Chuyển dịch cơ cấu ngàn hở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu của đề tài

1.6. Chuyển dịch cơ cấu ngàn hở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm

cho tỉnh Quảng Nam

1.6.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phƣơng

Nghiên cứu này chọn thành phố Đà Nẵng vì đây là đơn vị phát triển kinh tế đi đầu của khu vực miền Trung , đã đi trước Quảng Nam một giai đoạn; điều đó có nghĩa là giai đoạn đã qua của thành phố Đà Nẵng là giai đoạn sẽ tới của Quảng Nam. Ngoài ra, nghiên cứu chọn tỉnh Khánh Hịa vì tỉnh có nhiều đặc điểm tự nhiên và các ngành kinh tế có sự tương đồng với Quảng Nam, đặc biệt là hoạt động dịch vụ và du lịch. Khánh Hòa được xem là tỉnh có hoạt động du lịch rất hiệu quả. Mỗi địa phương có những thế mạnh và điểm yếu riêng, khơng có tỉnh nào giống hồn tồn Quảng Nam . Tuy nhiên, những thành công và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh này đều có thể là bài học tốt cho Quảng Nam.

1.6.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía bắc, tỉnh Đắc Lắc về phía tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía tây nam, tỉnh Ninh Thuận về phía nam, và Biển Đơng về phía đơng. Khánh Hịa có diện tích tự nhiên là 5197km². Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Khánh Hòa liên tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, đặc biệt là cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước đưa Khánh Hịa trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996 - 2005 là 9.6%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình qn 10.8%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân khoảng 11%/năm. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ - du lịch tăng từ 36.3% năm 1990 lên 38.4% năm 1995, lên 40.5% năm 2005 và tăng lên 43.5% năm 2010; công nghiệp – xây dựng tăng từ 19.1% năm 1990 lên 31% năm 1995, lên 41.6% năm 2005 và tăng lên 43.5% năm 2010. Công nghiệp và xây dựng tiếp tục có bước

phát triển, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo ra năng lực sản xuất mới. Ngành nông, lâm, thủy sản phát triển với nhịp độ khá, tuy nhiên tốc độ tăng bình qn theo từng giai đoạn có xu hướng giảm dần. Hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển tương đối vững chắc.

Đa ̣t được những thành công trên là do trong thời gian qua , tỉnh đã thu hút các nguồn vốn đầu tư vào ph át triển những sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm có cơng nghệ, hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung sức hồn thành các dự án công nghiệp lớn như tổ hợp lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp, dịch vụ lớn... để tạo sức bật cho nền kinh tế.

Đặc biệt t ỉnh đã tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợi thế trung tâm dịch vụ, du lịch của cả nước. Tập trung nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; kêu gọi đầu tư những giai đoạn tiếp theo của Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong để phát triển mạnh dịch vụ hàng không và hàng hải; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án du lịch ở Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong; triển khai nhanh việc quy hoạch sân bay Nha Trang thành trung tâm tài chính - thương mại... Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch… Tăng cường đầu tư các điểm du lịch ở địa phương để kích thích du lịch trong nước, đặc biệt chú trọng các giải pháp và danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.

Về lĩnh vực nông nghiê ̣p , tỉnh đã chuyển sang tập trung dồn sức vào những mă ̣t hàng có giá tri ̣ gia tăng cao mà tỉnh có lợi thế để hướng tới xuất khẩu như thủy sản và may mặc , đầu tư phát triển ma ̣nh ngành nuôi trồng thủy sản , xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiê ̣p chế biến chất lượng cao

1.6.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tp. Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư ở Viê ̣t Nam với diê ̣n tích tự nhiên 1256 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế , Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp Biển Đơng.

Trải qua 15 năm (1997 – 2011), kinh tế Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với xu thế chung của cả nước, tăng trưởng của thành phố trong giai đoạn 1997 - 2011 thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng của cả ba nhóm ngành: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hầu như liên tục đạt 2 chữ số với tỷ trọng tăng nhanh trong thời kỳ đầu và chậm lại từ năm 2009; tăng trưởng của ngành dịch vụ khá cao, đặc biệt từ năm 2006 - 2011, tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP của thành phố, chiếm tỷ trọng cao nhất trên 54.2% vào năm 2010; giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng bình quân 3.48%/năm, có tỷ trọng giảm đều phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm, thủy sản. Sự chuyển dịch này thể hiện qua từng giai đoạn như giai đoạn 1997 - 2000, tỷ trọng ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm dần từ 9.7%/năm xuống 7.9%/năm; ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (15.08%/năm). Giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của thành phố với tốc độ tăng trưởng bình qn rất cao 25.59%/năm, đóng góp nhiều nhất (10.66%) vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (15.98%). Chuyển dịch cơ cấu kinh kế giai đoạn 2006-2011 đã đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh của ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 19.01%, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn trước, đóng góp 8.97% vào tăng trưởng GDP bình quân năm (12.1%).

