2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CT CN3
2.2.1. Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn nợ
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn nợ của NH TMCP CT CN3 từ 2007-2010
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ 08/07 Tốc độ
09/08
Tốc độ 10/09 Chỉ tiêu
Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọng Tỷ Tốc độ Tốc độ Tốc độ
Theo kỳ hạn nợ 510 680 554.6 1060.3 33% -18% 91% 1. Ngắn hạn 277 54% 345 51% 336.6 61% 518.7 48.9% 25% -2% 54% 2. Trung hạn 157 31% 236 35% 155.3 28% 340.1 32.1% 50% -34% 119% 3. Dài hạn 76 15% 99 15% 62.6 11% 201.5 19.0% 30% -37% 222%
“Nguồn: Báo cáo cho vay tại NH TMCP CT CN3 từng thời điểm”
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn nợ của NH TMCP CT CN3
Qua bảng 2.5 cho thấy, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng tương đối mạnh qua các thời điểm. Tổng dư nợ năm 2007 là 510 tỷ đồng thì sang năm 2008 là 680 tỷ đồng, tăng ở mức 170 tỷ tương ứng +33.3%. Riêng trong năm 2009, dư nợ
đã giảm đi 125 tỷ đồng, tương ứng tốc độ -18% nguyên nhân là do trong năm 2009,
các ngân hàng đang trong giai đoạn chạy đua cả lãi suất tiền gửi và tiền vay khi mà lạm phát ở Việt Nam giai đoạn này ngày một tăng, dẫn đến các doanh nghiệp khó mà chấp nhận vay với mức lãi suất vay cao (có thời điểm sàn lãi suất cho vay là
21%/năm) trong khi kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn, Việt
Nam đang phải đối mặt với bài toán lạm phát cao, tăng trưởng giảm, hàng hố
khơng xuất khẩu được nên các doanh nghiệp hạn chế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dẫn đến dư nợ giảm. Nhưng qua năm 2010, tình hình kinh tế khả quan hơn và cũng vì thế dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng trưởng so năm 2009 là 91%.
Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay ở từng kỳ hạn cũng khác nhau:
+ Năm 2008 so 2007, dư nợ tăng cao nhất là ở kỳ hạn trung hạn với mức tăng 79 tỷ tương ứng tốc độ khá cao +50%, kế tiếp đến là dư nợ ngắn hạn với mức tăng 68 tỷ đồng tương ứng tốc độ 25%. Đối với dư nợ dài hạn mặc dù mức tăng là thấp nhất (23 tỷ đồng) nhưng tốc độ tăng là 30% cao hơn so với dư nợ ngắn hạn.
+ Năm 2009 so 2008, dư nợ giảm nhiều nhất là dư nợ trung hạn (giảm 80,7 tỷ đồng, tương ứng -34%), kế đến là giảm 36,4 tỷ đồng dư nợ dài hạn (tương đương -37%) trong khi dư nợ ngắn hạn giảm ít nhất là 8 tỷ đồng (tương đương -2%) là do với tình hình lãi suất cho vay cao và biến động liên tục nên các doanh nghiệp ngại tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn.
+ Năm 2010 so 2009, dư nợ đã tăng trưởng trở lại và tăng trưởng cao +91% trong đó mức và tốc độ tăng ở từng kỳ hạn nợ cũng thay đổi so với 3 năm trước, cụ thể dư nợ dài hạn tăng +222%, dư nợ trung hạn tăng +119, dư nợ ngắn hạn tăng 54%. Nguyên nhân tốc độ tăng giảm dư nợ theo cơ cấu như trên là do tại chi nhánh phát sinh thêm các dự án vay trung dài hạn và các dự án cũ đang trong quá trình giải ngân nên dư nợ trung dài hạn tăng, riêng dư nợ ngắn hạn và trung hạn đều tăng
mạnh so đầu năm là do nền kinh tế trong nước đã ổn định, lạm phát được khắc
phục, các đơn vị cần vốn tiếp để đầu tư sản xuất kinh doanh và với mức lãi suất đã “hạ nhiệt nhiều” so với năm trước, cộng thêm được sự hỗ trợ về lãi suất của Nhà nước trong thời gian ngắn hạn nên mức tăng trưởng ở dư nợ ngắn hạn cũng tăng đáng kể so với đầu năm.
Qua biểu đồ 2.5, cho thấy xét về tỷ trọng của dư nợ theo kỳ hạn qua từng
thời kỳ của ngân hàng không thay đổi nhiều, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khoảng 50%, còn lại khoảng 50% cho dư nợ trung dài hạn. Dù tốc độ tăng trưởng tín dụng ở từng kỳ hạn có khác nhau qua các năm nhưng vẫn đảm bảo tỷ trọng này,
điều đó chứng tỏ ngân hàng đã xây dựng cho mình một cơ cấu cho vay hợp lý và đang tiếp tục duy trì nó.