Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 (Trang 31 - 33)

2.1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi lượng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO vào năm 2006, để đóng

góp vào tài trợ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, tình hình cung cấp vốn của NH TMCP CT CN3 cho các ngành, các thành phần kinh tế qua các năm được thể hiện trong Bảng phân bố dư nợ cho vay dưới đây:

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại NH TMCP CT CN3 từ 2007 - 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ

TỔNG DƯ NỢ 510 680 554.6 1060.3 Dư nợ theo loại hình kinh tế 510 680 554.6 1060.3

1. Doanh nghiệp Nhà nước 49 9.6% 30.5 4.5% 15.5 2.8% 43.6 4.1%

2. Hợp tác xã 3 0.6% 0 0.0% 2.7 0.5% 0 0.0%

3. Cty cổ phần, Cty TNHH 246 48.2% 273.2 40.2% 237.4 42.8% 730.5 68.9%

4. Doanh nghiệp tư nhân 7.5 1.5% 26 3.8% 19.4 3.5% 14.2 1.3%

5. Công ty liên doanh 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

6. Kinh tế cá thể 135 26.5% 349.8 51.4% 273.2 49.3% 270.3 25.5%

7. Các đơn vị khác 68 13.3% 0.31 0.0% 6.3 1.14% 1.7 0.2%

Theo ngành kinh tế 510 680 554.6 1060.3

1. Nông lâm ngư nghiệp 28 5.5% 1.43 0.2% 0.5 0.1% 0 0.0%

2. Công nghiệp 54.1 10.6% 56 8.2% 67.9 12.2% 125.8 11.9% 3. Xây dựng 52.3 10.3% 117.7 17.3% 96.7 17.4% 406.7 38.4% 4. Thương mại dịch vụ 349.1 68.5% 473.3 69.6% 353.5 63.7% 407.4 38.4% 5. Khác 26.5 5.2% 31.6 4.6% 36 6.5% 120.4 11.4% Theo kỳ hạn nợ 510 680 554.6 1060.3 1. Ngắn hạn 277 54.3% 345 50.7% 336.6 60.7% 518.7 48.9% 2. Trung hạn 157 30.8% 236 34.7% 155.3 28.0% 340.1 32.1% 3. Dài hạn 76 14.9% 99 14.6% 62.6 11.3% 201.5 19.0% Theo độ tín nhịêm 510 680 554.6 1060.3

1. Cho vay khơng có TSBĐ 122 23.9% 95 14.0% 77.8 14.0% 192.7 18.2%

2. Cho vay có TSBĐ 388 76.1% 585 86.0% 476.8 86.0% 867.6 81.8%

Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ của NH TMCP CT CN3 từ 2007-2010

Qua Bảng 2.3 về dư nợ cho vay tại NH TMCP CT CN3 cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh có tăng trưởng qua các năm, năm 2008 so 2007 tăng +33%, năm 2010 so 2009 tăng 91%. Riêng năm 2009 so với năm 2008, kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất

lớn, dư nợ cho vay sụt giảm nguyên nhân do những tháng cuối năm các ngân hàng

đang trong cuộc đua lãi suất do lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước liên tục

tăng, và với mức lãi suất cao nên khơng ít đơn vị dè dặt trong nhận tiền vay để đầu tư hoạt động kinh doanh trong hồn cảnh kinh tế khó khăn như vậy.

Xét về loại hình kinh tế cho thấy dư nợ của chi nhánh tập trung vào thành phần kinh tế là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (khoảng 40% tổng dư nợ cho vay) cho vay kinh tế cá thể (cũng khoảng trên 25% tổng dư nợ về cho vay); doanh nghiệp nhà nước được khống chế dưới 10% và ngày càng giảm. Dư nợ của chi nhánh theo từng loại hình kinh tế tăng giảm khơng đều qua các năm nhưng nhìn chung tỷ trọng của dư nợ các loại hình kinh tế trong tổng dư nợ không biến động lớn nhưng theo hướng giảm dần cho vay DNNN, tăng đầu tư cho vay cá thể và các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Xét về ngành nghề kinh tế, nhìn chung tỷ trọng dư nợ cho vay theo từng ngành kinh tế phần lớn không biến động qua các năm. Riêng dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ qua 3 năm đều duy trì trên 60% tổng dư nợ cho vay, năm 2010 trên

38%. Cho vay nông lâm ngư nghiệp theo hướng giảm dần. Nguyên nhân chi phối dư nợ tập trung vào nhóm ngành thương mại dịch vụ là do NH TMCP CT CN3 nằm

trên địa bàn TP.HCM khu vực Quận 3, các đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ nhiều.

Dư nợ cho vay phân theo thời gian với cơ cấu cũng không thay đổi nhiều qua các thời kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm trên 50% tổng dư nợ. Cho vay khơng có TSBĐ ngày một giảm dần qua từng thời kỳ theo tinh thần chỉ cho vay không TSBĐ

đối với những đơn vị đủ điều kiện theo quy định.

Thực tế đã chứng minh lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chính của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Chi nhánh đang hướng đến một chính sách cho vay vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh như hiện nay và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn đặc biệt là nguồn vốn trung - dài hạn. Đặc biệt, trong điều kiện lạm phát cao, việc huy động khó khăn nhưng NH TMCP CT CN3 với ưu thế về nguồn vốn huy động cao, ngân hàng có thể mạnh dạn rải đều các khoản vay (đặc biệt là cho vay trung, dài hạn) ra nhiều ngành khác nhau một cách hợp lý. Nhưng trong điều kiện mở rộng tiền tệ an toàn, ngân hàng cần mở rộng cho vay trong kế hoạch được Trung ương giao đảm bảo chỉ cấp vốn cho những trường hợp hiệu quả. Như vậy, Chi nhánh vừa có thể tăng doanh số cho vay, vừa mở rộng được thị phần, vừa tìm được nguồn lợi nhuận cao hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)