Để đa ̣t được những kết quả đó là do Đà Nẵng đã tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH , HĐH bằng cách tăng cường đầu tư vào phát triển cơ sở ha ̣ tầng và các khu công nghiê ̣p để thúc đẩy phát triển cơng nghiê ̣p , bên cạnh đó chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động, vốn từ ngành có hiệu suất thấp là nơng nghiệp sang các ngành có hiệu suất cao hơn là dịch vụ và công nghiệp , đă ̣c biê ̣t tăng cường đầu tư vào lĩnh vực di ̣ch vu ̣ . Năm 1997, vốn đầu tư vào ngành

dịch vụ là 453.1 tỷ đồng, chiếm 41.64% trong cơ cấu vốn đầu tư và xếp thứ hai sau ngành công nghiệp. Đến năm 2000, tổng số vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ là 1492.5 tỷ đồng, tăng lên gấp 2 lần, chiếm 63.27% và có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư của thành phố. Giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư cho khu vực dịch vụ dự kiến là 83000 - 85000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế.

Trong thờ i gian tới, Đà Nẵng sẽ ban hành chương trình tổng thể thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ và công nghiệp, với các mục tiêu và lộ trình thực hiện rõ ràng; tập trung chuyển dịch sâu trong nội bộ ngành dịch vụ với lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn; tạo bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin; phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở đào tạo tại chỗ và thu hút nhân tài; nhằm mu ̣c tiêu chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển những ngành ứng du ̣ng khoa ho ̣ c công nghê ̣ cao và ta ̣o ra giá tri ̣ gia tăng cao. Với những chủ trương đúng hướng, kịp thời; những giải pháp mang tính đột phá, đi trước đón đầu; tận dụng và khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương; phát huy tối đa nội lực từ sự đồng thuận, huy động các nguồn lực từ bên ngồi là những gì giúp Đà Nẵng thành công trong thời gian qua và là bài học kinh nghiệm quý báu mà Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát huy trong thời gian sắp tới.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm

Mô ̣t là, về chủ trương chuyển di ̣ch c ơ cấu kinh tế . Chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH luôn được các đi ̣a phương coi là mô ̣t giải pháp hàng đầu để chủ động hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, về quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu theo ngành kinh tế.

- Nhìn chung, các địa phương đều giảm tỷ trọng nông, lâm nghiê ̣p và thủy sản trong tổng nền kinh tế ; thay vào đó tăng tỷ tro ̣ng khu vực công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣ , tăng nhanh hàm lượng công nghê ̣ trong sản phẩm trong giai đoa ̣n tới.

- Chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ đă ̣c thù của mỗi đi ̣a phương , khai thác những lợi thế của mình cũng như tâ ̣n du ̣ng các điều kiê ̣n từ bên ngoài.

- Trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư vào l ĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tạo môi trường cho phát triển công nghiệp và xây dựng . Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực để chuẩn bi ̣ cho viê ̣c ứng du ̣ng công nghê ̣ cao vào sản xuất và di ̣ch vụ.

Kết luâ ̣n chƣơng 1.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành mô ̣t nước công nghiê ̣p cơ bản hiê ̣n đa ̣i thì viê ̣c chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa là điều tất yếu khách quan mà chúng ta cần phải thực hiê ̣n .

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, các mơ hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có thể thấy rằng:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tất yếu khách quan, là quá trình vận động theo những xu hướng mang tính quy luật chung và phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng nước, từng vùng theo những giai đoạn cụ thể nhất định.

- Nghiên cứ u những vấn đề lý luâ ̣n có tính quy luâ ̣t của quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế là mô ̣t yêu cầu cần thiết để chúng ta có thể nh ận biết mình đang ở đâu, ở bước đi nào trong quá trình ấy , và sẽ còn đi đến đâu , đi mấy bước nữa , đi hết bao lâu để thực hiê ̣n được mu ̣c tiêu đề ra.

- Để có được cơ cấu kinh tế ngành phù hợp cần đặt sự chuyển dịch cơ cấu trong mối quan hệ của nó với cơ cấu kinh tế chung của cả nước, có sự định hướng đúng về sự phát triển của từng ngành. Phải hiểu rõ các điều kiện phát triển cụ thể, các nhân tố tác động đến từng ngành, mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành.

- Phải có hệ thống các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế và chuyển dịch theo các định hướng đã xác định.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2000 – 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 34 - 39)