Phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo

3.2.1.2. Phát triển du lịch

Phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch bền vững (cơng bằng xã hội, bảo vệ mơi trường, tính bền vững kinh tế, bản sắc văn hóa, sản phẩm giá trị gia tăng cao để tăng doanh thu), tăng cường mối liên kết khu vực và liên kết giữa thành thị với nông thôn để xúc tiến du lịch, cơ hội và chia sẻ lợi ích về du lịch bình đẳng ở Quảng Nam.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch ở Quảng Nam chiếm 5.1% tổng mức đầu tư trong ngành du lịch tại Việt Nam. Các dự án đầu tư trong nước ở Quảng Nam cao hơn nhiều. Các dự án liên doanh và quốc tế chiếm 21 dự án với tổng giá trị là 1520.9 triệu đô la Mỹ. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang có187 dự án đầu tư quan trọng; Indochina Resort (30 triệu $), Khu Du lịch Nam Hải (35 triệu $) và Khu du lịch sinh thái Bãi Biển Rồng (4.15 tỷ $), chủ yếu ở các vùng ven biển từ Điện Ngọc

đến Cẩm An.

Thiếu nguồn cán bộ có trình độ và tay nghề cao ở cả cấp độ quản lý và điều hành là một trở ngại. Hiện nay, chỉ có 21.8% các đội ngũ lao động trong ngành được tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng trong các lĩnh vực khác nhau so với tổng số lao động. Trình độ ngoại ngữ cũng rất hạn chế.

Phát triển công nghiệp du lịch như là ngành kinh t ế trọng điểm tại tỉnh Quảng Nam thông qua các phương pháp tiếp cận sau đây:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch theo hướng giá trị, nhằm gia tăng các sản phẩm và dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao thông qua việc đánh giá lại các mục tiêu quy hoạch hiện tại cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc hơn, chẳng hạn như du lịch giáo dục tích hợp và thủ cơng mỹ nghệ cao cấp, kết hợp lồng ghép các hoạt động văn hóa và tâm linh của cộng đồng địa phương .

+ Tăng cường phương pháp tiếp cận theo hướng thị trường để đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành kinh tế du lịch.

Mở rộng khu vực cụm công nghiệp kết nối với du lịch và sinh thái du lịch, thông qua tăng cường sự tham gia của các cộng đồng nông thôn và ven đô thị vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xây dựng năng lực để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cho thị trường.

Tăng cường cách tiếp cận chuỗi giá trị để bán sản phẩm địa phương bao gồm sản phẩm nơng nghiệp (ví dụ: rau Trà Quế, gốm Thanh Hà, dệt Mã Châu) để kinh doanh du lịch, và bán sản phẩm địa phương bao gồm đồ thủ công mỹ nghệ và đặc sản địa phương trực tiếp cho khách du lịch.

Mở rộng hoạt động du lịch vùng Tây dọc theo đường Hồ Chí Minh bằng cách quy hoạch phát triển của một điểm du lịch trọng điểm của vùng Tây, bổ sung thêm vào địa bàn trọng điểm hiện tại (Hội An, Mỹ Sơn và khu vực ven biển ở phía Đơng)

Ưu tiên phát triển đường bộ, giao thông, cơ sở hạ tầng cơ bản để liên kết các tuyến đường du lịch văn hóa đầu tiên, tiếp theo là duy trì đường giao thơng từ các làng du lịch đến các điểm du lịch đó.

Phát triển gói du lịch tích hợp cấp vùng và tiếp thị du lịch cho miền Trung Việt Nam như một điểm đến du lịch chất lượng cao với nhiều hoạt động đa dạng.

Tăng cường đào tạo nghề và chiến dịch nâng cao nhận thức về: Cụm du lịch văn hóa Quảng Nam (Hội An, Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm), đào tạo các kỹ năng bao gồm phát triển sản phẩm du lịch địa phương tiêu chuẩn cao, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo kỹ năng khách sạn, và đào tạo về những công việc du lịch phi chính thức.

Củng cố lại các quy đ ịnh cho dịch vụ du lịch để đáp ứng yêu cầu trang bị các hệ thống xử lý môi trường.

 Trước hết gi ới thiệu và thực thi quy định / tiêu chuẩn về bảo vệ môi

trường rõ ràng và hệ thống chứng nhận xanh cho các doanh nghiệp ở Hội An và các điểm đến quan trọng.

 Ở cấp địa phương , các trường học và trung tâm dạy nghề tập trung vào chất lượng của các sản phẩm du lịch gắn với quản lý bền vững môi trường thiên nhiên nhằm tạo ra thị trường lâu dài hấp dẫn khách du lịch.

Lồng ghép quy hoạch phát triển du lịch bền vững với phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu. Tăng cường cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho phát triển du lịch góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm tái ta ̣o năng lượng , hệ thống quản lý chất thải để tránh các tác động bất lợi

Xây dựng quy hoạch phù hợp cho phép kết hợp phát triển kinh doanh quy mô lớn hơn và nhỏ hơn, dựa trên Quy hoạch tổng thể du lịch

Xây dựng và thực thi các quy định về hoạt động du lịch trong quy hoạch và phát triển khu vực biển và ven biển, với hình phạt nặng đối với hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc lặp lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 84 - 86)