2.3.2.1. Những thành tựu
Qua phân tích về thực trạng tín dụng tại Chi nhánh 3 nhận thấy những thành tựu đạt được cần phát huy trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh như:
- Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, dư nợ cho vay tại NH TMCP CT CN3 đã tăng đều qua các thời kỳ, đáp ứng cho nhu cầu vốn của thị trường. Song hành cùng sự tăng trưởng của dư nợ cho vay, chi nhánh cũng đã chú trọng đến việc kiểm soát chặc chẽ các khoản vay đảm bảo nên nợ xấu khơng tăng thêm qua các năm. Ngồi ra, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70%-80% trong tổng thu nhập tại NH TMCP CT CN3 và với sự tăng trưởng bền vững đó qua các năm góp phần
làm tăng đáng kể thu nhập từ lãi vay tại NH TMCP CT CN3.
- Cơ cấu cho vay cũng đang chuyển dịch dần sang một cơ cấu hợp lý phân bổ
đều ở ngắn và trung dài hạn, đa dạng ở các ngành nghề kinh tế, thành phần kinh tế
và dư nợ không tập trung lớn vào DNNN tạo tiền đề cho sự phân tán bớt rủi ro. - Hầu hết dư nợ cho vay của chi nhánh là có đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chiếm trên 76% tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tăng dần qua các năm.
- Nợ quá hạn luôn được kiểm soát chặt chẽ biểu hiện qua các năm nợ quá hạn không tăng thêm mà giảm đi, không phát sinh nợ quá hạn mới và tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận với chuẩn mực theo
thơng lệ quốc tế, chính sách khách hàng tại Chi nhánh 3 đã được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ. Chất lượng tín dụng đã từng bước được kiểm sốt chặt chẽ, cụ thể từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình cơng ty, chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu
đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, sớm
phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh.
- Chi nhánh 3 đã xây dựng các mục tiêu, định hướng và kiểm sốt tín dụng trong từng thời kỳ như: tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ trong từng thành phần kinh tế, tỷ lệ có đảm bảo, khơng đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ, thực hiện trích lập dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống Đốc
NHNN hàng tháng để hạn chế rủi ro nếu có xảy ra trong hoạt động tín dụng, thực hiện chính sách sàng lọc và phân loại khách hàng đồng thời có các chính sách ưu
đãi tín dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt, khách hàng truyền thống.
- Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra giám sát trong quá trình cho vay, hướng dẫn trong việc thẩm định, cho vay, quản lý, giám sát vốn vay và thu nợ. Việc giám sát được thực hiện ngay cả trước trong và sau quá trình cho vay dưới sự hỗ trợ của bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Bộ máy kiểm tra kiểm soát đã độc lập với chi nhánh, chịu sự quản lý trực tiếp của Trung ương qua Ban kiểm tra kiểm soát nên việc kiểm tra giám sát được thực hiện khách quan hiệu quả hơn từ đó cũng giúp chi nhánh phát hiện kịp thời các sai sót tồn tại cũng như cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn.
2.3.2.2. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được từ hoạt động tín dụng cho thấy chất
lượng tín dụng tại Chi nhánh 3 ngày một nâng cao đồng nghĩa với việc rủi ro được kiểm sốt tốt. Bên cạnh đó cịn tồn tại những hạn chế trong hoạt động tín dụng địi hỏi Chi nhánh 3 cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng. Một số tồn tại biểu hiện rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh 3 như:
- Mặc dù các sản phẩm tín dụng của chi nhánh cũng khá đa dạng nhưng dư nợ tập trung cao nhất ở khối thương mại dịch vụ, trong đó dư nợ lại tập trung chủ
trung chủ yếu vào ngành nghề này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không những thế qua các năm dư nợ cho vay xây dựng liên quan đến bất động sản tại chi nhánh cũng khá cao (từ 17% đến 34%), trong khi tình hình giá đất biến động khó kiểm sốt nên rất dễ xảy ra rủi ro dưới tác động của giá cả thị trường, đến thời điểm Ngân hàng nhà nước có chủ trương hạn chế cho vay bất động sản thì chi nhánh mới khơng cho vay mới bất động sản mà chỉ tiến hành thu hồi dần nợ của các khoản vay bất động sản cũ.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, nợ xấu dù không phát sinh mới và giảm qua các năm nhưng tiến độ xử lý các món nợ phát sinh quá hạn từ trước năm 2006 rất chậm và đã trở thành nợ tồn đọng và mãi đến thời điểm cuối năm 2009 mới xử lý được phần lớn. Điều này cho thấy việc quản lý nợ có vấn đề tại chi nhánh chưa tốt.
- Trong tỷ trọng của nợ xấu thì nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tỷ trọng cao nhất mà chi nhánh lại khắc phục khá chậm nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Qua các năm nhận thấy vịng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm dần và ở mức từ 1,5-2 vòng/năm, điều này biểu hiện nguồn vốn cho vay được thu hồi chậm
đi, việc đầu tư vốn chưa thực sự hiệu quả cũng tiềm ẩn rủi ro.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh 3 chưa thực sự phản ánh chính xác chất lượng của khoản vay vì nhiều nguyên nhân như hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị chưa thực sự chính xác, chưa được kiểm tốn, cán bộ tín dụng
chưa thực sự nhận thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá xếp hạng tín dụng nên nhiều khi làm chỉ mang tính hình thức…
- Việc khai thác và xử lý thông tin tại chi nhánh cịn hạn chế. Trong q trình tiếp cận khách hàng vay vốn chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu thơng tin ngành và diễn biến thị trường trong ngành mà khách hàng kinh doanh, dẫn
đến khó lường trước các biến động về giá sản phẩm, biến động thị trường…Ngồi
ra, việc phân tích tình hình tài chính, phân tích khoản vay cịn sơ sài, chưa đánh giá
được hết các rủi ro của khoản vay khi thị trường biến động.
- Định kỳ 6 tháng cán bộ tín dụng chưa chú tâm đến việc đánh giá lại tình hình tài chính, tình hình bảo đảm nợ vay theo quy định, có làm cũng mang tính hình
thức nên việc giám sát khoản vay sau khi đã giải ngân chưa thực sự hiệu quả vì thế mà có thể rủi ro về khoản vay đã tiềm ẩn nhưng ngân hàng không phát hiện kịp thời
để có biện pháp xử lý sớm.
- Việc phân loại nợ của ngân hàng chưa thực sự theo chuẩn mực quốc tế, mới chỉ phân loại căn cứ vào thời gian phát sinh quá hạn mà chưa thực sự căn cứ trên mức độ rủi ro của khoản vay. Ngoài ra, việc phân loại nợ chưa thực sự căn cứ vào kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng. Do đó nếu chỉ nhìn vào nợ nhóm 2 nợ xấu của chi nhánh chưa phản ánh chính xác được chất lượng của khoản vay hay nói cách khác nợ quá hạn nợ xấu chưa phản ánh được đủ chất lượng tín dụng của ngân hàng.