Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

trong q trình cơng nghiệp hóa

1.5.1. Các nguồn lực tự nhiên

Cơ cấu kinh tế của mô ̣t quốc gia được hình thành như thế nào đều chi ̣u ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tă ̣ng . Nhà kinh tế học cổ điển William Petty đã từng nói : “Lao động là cha của của cải , còn đất là mẹ của

nó” [10; 24]. Quy mô đất đai , đi ̣a hình, khí hậu, ng̀n nước…là điều kiê ̣n tự nhiên của các loại hình sản xuất nơng nghiệp khác nhau chẳng hạn khu vực Đông Nam Á sản sinh ra nền nông nghiệp lúa nước mang đặc thù “Châu Á gió mùa”; những vùng

rừng mưa nhiê ̣t đới ở Châu Á , Châu Mỹ La Tinh…là điều kiê ̣n tốt để kinh tế lâm nghiê ̣p phát triển; những quốc gia có mỏ khoáng sản có khả năng khai thác kinh tế là điều kiện phát triển mạnh cơng nghiệp khai mỏ…Vì vậy , có thể thấy tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan tro ̣ng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới.

Tuy nhiên , ở góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH , HĐH, các nhà kin h tế thường lưu ý mô ̣t số khía ca ̣nh của các ngành sản xuất dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên như sa ̣u:

Trong quá trình thực hiện CNH , HĐH nhiều quốc gia đang phát triển xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào n ông nghiê ̣p và khai thác mỏ , sản xuất sản phẩm thô. Điểm xuất phát này có thể coi là mô ̣t lợi thế nhất đi ̣nh đối với nhiều quốc gia vì nhờ đó mà sức ép v ề công ăn việc làm và đời sống bớt căng thẳng , q́c gia có được ng̀n ngoa ̣i tê ̣ nhất đi ̣nh để nhâ ̣p khẩu máy móc , thiết bi ̣ công nghê ̣…phu ̣c vụ CNH, HĐH. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế mă ̣t lợi thế này la ̣i kiềm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước khi khơng có chính sá ch đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình áp du ̣ng khoa ho ̣c công nghê ̣ , chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sản phẩm từ dạng sơ chế nguyên liệu sang những ngành công nghiệp chế biến sâu, và vì vậy mà duy trì quá lâu trạng thái cơ cấu sản xuất lạc hậu.

Dưới tác đô ̣ng của sự phát triển nhanh chóng của khoa ho ̣c và công nghê ̣ , giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên khơng phải là bất biến , mà có sự thay đởi khơng ngừng . Vì thế, viê ̣c phân bổ các nguồn lực vào những lĩnh vực khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển khoa ho ̣c công nghê ̣, mô ̣t nhân tố cho phép xác đi ̣nh quy mô kinh tế của viê ̣c phát triển mô ̣t lĩnh vực sản xuất nào đó trực tiếp dựa trên viê ̣c khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiê ̣n có của đất nước.

1.5.2. Nguồn lực con ngƣời

Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng sự chuyển đổi nhanh hay châ ̣m , hơ ̣p lý hay không hợp lý la ̣i do sự tác động chủ quan của con người . Hay nói cách khác nhân tố con người có ý nghĩa quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Nguồn lực con người ở đây được xem xét ở cả hai khía ca ̣nh đó là số lượng và chất lươ ̣ng. Quy mô nguồn nhân lực củng ảnh hưởng đến viê ̣c hình thành cơ cấu kinh tế . Đối với một số quốc gia , quy mô dân số và lao đô ̣ng nhỏ bé đã là mô ̣t trong những nguyên nhân khó phát triển ở mô ̣t số lĩnh vực , thâ ̣m chí phải “nhâ ̣p kh ẩu lao động” hoă ̣c có chính sách cu ̣ thể về nhâ ̣p cư . Ngược la ̣i, khá nhiều quốc gia đang phát triển có hiện tượng “dư thừa” lao động . Vì vậy , hình thành một cơ cấu kinh tế có khả năng “toàn du ̣ng lao đô ̣ng” la ̣i là mô ̣t trong những ưu tiên hàng đầu của ho ̣ . So với số lươ ̣ng nguồn nhân lực thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan tro ̣ng hơn để hình thành cơ cấu kinh tế , đă ̣c biê ̣t là đối với những ngành , những lĩnh vực đòi hỏi lao đô ̣ng qua đà o ta ̣o, tay nghề cao như mô ̣t số lĩnh vực di ̣ch vu ̣ gắn liền với công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i , những lĩnh vực sản xuất công nghiê ̣p cơ khí chế ta ̣o , điện tử , hóa dươ ̣c. Về phần mình, chất lượng nguồn nhân lực la ̣i là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo. Vì thế, các nhà kinh tế không chỉ chứng minh rằng , đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp nhất , và còn cho rằng đầu tư giáo du ̣c là loa ̣i đầu tư trực tiếp cho sản xuất chứ không phải đầu tư cho lĩnh vực xã hô ̣i.

