Thực hiện đầy đủ về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 (Trang 70 - 71)

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP

3.2.1.4. Thực hiện đầy đủ về bảo đảm tiền vay

Mặc dù tài sản bảo đảm chỉ là cứu cánh cuối cùng của một khỏan vay khi

khách hàng đó khơng có khả năng trả được nợ nữa. Tuy nhiên, trong thực tế ít có khách hàng đủ điều kiện để có thể vay khơng bảo đảm cũng như xác suất về khả

năng không trả được nợ của khách hàng luôn tồn tại và tùy theo mức độ rủi ro của khoản vay khác nhau và ngân hàng có thể yêu cầu bắt buộc về thực hiện bảo đảm tiền vay khác nhau. Như vậy, bảo đảm tiền vay là cần thiết trong một Hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng

không trả được nợ và nó cũng là động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bảo đảm tiền vay không thể thay thế cho khả năng hồn trả nợ vay của khách hàng vì thế CBTD đừng bao giờ chấp nhận một khoản vay mà lại mong đợi nguồn trả nợ cuối cùng là thực hiện xử lý tài sản bảo đảm.

Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm tiền vay, ngân hàng nên lựa chọn hình thức

bảo đảm thích hợp đối với từng loại cho vay, từng loại khách hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình dựa trên các văn bản pháp quy của ngân hàng và có thể lưu ý một số vấn đề như:

- Phân loại kỹ khách hàng và tài sản bảo đảm để quy định mức bảo đảm tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng vừa bảo đảm an tịan. Đối với khách

hàng thực sự tín nhiệm mới cho vay khơng có bảo đảm hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Về thủ tục trong bảo đảm tiền vay cần nên lập hợp đồng rõ ràng đảm bảo tính pháp lý và xác định rõ về việc xử lý tài sản bảo đảm. Lưu ý đến tính hợp pháp hợp lệ và đảm bảo là có sự tham gia đầy đủ của các thành phần đồng sở hữu tài sản.

- Một vấn đề trong nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản cần thẩm định kỹ tài sản đảm bảo tài sản hợp pháp, khơng tranh chấp và có tính thanh khoản khi phải xử lý.

- Đi kèm với việc nhận tài sản bảo đảm ngân hàng phải lưu ý đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm để đảm bảo xác nhận tài sản này đã được bảo đảm cho những món vay nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 3 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)