất với hệ thống thanh toán, giao dịch thuận lợi nhất.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, VCB từng bước cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao như: VCB online và VCB connect 24, VCB money, VCB Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Vietcombank Cyber Bill Payment, Vietcombank Global Trade…. VCB online là dịch vụ ngân hàng đầu tiên cho phép người gửi tiền một nơi có thể rút tiền bất cứ nơi nào thuộc hệ thống; Vietcombank-Cyber Bill Payment là ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng thanh tốn hóa đơn điện thoại qua hệ thống ATM (từ năm 2003).

IT là nền tảng triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, điều này càng đúng với các ngân hàng có quy mơ lớn, hệ thống rộng khắp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc đầu tư vào IT cũng có những hạn chế nhất định như chi phí cao, rủi ro tê liệt hệ thống, vấn đề an ninh mạng, bảo mật thơng tin khách hàng, virus v.v., ngồi ra, nhân viên cần có trình độ nhất định tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ để có thể tự chủ, và khai thác, kiểm soát hệ thống.

VCB đã thành lập Trung tâm Tin học do Giám đốc Trung tâm lãnh đạo, phụ trách 6 bộ phận độc lập tại Hội sở chính với 50 cán bộ tin học tại Hội sở chính, được chỉ đạo trực tiếp bởi một Phó tổng giám đốc chuyên trách công nghệ.

Với tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng, phần mềm lõi VCB Vision 2010 của VCB sẽ lạc hậu trong vài năm nữa. Vì vậy, VCB đã có kế hoạch triển khai phần mềm mới, trị giá 30 triệu USD vào năm 2010, và một số dự án IT khác, đưa tổng mức đầu tư vào IT giai đoạn 2009-2010 lên đến 37 triệu USD (khoảng 630 tỷ đồng).

Với kinh nghiệm triển khai các dự án IT, và mức đầu tư thỏa đáng, VCB tiếp tục chiến lược là ngân hàng dẫn đầu trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ trên nền công nghệ hiện đại.

2.3.9.2. Cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản của VCB chiếm 0,4- 0,5%, thấp nhất trong 6 ngân hàng. Tính đến cuối năm 2010, TSCĐ của VCB chỉ 1.178 tỷ đồng, trong đó nhà cửa vật kiến trúc chiếm 36% (424 tỷ đồng), máy móc thiết bị chiếm 47% (554 tỷ đồng), còn lại là các tài sản khác (17%).

Trong giai đoạn 2006-2010, tài sản cố định hữu hình VCB tăng rất thấp, trong khi đó tổng tài sản tăng bình quân 17%/năm. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản của VCB thấp nhất trong 6 ngân hàng, cụ thể năm 2010 chỉ 0,38% (bình quân của 6 ngân hàng là 0,6%). Năm 2010 tài sản cố định hữu hình của VCB chỉ 1.178 tỷ đồng, tương đương STB (tổng tài sản của STB chỉ bằng 1/2 VCB).

Thời gian qua, VCB đầu tư xây dựng cơ bản cho trụ sở làm việc chưa tương xứng quy mô tài sản, và uy tín, thương hiệu của ngân hàng, phần lớn các trụ sở làm việc là thuê. Các trụ sở làm việc cũ kỹ, thường thay đổi địa điểm, làm giảm niềm tin của khách hàng và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Về tài sản cố định vơ hình: Tính đến cuối năm 2010, tổng giá trị tài sản cố định vơ hình của VCB là 407 tỷ đồng, trong đó quyền sử dụng đất 354 tỷ (chiếm 87%), tài sản cố định vơ hình khác, chủ yếu là phần mềm tin học (chiếm 13%).

Tổng diện tích đất do VCB quản lý xấp xỉ 182.000 m2, trong đó đất sử dụng làm trụ sở, văn phịng làm việc chiếm 69% (156.000 m2). Chia theo tính pháp lý của quyền sử dụng đất: đất giao không thời hạn chiếm 26% (48.000 m2), đất giao có thời hạn (phần lớn đến 50 năm) trả tiền 1 lần chiếm 58% (106.000 m2), đất thuê trả tiền hàng năm chiếm 12% (22.000 m2), đất chưa cấp giấy chứng nhận chủ quyền sử dụng đất chiếm 4% (5.000 m2). Các quyền sử dụng đất nằm tập trung chính ở vị trí đắc địa ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và trung tâm tỉnh, thành phố của cả nước, giá trị thị trường của khối tài sản này lớn hơn nhiều so với giá sổ sách. Ngoài VCB, các NHTMNN khác cũng nắm giữ tài sản là quyền sử dụng đất khá lớn, chẳng hạn như VIETINBANK nắm giữ lượng đất đai đến 617.000 m2 (gấp 3,4 lần VCB).

2.3.10. Danh tiếng, uy tín và thương hiệu

Được thành lập từ năm 1963, tiền thân là bộ phận thanh toán đối ngoại của NHNN, trong thời gian dài được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, VCB đã tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 55)