1.5.3. Nguồn vốn

Nguồn vốn chính là nhân tố quan tro ̣ng luôn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế của mơ ̣t q́c gia . Có thể nói rằng , hầu hết các nư ớc đang phát triển đang bước vào quá trình CNH trong điều kiê ̣n mô ̣t nền kinh tế

nghèo nàn , nguồn vốn đầu tư luôn thiếu hu ̣t cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Ngày nay, dưới tác đô ̣ng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế với mô ̣t trong những đă ̣c trưng nổi bâ ̣t nhất đó chính là toàn cầu hóa tài chính , dòng chảy vốn đầu tư tài chính mang tính chất tồn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh , quy mô lớn, đã góp phần quan tro ̣ng vào viê ̣c tháo gỡ vấn đề thiếu hu ̣t về nguồn vốn đầu tư đối với cá c nước đang phát triển ; nhưng nhìn chung khát vốn vẫn là vấn đề nan giải đối với những quốc gia đang mong muốn đẩy nhanh quá trình CNH , HĐH. Vì lẽ đó, viê ̣c xác định cơ cấu kinh tế khơng thể khơng tính tới nguồn vốn đầu tư có thể huy đơ ̣ng được.

Do ha ̣n chế về quy mô và mức đô ̣ phân tán lớn , khuynh hướng thi ̣ trường của sự hình thành cơ cấu kinh tế là số lượng các doanh nghiệp s ẽ tập trung nhiều hơn ở những ngành cần ít vốn đầu tư , khả năng thu hồi vốn nhanh và cơng nghệ tr ình độ thấp. Điều đó cho thấy rằng ta ̣i sao những lĩnh vực như thương ma ̣i bán lẽ quy mô nhỏ, các ngành công nghiệ p dê ̣t may, giày dép, đồ chơi, công nghê ̣ lắp ráp điê ̣n tử , sơ chế nông sản ,…thường chiếm tỷ tro ̣ng cao trong giai đoa ̣n đầu của quá trình CNH của nhiều nền kinh tế mới CNH.

Tuy nhiên, tác độ ng củ a nhân tớ vớn đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của những nền kinh tế đang CNH trong thời đa ̣i ngày nay lại không phải chỉ đơn giản như vâ ̣y. Sự tác động của tồn cầu hóa và tính chất , mức đơ ̣ can thiê ̣p của nhà nước vào nền kinh tế, trước hết qua chính sách đầu tư có mô ̣t ý nghĩa rất to lớn đối với sự chuyển di ̣ch cơ cấu của nền kinh tế.

1.5.4. Khoa ho ̣c công nghê ̣

Trong thời đại ngày nay, khoa học – kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ diễn ra trên thế giới và trong nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế. Trước hết nó làm thay đổi vị trí của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của khoa học – công nghệ không những làm thay đổi các công cụ sản xuất theo hướng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, mà nó cịn làm thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới khoa học – công nghệ trong các ngành kinh tế. Từ đó làm cho năng suất lao động ngày càng tăng cao, tạo ra khả năng mở rộng sản xuất của các ngành truyền thống, đồng thời cịn tạo ra nhu cầu mới, hình thành nên các ngành sản xuất kinh doanh mới. Sự thay đổi về tốc độ phát triển của các ngành cũng như hệ thống các ngành mới chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới sự tác động của khoa học và công nghệ.

1.5.5. Các nhân tố về cơ chế chính sách

Với tư cách là mô ̣t loa ̣i nhân tố đô ̣c lâ ̣p, cơ chế chính sách thâ ̣t sự có tác đô ̣ng rất ma ̣nh đến xu hướng vâ ̣n đô ̣ng tổng quát của sự hình thành và chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu ngành , cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ của nền

kinh tế. Sự khuyến khích hay không khuyến khích , thâ ̣m chí cấm ngă ̣t đối với mô ̣t số lĩnh vực nào đó sẽ có tác đô ̣ng làm gia tăng mức tăng tr ưởng hay kiề m hãm , thâ ̣m chí loa ̣i bỏ mô ̣t số lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)