2.3.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại NH TMCP CT CN3
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía NH TMCP CT CN3
- Về cán bộ tín dụng:
Hiện nay năng lực trình độ của CBTD tại Chi nhánh 3 đã ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ tín dụng trẻ mới được tuyển dụng, mới qua đào tạo thiếu kinh nghiệm thực tế và sự nhạy bén của một CBTD. Đối với những cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm thì lại hạn chế trong việc tiếp cận đến các phần mềm mới, hạn chế trong việc phân tích đánh giá khách hàng theo phương pháp hiện đại.
Đồng thời, việc quản lý khoản vay của cán bộ tín dụng thường theo quy mô
của các doanh nghiệp mà không theo từng ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh nên dẫn
đến thiếu chuyên sâu vào một ngành nghề nên đã khơng có nhiều kiến thức về
chuyên ngành của những đơn vị đang quản lý. Do đó, cơng tác thẩm định, giám sát và phân tích tình hình hoạt động của các đơn vị ở nhiều ngành nghề khác nhau chưa
đáp ứng được yêu cầu làm ảnh hưởng lớn đến việc phát hiện kịp thời những rủi ro
tiềm ẩn về khách hàng.
Không những thế, hiện tại CBTD tại Chi nhánh 3 làm việc theo kiểu đa năng mà chưa chun mơn hóa ở từng khâu, một cán bộ tín dụng làm cả khâu đi tiếp thị tìm khách hàng, thẩm định dự án phương án, thẩm định tài sản bảo đảm, giám sát khoản vay, đôn đốc thu nợ…nên phần nào ảnh hưởng đến việc tìm kiếm những
khách hàng tốt, kiểm soát vốn vay hiệu quả nếu trình độ cán bộ tín dụng khơng đủ tầm.
gian để giải quyết xong một khoản vay nhanh chóng phục vụ khách hàng nên cũng không tránh khỏi sơ suất trong tác nghiệp của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro tín
dụng.
- Về việc chủ động trong nắm bắt thông tin về khách hàng:
Việc thu thập thông tin của chi nhánh về khách hàng, ngành nghề, môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động cịn hạn chế, chủ yếu thơng qua kênh CIC. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chưa thực sự quan tâm đến cơng tác lưu trữ, phân tích các thơng tin về khách hàng, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước một các hệ thống và thường xuyên để thực sự đánh giá chính xác về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của khách hàng. Cũng từ đó việc đánh giá xếp hạng khách hàng dựa trên nguồn thông tin không đầy đủ cũng cho cho kết quả thiếu
chính xác.
- Về chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và mơ hình tổ chức:
Cùng với việc thực hiện hiện đại hóa ngân hàng do NH TMCP CTVN triển
khai, bên cạnh việc áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, ngân hàng đã ban hành và
đổi mới, sửa đổi nhiều quy trình quy định cho vay và giám sát khoản vay…đồng
thời sự thay đổi nổi bật nhất phải kể đến đó là thay đổi mơ hình điều hành hoạt động tín dụng từ truyền thống bằng hiện đại thể hiện ở điểm Phịng tín dụng đã tách bạch giữa cho vay doanh nghiệp và cho vay cá nhân; tách bạch khâu quan hệ khách hàng và khâu quản lý rủi ro. Chi nhánh thực hiện mơ hình đó đã thành lập Phịng Quản lý rủi ro nhưng nhân sự còn khá mỏng và chưa ổn định, chưa phát huy được tính hiệu quả của mơ hình khi mà kết quả đánh giá của Phịng Quản lý rủi ro chủ yếu dựa trên kết quả của Phòng khách hàng và ý kiến đề xuất của Phịng Khách hàng vẫn có tính quyết định trong xét duyệt cho vay, các khâu của quản lý rủi ro chủ yếu là hợp thức hóa quy trình cho vay mà chưa phát huy được vai trò, chức năng của mình.
- Cơng tác thẩm định:
Trong q trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh
hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay và khi thẩm định tại Chi nhánh 3
thường chỉ chú ý đến việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình hoạt động và
chưa chú tâm đến việc thẩm định yếu tố uy tín, năng lực quản lý và năng lực quản trị của khách hàng. Trong khi đánh giá các yếu tố này thường thì chỉ dựa vào cảm tính khi tiếp xúc với khách hàng, dựa bằng cấp, số năm công tác của chủ doanh nghiệp nên việc đánh giá chưa được đảm bảo.
Khơng chỉ nói đến cơng tác thẩm định về uy tín, năng lực quản lý và năng lực quản trị của khách hàng chưa được chú trọng mà ngay cả khâu thẩm định phương án dự án là khâu quan trọng nhất vẫn chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân như hạn chế thông tin trong thẩm định yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ và cả yếu tố xã hội, kinh tế của dự án. Thêm vào đó, trình độ xây dựng phương án dự án của hầu hết các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế…trong khi trình độ của cán bộ tín dụng chưa thực sự chuyên sâu nên công tác thẩm định cũng cịn mang tính hình thức, chủ yếu là chấp nhận phương án của
khách hàng nên rủi ro tiềm ẩn đối với khoản vay là khó tránh khỏi.
- Cơng tác kiểm tra giám sát khoản vay:
Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng thì khâu kiểm tra sau của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh 3 cịn mang tính hình thức, chưa kịp thời hoặc kiểm tra sơ sài thể hiện ở việc các khoản vay còn thiếu biên bản kiểm tra sau (biểu hiện việc không kiểm tra sau) hoặc biên bản kiểm tra sau sơ sài chủ yếu liệt kê danh mục hàng hóa mua vào theo đúng mục đích để kết luận là nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích mà khơng có chứng từ chứng minh, nhiều biên bản cịn khơng có chữ ký của khách hàng hay của Lãnh đạo Phòng Khách hàng…nên khơng đảm bảo được nguồn vốn
có được sử dụng có đúng mục đích, tiến độ khơng.
Ngồi việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi giải ngân thì quy trình cịn
địi hỏi phải kiểm tra đánh giá về tình hình hoạt động, tình hình tài chính và phân
tích bảo đảm nợ vay nhưng hầu như việc đánh giá chỉ mang tính hình thức.
Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra kiểm sốt đã mang tính độc lập hơn nhưng
vẫn cịn hiện tượng nể nang, chưa thực sự kiên quyết trong việc khắc phục chấn chỉnh chi nhánh sửa sai.
- Cơng nghệ quản lý:
Giao dịch một cửa có nhiều ưu việt nhưng việc giao dịch viên gắn liền với quỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơng tác tín dụng. Điền hình, khi đến hạn trả nợ
nếu cán bộ tín dụng, giao dịch viên và khách hàng thơng đồng với nhau thì có thể thực hiện đảo nợ nên khó đánh giá được chính xác chất lượng của khoản vay. Ngồi ra, nhiều chi nhánh vì áp lực hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch có thể can thiệp chấp nhận cho khách hàng đảo nợ để tránh phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu nên nhìn vào số liệu nợ quá hạn, nợ xấu cũng chưa đánh giá hết được rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Khơng những thế, chương trình phân loại nợ tuy đã được thực hiện tự động nhưng vẫn phải thực hiện thủ công trong nhiều trường hợp chi nhánh có thể can thiệp vào hệ thống để chỉnh sửa làm chương trình phân loại nợ khơng phản ánh đúng tính chất của khoản vay.